Vào đúng ngày nhân vật Marty McFly "Trở về tương lai" trong loạt phim khoa học viễn tưởng đình đám cùng tên, Đại học Stanford đã ra mắt một chiếc GMC DeLorean của riêng mình với khả năng vô cùng đặc biệt: "lết bánh" (drift) khi vào cua. Được gọi tên riêng là MARTY, xe này là một phần trong dự án của quá trình nghiên cứu các hệ thống xe tự lái của Stanford.
Với tên gọi đầy đủ là "Multiple Actuator Research Test bed for Yaw Control" (Thiết bị Thử nghiệm Nhiều bộ dẫn động để kiểm soát mức độ lệch đường), MARTY là kết quả hợp tác nghiên cứu của giáo sư Chris Gerdes, các sinh viên Stanford John Goh và Shannon McClintock, cũng như Renovo Motors, công ty cung cấp động cơ điện cho chiếc xe tự lái này.
Bên cạnh các tính năng tân tiến nhất của năm 2015 (động cơ điện và khả năng tự lái), MARTY có trọng tâm là khả năng "lết bánh" khi vào cua. Mặc dù hình thức vào cua lết bánh sẽ không giúp cho các tay đua vượt qua các khúc cua một cách nhanh chóng, những chiếc xe tự lái có thể dùng hình thức này để tránh tai nạn trong giây phút. Trong đoạn video trình diễn phía trên, bạn có thể chiêm ngưỡng khả năng lết bánh siêu việt của MARTY:
MARTY được xây dựng dựa trên một chiếc 1981 DeLorean DMC-12, chiếc xe đóng vai trò cỗ máy thời gian đưa các nhân vật chính đi xuyên thời gian trong bộ phim nói trên. Để tạo ra MARTY, đội ngũ nghiên cứu đã phải gỡ bỏ động cơ và hộp số của chiếc DeLorean, thay thế bằng một hệ thống trợ lái điện, đồng thời tùy chỉnh hệ thống treo để giúp chiếc xe này có thể vào cua một cách dễ dàng.
Phiên bản DeLorean gốc không thể thực hiện được những tính năng độc đáo như MARTY nhưng vẫn được lựa chọn là bởi ĐH Stanford đã muốn chọn một chiếc xe đến từ một nhà sản xuất tầm trung có dẫn động sau - những tiêu chuẩn mà DeLorean đáp ứng một cách hoàn hảo. Các tác giả của MARTY cũng khẳng định những chiếc xe động cơ xăng thông thường sẽ không thể có khả năng kiểm soát lực kéo ngang ngửa với động cơ điện trên MARTY.
" alt=""/>Stanford phát triển xe điện tự lái có khả năng... drift!Nhóm nghiên cứu đến từ Viện công nghệ Massachusetts (MIT), đại học Georgia và Viện Thông tin Max Planck (Đức) này hiện đã có thể "huấn luyện" cho phần mềm nhận diện chính xác xem người dùng đang nhìn vào đâu trên màn hình điện thoại hoặc máy tính bảng.
Độ chính xác của phần mềm ngày càng được cải thiện theo thời gian khi hệ thống thu thập dữ liệu nhiều hơn. Để đạt được khả năng này, các nhà nghiên cứu đã tạo ra ứng dụng có tên GazeCapture, giúp thu thập dữ liệu về cách thức người dùng nhìn chiếc điện thoại trong các môi trường khác nhau.
GazeCapture sử dụng camera trước của điện thoại để ghi lại các chuyển động mắt. Dữ liệu sau đó sẽ được dùng để "huấn luyện" phần mềm iTracker (hiện đã chạy trên iPhone). Camera điện thoại sẽ ghi lại khuôn mặt người dùng, trong khi phần mềm sẽ phân tích các thông tin như vị trí, hướng đầu và mắt để xem người dùng đang tập trung vào điểm nào trên màn hình.
Theo nhóm nghiên cứu, tới nay đã có khoảng 1.500 người sử dụng ứng dụng GazeCapture. Khi số lượng người dùng tăng lên 10.000, độ chính xác về nhận dạng của iTracker sẽ được nâng lên cấp độ mới.
" alt=""/>Phần mềm giúp điều khiển smartphone bằng mắt