“Hạt giống tâm hồn” tập đầu tiên mang đến câu chuyện ý nghĩa giúp các bạn trẻ biết nên sống chậm lại để còn kịp mang đến hạnh phúc cho người thân,ạtGiốngTâmHồnCôgáihốihậnvìmảihẹnhòbỏmặcmẹlấynướcmắtkhángiảmu vs burnley đặc biệt là Mẹ.
“Hạt giống tâm hồn” tập đầu tiên mang đến câu chuyện ý nghĩa giúp các bạn trẻ biết nên sống chậm lại để còn kịp mang đến hạnh phúc cho người thân,ạtGiốngTâmHồnCôgáihốihậnvìmảihẹnhòbỏmặcmẹlấynướcmắtkhángiảmu vs burnley đặc biệt là Mẹ.
Smartphone không cần màn hình lớn?
Đây là định kiến đầu tiên mà Samsung phá vỡ với Galaxy Note. Vào thời điểm những năm đầu của cuộc cách mạng smartphone, màn hình điện thoại ở mức ngoài 3 inch đã là rất lớn. Tháng 2/2011, chiếc Galaxy S II với màn hình 4,3 inch ra mắt đã khiến mọi người trầm trồ vì màn hình Super AMOLED với chất lượng hiển thị xuất sắc và rất… khổng lồ.
Chỉ vài tháng sau, Samsung tiếp tục phá vỡ giới hạn về kích thước màn hình khi công bố Galaxy Note đời đầu với màn hình 5,3 inch. Kích thước này lớn đến nỗi những reviewer thời kỳ đó không biết gọi Note là gì, bởi nó lớn hơn hẳn so với một chiếc điện thoại, nhưng lại nhỏ hơn một chiếc máy tính bảng. Cuối cùng, người ta cũng nghĩ ra tên gọi cho thiết bị “khổng lồ” này: phablet, sự kết hợp giữa phone và tablet.
![]() |
Tuy nhiên, đến giờ chúng ta đều biết rằng 5,3 inch là kích thước khá… bình thường đối với một chiếc smartphone hiện đại. Bàn tay con người không hề to ra, nhưng những tiến bộ về thiết kế để “gọt” mỏng phần viền cùng với sự thích ứng với những màn hình lớn khiến nhu cầu những chiếc smartphone màn hình lớn ngày càng cao.
![]() |
Từ một smartphone “cá biệt”, giờ đây những chiếc smartphone màn hình lớn như Note đã trở thành chuẩn mực chung của thị trường
Bút stylus trên smartphone không hữu ích?
Sự phát triển của các công nghệ đôi khi là một vòng tròn, khi những công nghệ quay trở lại với dạng hoàn thiện hơn. Còn nhớ trước khi thời kỳ cách mạng smartphone bắt đầu, thiết bị thông minh bỏ túi là những chiếc PDA với bút stylus cảm ứng thiếu chính xác.
Màn hình cảm ứng đa điểm đã làm thay đổi hoàn toàn nhu cầu sử dụng bút stylus. Chỉ sau vài năm, người dùng gần như đã quên đi bút cảm ứng là gì. Đó là lý do sự xuất hiện của bút S Pen trên chiếc Note đã gây ngạc nhiên đến vậy. Không hẳn là bị phản đối, nhưng S Pen vẫn đối mặt nhiều nghi ngờ khi mới ra mắt.
Là sản phẩm hợp tác với Wacom, hãng sản xuất bảng vẽ điện tử hàng đầu thế giới, S Pen sở hữu nhiều khả năng đặc biệt như viết ghi chú nhanh, vẽ hình với độ chính xác cao hay thao tác với tài liệu.
Không chỉ là thiết bị viết, vẽ hay nhập liệu, chiếc bút này còn có thể giúp người dùng dịch thuật, điều khiển từ xa, cắt dán hình ảnh, thậm chí tạo ảnh hay tin nhắn động. Đây đều là những sự bổ sung để đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
![]() |
Samsung nhanh chóng chứng minh rằng S Pen thực sự là một tính năng khác biệt |
Samsung không phải hãng duy nhất cố gắng tạo ra trải nghiệm sử dụng tốt hơn với bút. Sau thành công của Note, những chiếc bút cảm ứng bắt đầu xuất hiện trở lại trên smartphone. Tuy nhiên những sản phẩm cố gắng sao chép sự thành công của Note thiếu đi những tính năng hữu ích của S Pen, điều đã làm cho Note khác biệt ngay từ đầu.
Smartphone không thể làm việc thay máy tính?
Những chiếc smartphone giờ đây đã thay thế rất nhiều thứ, như sổ và bút bi, lịch, đồng hồ báo thức, máy chụp ảnh du lịch và hơn thế nữa. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều người giữ định kiến rằng smartphone không đủ khả năng thay thế máy tính.
Quả thực nếu chỉ gói gọn trong thiết bị nằm trong lòng bàn tay, smartphone khó có thể thay thế hoàn toàn cho một cỗ máy tính với màn hình lớn, phím chuột đầy đủ. Tuy nhiên, Samsung đã biết cách đưa hai trải nghiệm này vào một với thiết bị Samsung DeX.
Là chữ viết tắt của ”Desktop eXperience” và được công bố cùng dòng Galaxy Note8, DeX thực sự phát huy tác dụng khi kết hợp cùng những chiếc Samsung Galaxy Note. Với hiệu năng mạnh mẽ, Galaxy Note8 vốn không hề e ngại những tác vụ công việc, bút S Pen thậm chí đôi lúc còn linh hoạt hơn cả chuột máy tính.
![]() |
DeX giúp chiếc Note trở thành một chiếc CPU thu nhỏ. Với khả năng kết nối hàng loạt thiết bị, thậm chí xuất hình lên máy tính và kết nối mạng Ethernet, điều mà nhiều laptop hiện đại vẫn còn chưa thực hiện mượt mà bằng. Với Samsung DeX, chiếc Galaxy Note hoàn toàn có thể “biến hình” thành một cỗ máy tính sẵn sàng làm việc mọi lúc, mọi nơi cho người dùng.
![]() |
Chân dung Galaxy Note10 trước thềm ra mắt hé lộ thiết kế và tính năng cao cấp dành cho người dùng trẻ, năng động |
Trong thế giới công nghệ, tạo ra xu hướng là mong muốn của tất cả những kẻ tham gia cuộc chơi. Tuy nhiên chỉ những người có năng lực thực sự, cùng khả năng thấu hiểu những nhu cầu của người tiêu dùng mới có thể phá vỡ những định kiến, tạo ra xu hướng mới cho thị trường.
Nhìn lại xuyên suốt lịch sử của Galaxy Note, có thể nhận thấy đây chính là hình mẫu của một kẻ phá vỡ giới hạn và nâng tầm trải nghiệm. Bên cạnh cấu hình, thiết kế hay tính năng, chính cá tính này của Galaxy Note đã biến dòng sản phẩm này thành một tượng đài trong làng công nghệ.
Thu Hằng
" alt=""/>Samsung Galaxy NoteApple III là bản nâng cấp cho dòng Apple II khá thành công. Theo Business Insider, Apple III được quảng cáo nhanh hơn gấp đôi, bộ nhớ nhiều hơn 2 lần người tiền nhiệm.
Apple III được bán với giá 3.815 USD kèm màn hình. Dòng máy bị ngừng sản xuất vào năm 1984 với chỉ 65.000 chiếc được bán ra.
20. Macintosh XL (1984): 3.995 USD
Ban đầu, Macintosh XL có tên Lisa 2/10 do "vay mượn" nhiều công nghệ từ máy tính Lisa. Khi bán ra, thiết bị đổi tên thành Macintosh XL và được quảng cáo là "chiếc Macintosh cao cấp đầu tiên".
Người dùng Lisa được nâng cấp miễn phí lên Macintosh XL, song nếu không sở hữu Lisa, bạn phải mua chiếc máy với giá 3.995 USD.
19. Macintosh SE/30 (1989): 4.900 USD
SE/30 là thế hệ máy tính nhỏ gọn thứ 2 của Macintosh, nhỏ hơn Macintosh IIx nhưng mạnh mẽ hơn. Đi kèm với ổ cứng, Macintosh SE/30 có giá 4.900 USD. Apple "khai tử" thiết bị này chỉ sau một năm, vào tháng 10/1990.
18. Pro Display XDR (2019): 4.999 USD
Chiếc màn hình được Apple giới thiệu cùng Mac Pro 2019 tại WWDC 2019 với kích thước 32 inch, độ phân giải Retina 6K (6016x3384 pixel). Kích thước của màn hình này lớn hơn 40% so với màn hình 5K trước đây, với công nghệ phân cực cho màu sắc chính xác ngay cả khi nhìn lệch góc.
17. Macintosh IIcx (1989): 5.369 USD
Đây là bản kế nhiệm của chiếc Macintosh IIx. Thiết kế module giúp dễ dàng sản xuất và lắp ráp. Tại lễ ra mắt, giám đốc Apple Jean-Louis Gassée còn trình diễn ráp chiếc IIcx ngay trên sân khấu.
16. Macintosh II (1987): 5.498 USD
Ra mắt trước Macintosh IIcx, Macintosh II là chiếc máy tính module đầu tiên của Apple, cũng là chiếc Mac đầu tiên có thể hiển thị trên màn hình màu bằng GPU rời. Phiên bản Macintosh II sử dụng đĩa mềm có giá 3.898 USD, nhưng bản đi kèm ổ cứng 40MB có giá đến 5.498 USD.
15. PowerBook G3 (1997): 5.699 USD
Đây là mẫu laptop mở đầu cho dòng PowerBook G3 khá thành công của Apple, tiếc là máy chỉ có mặt trên thị trường 6 tháng trước khi bản kế nhiệm được trình làng.
14. Macintosh Quadra 700 (1991): 5.700 USD
Đây là chiếc máy tính đầu tiên của Apple có dạng hình hộp chữ nhật đứng. Trước đây, máy tính Apple đều có thùng ngang, màn hình đặt lên trên.
13. Mac Pro (2019): 5.999 USD
Phiên bản mới nhất trong dòng máy cao cấp Mac Pro ra mắt cách đây 2 tháng, trang bị CPU Intel Xeon tối đa 28 nhân, tương thích với thành phần Afterburner của Apple mang đến khả năng phát 3 đoạn video 8K RAW cùng lúc. Dự kiến Mac Pro 2019 sẽ bán ra vào mùa thu năm nay.
12. PowerBook 3400c (1997): 6.500 USD
Khi ra mắt, Apple quảng cáo đây là "chiếc laptop nhanh nhất thế giới" với tốc độ tương đương máy Mac để bàn, điều mà rất ít laptop thời đó đạt được.
11. Apple LaserWriter (1985): 6.995 USD
Điểm nổi bật của máy in laser Apple là nó có thể sử dụng chung bởi hơn 12 máy tính Macintosh. Tính theo tỉ giá hiện nay, thiết bị có giá lên đến gần 16.000 USD. LaserWriter cũng là một trong những máy in laser đầu tiên trên thị trường đại chúng.
10. Mac Pro (2013): 6.999 USD
Trước khi có Mac Pro 2019, chiếc Mac Pro mới nhất có thể mua là phiên bản ra mắt từ năm 2013. Dù ra mắt vào lúc nào, Mac Pro vẫn luôn là dòng máy trạm cao cấp cho mục đích sử dụng chuyên nghiệp. Phiên bản tiêu chuẩn của Mac Pro 2013 có giá 2.999 USD, nhưng phiên bản cao nhất với CPU 12 nhân, RAM 64GB, ổ cứng 1TB có giá đến 6.999 USD.
9. MacBook Pro (2016): 7.049 USD
MacBook Pro là dòng laptop mạnh mẽ của Apple cho đối tượng người dùng "nặng đô". 2016 là năm đầu tiên hãng áp dụng thanh cảm ứng Touch Bar cho dòng MacBook Pro thay cho dải phím chức năng truyền thống. Với phiên bản màn hình 15 inch tùy chọn cao nhất (CPU 2.9GHz, SSD 4TB, RAM 32GB, GPU Vega 20), cái giá mà bạn phải trả vào thời điểm ấy là 7.049 USD.
8. Macintosh Portable (1989): 7.300 USD
Tháng 9/1989, Apple giới thiệu chiếc máy tính "di động" đầu tiên. Gọi là di động cho "sang" vì không cần cắm điện để sử dụng, thực chất chiếc máy này nặng hơn 7kg, hơn cả một quả bóng bowling. Tính theo hiện nay, giá bán của Macintosh Portable lên đến 14.300 USD.
7. Twentieth Anniversary Macintosh (1997): 7.499 USD
Còn gọi là TAM, đây là chiếc máy tính kỷ niệm 20 năm Apple với thiết kế lạ mắt. Thiết bị cũng được xem là "ông tổ" của iMac với thiết kế all-in-one, tất cả linh kiện nằm sau màn hình.
Ngoài thiết kế, điểm nổi bật khác của TAM so với những sản phẩm khác chính là giá bán lên đến 7.500 USD. Tuy nhiên sau chưa đầy một năm, Apple đã giảm giá TAM xuống còn 1.995 USD để xả kho, ngừng sản xuất.
6. Macintosh IIci (1989): 8.800 USD
Đây là bản nâng cấp của chiếc IIcx với bộ nhớ RAM nhiều hơn, thiết kế đẹp hơn một chút. Máy có giá 8.800 USD cho phiên bản ổ cứng 40MB.
5. Macintosh IIx (1988): 9.369 USD
Khi ra mắt Mac IIx, Apple quảng cáo rằng chiếc máy tính này sẽ giúp hãng "củng cố vị thế trong thị trường doanh nghiệp và giáo dục". Phiên bản ổ cứng 30MB của Mac IIx có giá 9.369 USD.
4. Apple Lisa (1983): 9.995 USD
Nếu xem bộ phim về tiểu sử Steve Jobs của Aaron Sorkin năm 2015, bạn sẽ nhớ đến Apple Lisa. Trong phim, nhân vật Jobs (do Michael Fassbender thủ vai) luôn cho rằng chiếc máy tính không được đặt tên theo con gái ông (Lisa), nhưng cuối cùng vẫn phải thừa nhận nó.
Bán ra vào năm 1985, mức giá cao của Apple Lisa cũng dễ hiểu bởi đây là chiếc máy tính điều khiển bằng chuột đầu tiên có hệ thống giao diện người dùng đồ họa.
3. Macintosh IIfx (1990): 12.000 USD
Tại thời điểm IIfx ra mắt, Apple đã sản xuất máy tính được 14 năm và bán 15 mẫu khác nhau. Apple quảng cáo Mac IIfx là mẫu máy tính siêu nhanh, nhưng bị đánh giá thấp hơn nhiều mẫu PC khác vào thời điểm ấy.
2. iMac Pro (2017): 13.199 USD
Đây là chiếc máy tính đắt nhất từng được Apple bán dành cho những người dùng chuyên nghiệp, cần sức mạnh xử lý siêu khủng khiếp cho những công việc khủng khiếp.
Phiên bản tiêu chuẩn của iMac Pro có giá 4.999 USD, nhưng tùy chọn cao nhất sẽ đẩy giá lên đến 13.199 USD.
1. Apple Watch Edition (2015): 17.000 USD
Thật bất ngờ khi sản phẩm đắt nhất trong lịch sử từng được Apple bán lại thuộc về một thiết bị nhỏ xíu đeo trên tay.
Bán ra vào năm 2015, Apple Watch phiên bản tiêu chuẩn có giá chỉ 349 USD. Apple còn giới thiệu dòng Edition, giá bán khởi điểm 10.000 USD cho phiên bản vỏ vàng hồng, và lên đến 17.000 USD cho phiên bản vàng 18-karat.
Do mức quá quá cao, ít người mua, Apple Watch Series 2 dòng Edition chỉ có vỏ gốm, giá 1.300 USD, và đến Series 3 thì dòng Edition đã không còn nữa.
Phúc Thịnh
" alt=""/>21 sản phẩm Apple đắt nhất lịch sử