Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an. Tài khoản này được quản lý và xác thực qua ứng dụng định danh điện tử quốc gia do Bộ Công an phát triển (VNEID).
Người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử sẽ có nhiều lợi ích, như tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí vì không phải kê khai nhiều loại biểu mẫu, giảm tối đa các giấy tờ phải mang theo khi đi làm thủ tục hành chính công, và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ công trực tuyến.
Trong tài liệu phục vụ triển khai Đề án này, Công an thành phố Hà Nội giải thích rõ hơn ý nghĩa các mức độ định danh điện tử.
![]() |
Ý nghĩa định danh điện tử mức độ 1, 2
Với mức độ 1, tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của công dân kê khai đã được so sánh, đối chiếu tự động trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Khi đó, công dân có thể sử dụng một số tính năng cơ bản như phong chống dịch (khai báo y tế, thông tin tiêm chủng,...), giải quyết dịch vụ công trực tuyến (thông báo lưu trú, đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo tạm vắng,...).
Với mức độ 2, tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của cá nhân kê khai đã được xác minh bằng cả ảnh chân dung hoặc vân tay trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.
Khi đó, công dân có thể sử dụng tất cả các chức năng tiện ích mà ứng dụng VNEID cung cấp như: đăng ký tích hợp hiển thị các loại giấy tờ (giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế...), thực hiện các giao dịch tài chính như thành toán hóa đơn điện, nước, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chuyển tiền...
Anh Hào
Để hoàn tất đăng ký định danh điện tử, công dân cần thêm bước kích hoạt tài khoản. Trong Quyết định 34, bước hoàn tất này đã được hướng dẫn cụ thể.
" alt=""/>Ý nghĩa định danh điện tử mức độ 1 2Tuy vậy, một nhân vật bằng chuyến đi của mình đã khiến cả thế giới phải thay đổi suy nghĩ và đặt lòng tin vào loại phương tiện mới mẻ này. Đó chính là bà Bertha Benz, vợ của nhà sáng lập hãng Mercedes-Benz Karl Benz.
Người phụ nữ luôn đặt lòng tin tuyệt đối vào chồng
Ngành công nghiệp ô tô đã trải qua một chặng đường dài hơn 130 năm kể từ khi Karl Benz, người sáng lập Mercedes-Benz tạo ra những chiếc xe chạy bằng động cơ xăng đầu tiên. Cùng với chồng, Karl Benz, bà Bertha Benz là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử xe hơi.
Họ đã cùng nhau đứng tên trong bằng sáng chế tạo ra chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới chạy bằng động cơ xăng vào năm 1886. Sau đó, họ đã tiếp tục chế tạo được hai chiếc ô tô với động cơ xăng có công suất dao động từ 1,5 đến 3 BHP (mã lực phanh).
![]() |
Bà Bertha Benz sinh năm 1849, không chỉ được biết đến là vợ của Karl Benz mà sức ảnh hưởng của bà còn vượt ra ngoài một hãng xe. (Ảnh: Wikipedia) |
Karl Benz là một kỹ sư tuyệt vời, nhưng ông đã phải vật lộn giữa chất lượng chiếc xe với “cơm áo gạo tiền” để tạo nên thành công cho mình. Thật may mắn, bà Bertha vợ ông luôn đứng phía sau và ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần. Bà luôn động viên Karl rằng, ông đang đi trên con đường đúng đắn và những sản phẩm của ông là tuyệt vời.
Bertha hiểu những phát minh và cải tiến của chồng mình có ý nghĩa như thế nào đối với thế giới. Thế nhưng, để vượt ra khỏi hạn chế và định kiến với xe hơi, đồng thời thương mại hoá được sản phẩm và chứng minh nó có thể thay thế xe ngựa, khách hàng cần phải được kiểm chứng.
Và Bertha đã không ngại ngần tự đứng ra thực hiện một chuyến đi dài chưa từng có để chứng minh chiếc ô tô chạy xăng hoàn toàn có thể làm tốt hơn những cỗ xe ngựa vào thời điểm đó.
Giấu chồng tự lái xe và chuyến đi có một không hai
Vào tháng 8 năm 1888, Bertha nổi tiếng cả nước Đức khi bà cùng hai con trai có chuyến đi xa bằng chính một trong những phương tiện gia đình của họ, chiếc Benz Patent Motorwagen Model III. Bertha bắt đầu chuyến đi từ Mannheim đến quê nhà Pforzheim dài gần 200 km, nhưng lại giấu chồng.
Bà chỉ để lại cho chồng một mảnh giấy nhắn rằng 3 mẹ con đã đi về quê ngoại. Tuy nhiên, Bertha lại không thông báo cho Karl biết rằng bà đang lấy một trong những chiếc xe của ông để di chuyển. Karl chỉ nhận ra Bertha đã lấy một chiếc ô tô để đi khi phát hiện một chiếc bị biến mất trong nhà máy của mình.
Đoạn phim về chuyến đi đặc biệt của bà Bertha Benz cùng các con mình vào năm 1888. (Nguồn: Youtube)
Đó thực sự là một hành trình khó khăn đối với 3 mẹ con bà Bertha, không chỉ là bà quên đường đến Pforzheim mà còn là việc bà gặp khó khăn để khởi động và vận hành chiếc xe. Bà đã phải vừa đi vừa sửa xe như một người thợ máy. Làm sạch bộ chế hòa khí với cây trâm cài tóc, sử dụng nịt bít tất để làm dây cách nhiệt,...
Ngoài ra, Bertha cũng gặp vấn đề trong việc giữ mát cho động cơ. Mỗi khi có cơ hội, ba mẹ con lại tìm nước để dội vào động cơ để làm mát. Là người có kinh nghiệm, bà biết rằng nếu không được làm mát, chiếc xe có thể sẽ “nằm đường”.
Khi đang ở giữa đường, bà thấy bình xăng đã gần như cạn kiệt. Vì vậy, 3 mẹ con phải dừng lại ở một tiệm bán hoá chất bên đường để nạp thêm nhiên liệu. Tiệm hoá chất này vẫn tồn tại cho đến ngày nay và được coi là trạm xăng đầu tiên trên thế giới.
Chiếc xe này có động cơ khá yếu. Nó yếu đến nỗi, mỗi lần lên dốc, các con trai của Bertha xuống để đẩy. Việc xuống dốc cũng không dễ dàng khi phanh đã bị mòn đáng kể. Trên hành trình trở về, Bertha dừng lại để nhờ một người thợ giày da lót thêm một lớp đệm lót bằng da cho phanh xe. Người này cũng được coi là người đầu tiên chế tạo ra má phanh.
![]() |
Một trong những chiếc xe đầu tiên được vợ chồng Benz sáng chế. (Ảnh: Mercedes-Benz) |
Chỉ vài ngày sau, Bertha và hai con trở về nhà một cách an toàn, điều này khiến Karl Benz vô cùng thích thú. Và đây được coi là chuyến đi đường dài đầu tiên của một chiếc ô tô.
Tuy nhiên, thành công của nó đối với thế giới còn lớn hơn nhiều. Bertha đã chứng minh cho các nhà phê bình và cả thế giới rằng, ô tô hoàn toàn có thể thay thế xe ngựa và đây là phương tiện chính để di chuyển cho những chuyến đi dài trong tương lai.
Chính chuyến đi này cũng đưa tên tuổi của Bertha Benz cũng như hãng xe của chồng mình nổi như cồn và bà được coi là người phụ nữ có ảnh hưởng nhất đến lịch sử ngành công nghiệp ô tô thế giới.
Hoàng Hiệp (Theo History of Yesterday)
Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hầu hết chủ xe đều trang bị thêm cho "xế cưng" những món phụ kiện để tăng thêm tiện ích cũng như trang trí. Đây là những lựa chọn đáng cân nhắc để lắp trên xe của phụ nữ.
" alt=""/>Bertha Benz: Người phụ nữ có ảnh hưởng lịch sử ô tô thế giớiNgoài ra, việc quy định thời gian đợi sau tiêm cũng có thay đổi, đối với người trên 65 tuổi và có bệnh lý nền, cần phải theo dõi sau tiêm 30 phút. Trường hợp sức khoẻ bình thường sẽ rút ngắn thời gian theo dõi sau tiêm xuống 15 phút. Các quy trình tiêm chủng trong lúc tiêm, sau tiêm, cấp cứu vẫn thực hiện đúng theo quy định Bộ Y tế để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người tiêm.
Theo thông kê từ Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, tính đến tối 31/7, số vắc xin được phân bổ cho TP.HCM là 3 triệu liều, số liều đã tiêm đã đạt 1,3 triệu.
HCDC cho biết, theo tiến độ vắc xin được nhập về Việt Nam, tính đến ngày 31/7, tỷ lệ tiêm được phân bổ cho TP đã bao phủ được khoảng 22,3% nhu cầu tiêm chủng cho người từ 18 tuổi trở lên (tương ứng khoảng 3 triệu liều).
Ngày 31/7, TP.HCM đã nhận 1 triệu trong tổng số 5 triệu liều vắc xin Sinopharm. Dự kiến trong tháng 8/2021, sẽ có thêm 5 triệu liều được phân bổ để TP nâng dần tỷ lệ bao phủ tiêm chủng cho người dân.
Tú Anh
Theo Bộ Y tế, đây là lô vắc xin nhập khẩu đầu tiên của TP.HCM do Công ty TNHH một thành viên Dược Sài Gòn (Sapharco) ký kết hợp đồng mua và nhập khẩu dưới sự ủy quyền của UBND TP.HCM.
" alt=""/>TP.HCM đã tiêm 622.558 liều vắc xin Covid