Tổng cộng hơn 15,2 ngàn tỉ đồng đổ vào sòng bạc Rikvip/Tip.club qua các kênh thanh toán online và offline. Những ai được hưởng lợi? Phải nói là khá nhiều. Trước hết là hai đầu sỏ Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam: Dương hưởng khoảng 1.600 tỉ đồng. Dương đã kí hợp đồng bảo kê với nguyên Cục trưởng C50 Nguyễn Thanh Hóa theo đó sẽ chi cho Nguyễn Thanh Hóa 20% những gì Dương được hưởng. Nhóm Phan Sào Nam và Hoàng Thành Trung hưởng khoảng 1.850 tỉ đồng. Các cổng thanh toán trung gian hưởng 258,4 tỉ đồng, trong đó riêng cổng thanh toán Giải trí số đã bỏ túi 217,8 tỉ, chiếm hơn 84%. Ba nhà mạng lớn đã được ghi nhận hưởng chiết khấu 1.402 tỉ đồng (tương đương 16% tổng giá trị thẻ viễn thông đã nạp là 9.296 tỉ đồng, chiếm tới 97% tổng số tiền thanh toán qua phương thức online); rồi còn bao nhiêu loại thẻ game… Tất nhiên cũng còn rất nhiều "miệng ăn" khác nữa chưa được nêu tên ra cụ thể.
Điều đó cũng lí giải phần nào thực tế là, đường dây cờ bạc Rikvip hay các đường dây cờ bạc khác trên online có thể lôi kéo được nhiều đối tượng và nhiều phía dự phần đến như thế. Bởi tất cả đều có phần và chỉ có con bạc là đối tượng duy nhất phải gánh chịu. Sự mê hoặc của lợi nhuận "khủng" có được bằng một cách không quá khó khăn đã liên kết những lòng tham lại với nhau bất chấp hành vi phi pháp.
Trong những ngày qua, tổng số tiền chiết khấu 1.402 tỉ đồng ba nhà mạng lớn được hưởng từ giá trị thẻ nạp để đánh bạc trên Rikvip đã gây xôn xao dư luận. Có luồng ý kiến cho rằng nhà mạng "ăn dày", "ngồi mát ăn bát vàng". Có luồng ý kiến nhìn nhận vấn đề còn nghiêm trọng hơn: Nhà mạng tiếp tay cho game cờ bạc. Song cũng có luồng ý kiến tỉnh táo: Cần làm rõ rất nhiều những "miệng ăn" liên quan như thế nào đến Rikvip; trong trường hợp này nhà mạng có biết một lượng thẻ nạp của mình được dùng đánh bạc hay không, và nếu biết thì tại sao lại vẫn tiếp tục hợp tác với các cổng thanh toán để dòng tiền chảy vào Rikvip?
Thẳng thắn mà nói, khi bất cứ người tiêu dùng nào mua thẻ cào, thì nhà mạng không dại gì từ chối. Tuy nhiên, người dùng dùng thẻ cào ấy vào việc gì, thì chưa chắc nhà mạng biết được. Song điều đó không có nghĩa là mãi mãi không thể biết được. Bởi với một quãng thời gian dài, từ số tiền chiết khấu 16% nhà mạng được hưởng đều đặn, không lẽ nhà mạng không tìm hiểu đối tác "con gà đẻ trứng vàng" bên kia là doanh nghiệp nào và hoạt động cung cấp những loại dịch vụ gì mà lại ngốn nhiều thẻ cào đến như vậy. Thậm chí trong quá trình đàm phán hợp tác chấp nhận thanh toán, nhà mạng hoàn toàn có thể yêu cầu bên kia cho biết rõ đang vận hành trò game gì, nội dung như thế nào…, để từ đó mới đề ra phương thức hợp tác cũng như quyền lợi đi kèm. Có lẽ cần có những thông tin điều tra sâu hơn nữa để làm rõ những điều này gắn với trách nhiệm của từng cá nhân phía nhà mạng ra sao.
Dư luận đặt câu hỏi nếu nhà mạng không biết rõ, thì liệu có dễ được hưởng mức chiết khấu "khủng" đến 16%?
Đã xoáy vào chuyện biết hay không biết, biết rõ đến mức như thế nào, có lẽ ngoài các cá nhân và đơn vị của những kẻ cầm đầu đường dây cờ bạc online ngàn tỉ, thì các cổng thanh toán chính là nhân tố biết tuốt nhưng "ngậm miệng ăn tiền". Dòng tiền từ ngân hàng đổ vào sòng bạc Rikvip tổng cộng 168 tỉ đồng.
Các cổng thanh toán trực tuyến đóng một vai trò quan trọng trong vụ án sòng bạc Rikvip/Tip.club nói riêng và các hoạt động giao dịch online nói chung, trong đó có thương mại điện tử, giải trí online… và đặc biệt là cờ bạc online. Không có thanh toán điện tử, thì thương mại điện tử cũng như các loại hình giải trí online, game online khó mà phát triển mạnh được. Song một thị trường thanh toán online lỏng lẻo không được kiểm soát đã và đang dẫn đến nhiều hệ lụy như khơi dòng chảy cho dòng "tiền đen", làm "chảy máu" ngoại tệ không thể kiểm soát được, thất thu thuế cũng như các nghĩa vụ liên quan của các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam.v.v…
Biết là hành vi phi pháp nhưng vì gắn với chuyện làm ăn và quyền lợi, lợi nhuận cho nên nhiều bên đã im lặng. "Im lặng là vàng" bởi tất cả các bên im lặng đều được hưởng lợi những khoản không hề nhỏ từ hàng triệu con bạc chơi để giải trí cho vui, chơi vì "cơm gạo", chơi vì "khát nước"…
" alt=""/>Con bạc Rikvip gánh bao nhiêu “miệng ăn”?Sáng 19/3/2018, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đã có công văn gửi đến Bộ Công an, Bộ TT&TT, Ban tuyên giáo Trung ương đề nghị các đơn vị cùng hỗ trợ, vào cuộc xác thực, xử lý những thông tin thất thiệt xung quanh phương pháp sinh con “thuận tự nhiên” được đăng tải trên mạng xã hội thời gian qua.
Theo nội dung văn bản, ngày 14/3/2018, tài khoản Facebook có tên Minh Phương đưa thông tin về một sản phụ tham gia lớp tập huấn về sinh con “thuận tự nhiên” với chi phí 15 triệu đồng. Theo thông tin Facebook này tung ra, sau khi được tập huấn, bà mẹ đã không đến cơ sở y tế mà tự sinh con tại nhà. Trong quá trình chuyển dạ, mẹ kiệt sức, con bị ngạt nên hai mẹ con tử vong.
Thông tin này đã được lan truyền nhanh chóng gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác chăm sóc sức khỏe, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân của toàn ngành y tế cũng như trật tự an toàn xã hội.
Trong công văn, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đại diện Bộ Y tế khẳng định: “Về phương diện chuyên môn, sinh con tại nhà là phản khoa học, có thể gây ra những tai biến nghiêm trọng như vỡ tử cung, băng huyết, nhiễm trùng dẫn đến tử vong cho bà mẹ và trẻ sơ sinh”.
Liên quan đến vụ việc, hiện Bộ Y tế đang chỉ đạo các địa phương, phối hợp cơ quan chức năng xác minh, kiểm chứng độ xác thực về các trường hợp sinh con theo phương pháp “thuận tự nhiên”, trong đó có trường hợp tử vong mẹ và trẻ sơ sinh lan truyền như trên.
Bộ Y tế đề nghị Bộ TT&TT chỉ đạo các đơn vị chức năng xác minh, kiểm chứng độ xác thực của thông tin từ tài khoản Facebook có nick name Minh Phương; xử lý các tập thể, cá nhân đăng tải thông tin thất thiệt, phản khoa học gây hoang mang trong dư luận xã hội theo quy định của pháp luật.
" alt=""/>Bộ Y tế đề nghị ngăn chặn truyền bá phương pháp sinh con “thuận tự nhiên” trên mạng xã hộiBắt nhịp nhanh chóng cùng cuộc cách mạng công nghệ 4.0, với 3 mũi nhọn cơ bản: Cơ sở dữ liệu lớn (Big Data); Internet vạn vật (Internet of Things) và Trí tuệ nhân tạo (AI), Công ty cổ phần (CTCP) EM & AI (tầng 3 toà nhà F-Home, số 16 Lý Thường Kiệt, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), đã mạnh dạn đầu tư và phát triển sản phẩm Chatbot đầu tiên chuyên về ẩm thực tại thị trường Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng.
GonJoy được “khai sinh” xuất phát từ những vấn đề đơn giản mà các nhà sáng lập EM & AI gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Có lúc (và cũng thường lặp lại) câu chuyện rằng, phải "mất một ít thời gian" để trả lời câu hỏi thường tình “Trưa nay nên ăn gì?” hay “Tối nay đi ăn ở đâu ?”.
Bởi nhịp điệu cuộc sống “dân văn phòng” ngày càng đòi hỏi rất nhiều người trong chúng ta, càng lúc càng bỏ ra nhiều thời gian và đầu óc, tâm sức cho công việc. Thực tế, những bữa ăn hàng ngày càng bị coi nhẹ và không đảm bảo.
Nếu có một trợ lý ảo (nhưng rất thông minh) hiểu được những món ăn mình ưa thích, phù hợp với túi tiền và đặc biệt là cân đối dinh dưỡng, đảm bảo sức khoẻ là điều mà những “bậc cha mẹ khai sinh ra GonJoy” và Công ty EM & AI hướng tới” – Chị Bùi Hoàng Khoa Nguyên – Chủ tịch Hội đồng Quản trị EM & AI cho biết.
" alt=""/>Đà Nẵng: Sản phẩm Chatbot đầu tiên về ẩm thực vươn ra thị trường châu Âu