![]() |
Mỗi khi đến ngày chạy thận, 2 mẹ con Tấn Minh lại bắt 3 chặng xe buýt từ Tây Ninh lên Bệnh viện Nhi đồng 2. |
Quãng thời gian 10 năm dài đằng đẵng, chị Lam lần lượt dắt 2 con trai đi chạy thận ở Bệnh viện Nhi đồng 2. Khi con trai lớn Tấn Thông về bệnh viện người lớn ở Củ Chi thì lại đến lượt con trai nhỏ Tấn Minh.
Công việc bỏ lại, vợ chồng, con cái thậm chí có những ngày chẳng kịp nhìn mặt nhau, huống gì là chào hỏi hay tâm sự. Họ sống như con thoi suốt ngần ấy năm, đi lại thường xuyên giữa bệnh viện và nhà. Bao nhiêu tiền của do vợ chồng chị làm ra, vay mượn đều hết sạch.
Đến bây giờ, chúng tôi vẫn chẳng quên được hình ảnh 2 mẹ con dắt díu nhau ra bến xe buýt để bắt chuyến xe hướng về Tây Ninh. Để về đến nhà, họ phải đi 3 chặng, ngày nắng cũng như ngày mưa. Nhưng chị Lam chưa bao giờ từ bỏ hi vọng cứu con mình.
![]() |
Tấn Minh ngày càng yếu, thường xuyên phải nhập viện nên chi phí tốn kém nhiều hơn. |
Khi sức khỏe của bé Tấn Minh ngày càng suy yếu, thường xuyên phải nhập viện, cũng là lúc gia đình chị kiệt quệ. Chị đành cầu cứu Báo VietNamNet như nguồn hi vọng duy nhất lúc này.
Sau khi bài viết được đăng tải, nhiều nhà hảo tâm thương xót, đã ủng hộ trực tiếp cho mẹ con chị, cùng với số tiền hơn 70 triệu đồng bạn đọc ủng hộ thông qua tài khoản của Báo VietNamNet.
Chị Lam bùi ngùi: "Tôi không biết phải diễn tả cảm xúc lúc này như thế nào, chỉ biết vô cùng cảm ơn Báo VietNamNet và các nhà hảo tâm đã giúp đỡ cho các con tôi có tiền để chữa bệnh. Chúng tôi biết ơn nhiều lắm!".
Khánh Hòa
Đã nhiều ngày nay 2 dì cháu Mai lo lắng không ngủ được. Dịch covid khiến chị Hồng thất nghiệp, chẳng biết làm thế nào để kiếm được tiền đóng viện phí sắp tới cho đứa cháu tội nghiệp bị suy thận.
" alt=""/>Anh em Tấn MinhHọ ngồi chiếu hoặc gục xuống mệt mỏi trên những chiếc ghế dài, với túi trái cây cùng chai nước cầm cự. Khi bác sỹ gọi tên một ai đó, vài người lại chạy vội vào khu cấp cứu.
Bambang Siswanto và vợ cũng nằm trong số đó. Trước ngày trận đấu giữa Arema và Persebaya diễn ra, họ đã yêu cầu cậu con trai 19 tuổi - Putra Yuliazah ở nhà xem qua tivi.
Tuy nhiên, bất chấp lời khuyên của cha mẹ, chàng trai đang độ tuổi teen vẫn đến sân cùng với em họ của mình.
Khi cảnh sát bắn đạn hơi cay lên khán đài, đám đông CĐV hoảng loạn giẫm đạp chạy về phía cửa thoát hiểm. Putra Yuliazah bị ngất xỉu, còn cậu em họ không may tử vong.
Bambang Siswanto đau xót nói: "Tôi chuẩn bị đưa con trai về về nhà cùng với xác cháu trai. Hành động bắn hơi cay thật độc ác và tàn nhẫn".
Đêm hôm qua, hàng trăm fan hâm mộ CLB Arema đã tập trung bên ngoài sân Gajayana để cầu nguyện.
Nhiều người mặc đồ đen, mang theo hoa, nến và biểu ngữ in dòng chữ:"Xin hãy điều tra kỹ lưỡng thảm họa Arema Malang".
Tito Dwimauludi (28 tuổi) may mắn sống sót sau thảm kịch đã đến bày tỏ lòng tiếc thương với những CĐV Arema xấu số.
Anh chia sẻ: "Tôi sẽ không bao giờ đến sân xem bóng đá nữa. Bản thân đang cầu nguyện mong không còn vụ việc đau thương như thế này xảy ra trong tương lai."
" alt=""/>CĐV bàng hoàng, sẽ không đến sân xem bóng đá ở IndonesiaTrong 40 năm gắn bó với trường đại học này, thì có tới 30 năm, ông đảm nhiệm cương vị Trưởng bộ môn Lý luận và phương pháp dạy văn (Khoa Ngữ văn).
“Tôi luôn suy nghĩ là người thầy phải làm tròn sứ mệnh của mình, dạy học một cách xuất sắc. Khi nghỉ hưu, tôi trở về quê hương xây bảo tàng, lập trường học để giáo dục truyền thống cho học sinh” – Ông Cương nói.
Toàn cảnh Bảo tàng Hoa Cương tại xã Bình An, huyện Lộc Hà. |
Tiến sĩ Cương kể, thời còn học cấp 3, ông đã có ước mơ về một bảo tàng gia đình hoặc bảo tàng làng xã, quê hương.
Tiến sĩ Cương bên một số chiếc chum hình dạng lạ và hiếm gặp. |
Hàng chục chiếc chum có niên đại khác nhau được sắp xếp ngay ngắn. |
Ý tưởng đó đã thôi thúc ông âm thầm sưu tầm cổ vật trong nhiều năm qua.
Chiếc đế bằng đá dùng để giã gạo của những gia đình giàu có thời phong kiến
|
Tuy nhiên, đến đầu năm 2017, ông Cương mới bắt đầu xây dựng công trình Bảo tàng Hoa Cương. Bảo tàng được hoàn thành giai đoạn 1 vào tháng 7 vừa qua.
Nằm trên mảnh đất hơn 1.500m2, bảo tàng trưng bày hàng ngàn cổ vật có niên đại từ vài chục đến hàng trăm năm.
Những chiếc thuyền bằng tre được tiến sĩ Cương sưu tầm từ các làng chài ở Nghệ An. |
|
“Lưu giữ hiện vật quá khứ cũng là cách tái sinh hồn quá khứ, phục sinh những giá trị truyền thống” – Tiến sĩ Cương cho biết.
Bảo tàng Hoa Cương được chia làm 3 khu vực lưu giữ, bao gồm ngôi nhà 2 tầng trưng bày 4.000 hiện vật và 3.700 đầu sách, tài liệu quý hiếm. Khu vực vườn trước nhà trưng bày hàng trăm chiếc chum, cối đá cổ. Các hiện vật được trưng bày thể hiện nhiều phương diện trong đời sống người Việt, nhất là từ thời nhà Nguyễn đến nay.
Chiếc hũ đựng đầy tiền thời nhà Nguyễn còn nguyên vẹn cùng khối mộc hóa thạch.
|
Khu trưng bày các cổ vật nghề nông. |
Chiếc mâm bằng đồng cùng bộ sư tập liên quan đến tục ăn trầu của người Việt.
|
Ông Cương tâm sự, khó khăn nhất vẫn là việc sưu tầm cổ vật. Trước đây, khi mới xây dựng ý tưởng thì ông bận bịu với công việc dạy học, hàng chục năm sau, khi nhàn rỗi hơn thì cổ vật ít và khó sưu tầm hơn.
“Đơn cử như chiếc chum có niên đại vài trăm năm đang trưng bày ngoài kia, tôi phải đi lại mất 10 lần mới mua được. Họ cũng quý cổ vật như mình nên để thuyết phục họ bán là cả một quá trình”.
Khu vực trưng bày chum, cối đá nhìn từ trên cao. |
Tháng 7/2020, Bảo tàng Hoa Cương đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp Giấy phép hoạt động. Với ông Cương, đây là thành quả bước đầu ghi nhận những nỗ lực của bản thân. Sắp tới đây, ông sẽ tiếp tục lập các khu ẩm thực truyền thống, mở các chuyên đề trải nghiệm trên diện tích hàng héc-ta để phục vụ nhân dân.
“Tôi làm việc này xuất phát từ sứ mệnh của một nhà giáo. Mục đích của tôi phục sinh giá trị truyền thống để lưu giữ cho mai sau. Ngoài ra, tôi cũng mong muốn, bảo tàng sẽ trở thành một “trường học truyền thống” để các em học sinh đến tham quan, trải nghiệm và học hỏi” – Tiến sĩ Cương nói.
Lê Minh
Đề bài mà cô giáo Trần Thị Dung ra cho học sinh là: Cho cơm vào 2 cái lọ đặt xa nhau. Một lọ thường xuyên trút giận dữ hằn học. Một lọ nói lời yêu thương và chia sẻ niềm vui.
" alt=""/>Tiến sĩ văn học và 50 năm săn tìm 'báu vật' làng quê Việt