Thông báo của tòa nêu rõ các phiên tòa liên quan đến khiếu nại của bà Mạnh Vãn Châu về việc bị giới chức Canada bắt giữ và yêu cầu dẫn độ của Mỹ, sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 7/2020 và tháng 4/2021.
Hồi tháng 5/2020, một thẩm phán Canada đã ra phán quyết đối với hành vi “lừa gạt ngân hàng” mà Mỹ cáo buộc bà Mạnh Vãn Châu cũng là hành vi vi phạm pháp luật tại Canada.
Phán quyết này dập tắt hy vọng của bà Mạnh Vãn Châu về việc sớm được phóng thích.
Bà Mạnh Vãn Châu bị Canada bắt giữ hồi tháng 12/2018 theo cáo buộc của Mỹ rằng bà này phạm tội gian lận để “lách” lệnh trừng phạt chống Iran.
Sự việc đã đẩy Canada vào “thế kẹt” trong mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc.
Trong một động thái được giới phân tích cho là để trả đũa Ottawa, Trung Quốc đã bắt giam 2 công dân Canada là Michael Kovrig và Michael Spavor với cáo buộc hoạt động gián điệp, đồng thời hạn chế khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc đối với một loạt nông sản của Canada.
Ngày 19/6 vừa qua, Trung Quốc truy tố hai công dân Canada này với tội danh tình nghi hoạt động gián điệp nước ngoài và tiết lộ bí mật nhà nước.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đầu tuần này cũng đã yêu cầu Trung Quốc trả tự do cho hai công dân người Canada nói trên.
Theo Vietnam+
Cơ quan tình báo Canada từng cảnh báo việc bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, con gái nhà sáng lập Huawei, có thể gây tác động chính trị trên toàn cầu.
" alt=""/>Phiên tòa về dẫn độ CFO Huawei tới Mỹ kéo dài đến cuối tháng 4/2021Biểu tượng Apple
“Người khổng lồ” công nghệ Apple từ lâu đã chủ yếu dựa vào việc bán các sản phẩm phần cứng của mình như iPhone, máy tính xách tay Mac cùng những thiết bị khác. Nếu so sánh với những tên tuổi lớn như Google hay Microsoft, không khó để nhận thấy rằng các công ty này lại có một cách tiếp cận khác. Họ xây dựng một chiến lược sản phẩm thay thế thông qua phát triển các nền tảng đám mây của riêng mình, qua đó vừa mở rộng quy mô ứng dụng vừa thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo.
Còn đối với Apple, dù có kế hoạch tập trung vào việc hợp lý hóa và mở rộng các phần mềm và dịch vụ dựa trên điện toán đám mây như iCloud, Apple Music, News Plus trên 1,5 tỷ thiết bị, “Táo khuyết” vẫn dựa chủ yếu vào Amazon Web Services (AWS), một công ty con của Amazon chuyên cung cấp các giải pháp cho vấn đề cơ sở hạ tầng mạng. Theo một thống kê không chính thức, Apple trả 30 triệu USD/tháng cho AWS và cũng là một trong những khách hàng lớn nhất của công ty này.
Rõ ràng, Apple hiểu tầm quan trọng của một cơ sở hạ tầng đám mây ổn định trong việc cung cấp trải nghiệm khách hàng thống nhất và liền mạch trên các sản phẩm của họ. Và đó là lý do tại sao giới quan sát nhận định Apple sẽ có thể học hỏi Amazon và nhanh chóng xây dựng một cơ sở hạ tầng đám mây của riêng mình để duy trì danh tiếng cho thương hiệu.
Bài học từ Amazon và AWS
Khi mới thành lập vào năm 1994, Amazon chỉ là một cửa hàng sách trực tuyến. Song với đà tăng trưởng vượt bậc, doanh nghiệp này nhận thấy họ cần phải mở rộng quy mô kinh doanh một cách hiệu quả mà vẫn đảm bảo hệ thống xử lý nội bộ không gặp lỗi nào. Do vậy, vào năm 2000, Amazon bắt đầu phát triển một dịch vụ thương mại điện tử có tên Merchant.com cho phép các thương nhân bên thứ ba xây dựng các cửa hàng trực tuyến của họ trên nền tảng Amazon.
Nhưng kết quả khi đó của Merchant.com lại là một mớ hỗn độn. Amazon nhận ra rằng họ đã tạo ra một hệ sinh thái phát triển không có tổ chức, do đó không thể tách biệt các dịch vụ cần thiết để xây dựng giao diện phát triển tập trung.
Vì vậy, bước đầu tiên trong việc xây dựng AWS là phân tách mớ hỗn độn trên thành các giao diện lập trình ứng dụng (API) có cấu trúc rõ ràng. Điều này đã giúp Merchant.com hoạt động trơn tru hơn, đồng thời cũng tạo tiền đề cho cách xây dựng những công cụ nội bộ theo hướng có tổ chức và kỷ luật hơn trong tương lai cho Amazon.
Ông Andy Jassy, Giám đốc điều hành AWS và sau đó là Giám đốc nhân sự của Amazon, đóng một vai trò khá quan trọng trong giai đoạn này. Khi đang đi tìm lý do cho việc chậm trễ trong phát triển ứng dụng dù tài nguyên và nguồn nhân lực đổ vào ngày càng tăng, ông nhận thấy các nhà phát triển đã dành phần lớn thời gian để thiết lập các cơ sở hạ tầng giống nhau cho mỗi ứng dụng. Vì vậy, ông và nhóm của mình bắt đầu tạo ra các dịch vụ cơ bản có thể được sử dụng lại cho mọi ứng dụng.
Vào năm 2003, nhóm điều hành dự án đã thực hiện một bài chạy thử xác định năng lực cốt lõi của hệ thống công ty, bao gồm cung cấp nhiều lựa chọn sản phẩm, xử lý đơn hàng và tiến hành giao hàng.
Nhưng khi đi sâu nghiên cứu hơn, nhóm nhận thấy các kỹ sư Amazon cũng thành thạo hơn trong việc điều hành các dịch vụ cơ sở hạ tầng mạng như điện toán, lưu trữ thông tin và cơ sở dữ liệu. Hơn thế nữa, kỹ năng điều hành các trung tâm dữ liệu của họ cũng được nâng cao và các nhà phát triển của Amazon hoàn toàn có thể mở rộng những trung tâm này mà vẫn hiệu quả về mặt chi phí.
Chính tại thời điểm đó, ý tưởng về AWS đã dần nhen nhóm. Để rồi ba năm sau, vào năm 2006, dịch vụ điện toán đám mây đầu tiên của Amazon chính thức được triển khai với cái tên ban đầu là Amazon Elastic Compute Cloud. Với điện toán đám mây, doanh nghiệp không cần mua và duy trì hàng trăm, thậm chí hàng nghìn máy tính. Tất cả những phần mềm, dịch vụ, tài nguyên… sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên Internet và người dùng có thể truy cập chúng tại bất kỳ thời điểm nào và từ bất kỳ đâu, miễn là có kết nối mạng.
Không thể phủ nhận rằng với sự ra mắt của AWS, “đại gia” thương mại điện tử Amazon đã cách mạng hóa phương thức quản lý trung tâm dữ liệu và lưu trữ các ứng dụng. Nhờ lợi thế của người tiên phong, AWS vẫn luôn giữ thứ hạng cao nhất trong không gian điện toán đám mây, dù Microsoft đã ra mắt Azure và gần đây là Google Cloud đã bắt đầu đặt dấu ấn của họ trong lĩnh vực này.
Apple đang “nối gót” Amazon?
Trong vài năm qua, Apple đã hứng chịu nhiều lời chỉ trích từ hàng triệu người dùng trên toàn thế giới liên quan tới tốc độ chậm chạp, ảnh bị rò rỉ, App Store bị gián đoạn hoạt động... Những điều này đang ảnh hưởng đến hình ảnh của Apple - một thương hiệu tập trung vào trải nghiệm người dùng hơn bất kỳ điều gì khác.
Do vậy, không khó để tin rằng Apple đang xây dựng kế hoạch tăng cường cơ sở hạ tầng điện toán đám mây để đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng như App Store, iCloud, iTunes, Apple Music mà không cần phụ thuộc bên thứ ba.
Nhưng so với những gã khổng lồ công nghệ khác như AWS, Google và Microsoft, Apple đã bị tụt lại phía sau trong cuộc đua phát triển nền tảng đám mây cho khách hàng. Cho tới nay các dịch vụ đám mây của Apple chỉ được thiết kế cho các dịch vụ của riêng họ và cho khách hàng cá nhân. “Táo khuyết” chưa hề tập trung chiến lược vào khách hàng doanh nghiệp, khác với những “đại gia” công nghệ lớn nêu trên.
Song điều này có thể đang dần thay đổi. Có những dấu hiệu cho thấy Apple đã tập trung hơn vào việc xây dựng một nền tảng đám mây cho các ứng dụng và dịch vụ khác.
Vào năm 2016, Apple đã cố gắng tập hợp nhóm phát triển Siri, iCloud và Maps của mình “về cùng một nhà” - một động thái tái cấu trúc để hỗ trợ phát triển dịch vụ đám mây tốt hơn. Năm 2018 Apple tiết lộ kế hoạch đầu tư 10 tỷ USD vào việc xây dựng các trung tâm dữ liệu. Sang năm 2019, Apple gia nhập tổ chức chuyên về điện toán đám mây Cloud Native Computing Foundation.
Theo một báo cáo hồi cuối tháng 5/2020 của trang tin công nghệ Protocol, Apple đang đẩy nhanh việc tuyển dụng các kỹ sư phần mềm có chuyên môn về điện toán đám mây. Protocol cho rằng với những nhân sự bao gồm các kỹ sư từng làm việc cho AWS và Google, Apple cuối cùng đã nghiêm túc về việc phát triển nền tảng đám mây của riêng mình, tận dụng sức mạnh của những phần mềm có sẵn và những đột phá công nghệ liên quan tới container (một ứng dụng với tất cả các thư viện, tệp tin nhị phân, tệp tin cấu hình cần thiết để chạy một phần mềm trên mọi môi trường hoạt động).
Apple hiện vẫn chưa thực sự tiến vào lĩnh vực điện toán đám mây. Nhưng khi cân nhắc tới tất cả những động thái mới đây, giới quan sát cho rằng Apple hoàn toàn có thể thay đổi cuộc chơi trên thị trường này.
Theo Baotintuc
Apple vẫn bứt phá rất mạnh mẽ và giành được lòng tin của các nhà đầu tư dù đại dịch Covid-19 vừa gây ra nhiều khó khăn cho Táo khuyết.
" alt=""/>Apple chuẩn bị 'lấn sân' sang lĩnh vực điện toán đám mây?Ngoài việc cung cấp hỗ trợ mạng 4G và 5G, M1 còn thu thập dữ liệu để đánh giá hiệu suất và vùng phủ sóng của mạng di động trong khu vực vận hành, cũng như thực hiện tối ưu hóa tham số mạng và thực hiện các phương pháp giảm thiểu can nhiễu.
Nhà mạng M1 cũng sẽ đánh giá việc sử dụng các công nghệ 4G và 5G để tạo điều kiện cho việc định vị vị trí địa lý được tăng cường cho tất cả các giai đoạn của hệ thống drone sử dụng dữ liệu của mạng di động, mà sẽ cho kết quả định vị chính xác hơn các công nghệ dựa trên Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu hiện tại. M1 cũng sẽ đánh giá các cải tiến hiệu suất mạng về độ ổn định của kết nối, thời gian hoạt động và thông lượng dữ liệu khi kết hợp giữa mạng 4G và 5G.
Ngoài ra, M1 có kế hoạch hợp tác với doanh nghiệp địa phương TeamOne Technologies để thiết kế và xây dựng modem truyền thông 5G được chứng nhận dành cho hàng không phục vụ cho các hoạt động bay trong đô thị. Thiết bị này sẽ được kiểm tra và tối ưu hóa trong các thử nghiệm.
Ngoài các thử nghiệm ven biển, M1 và Airbus cũng có kế hoạch tiến hành thử nghiệm kết nối cho các khu vực trên đất liền, điều này sẽ cho phép cả hai công ty khai thác mối quan tâm ngày càng tăng đối với các hệ thống drone từ các ngành công nghiệp khác nhau.
Nhà sản xuất máy bay Airbus sẽ cung cấp một hệ thống drone để thử nghiệm nhằm đảm bảo cho các hoạt động bay đáp ứng các yêu cầu về độ an toàn và quy định của các cơ quan chức năng. Việc thử nghiệm này sẽ giúp hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn 5G, tính khả thi và yêu cầu của chúng đối với các ứng dụng bay trong khu vực đô thị cũng như hoạt động của hệ thống drone trên toàn thành phố trong tương lai trong môi trường đô thị và ven biển của Singapore. Mục đích ở đây sẽ là thiết lập các giao thức cho việc áp dụng an toàn 5G như một công nghệ cốt lõi để tạo thuận lợi cho các thiết kế và hoạt động của drone.
Theo M1, 5G có thể cung cấp thông tin liên lạc chính xác, an toàn và đáng tin cậy hơn cho các thiết bị drone. Trước đây, M1 cũng đã hợp tác với Đại học Công nghệ Nanyang thử nghiệm thiết bị drone dựa trên mạng 4.5G.
Giám đốc điều hành của M1, Manjot Singh Mann cho biết: “Sự hợp tác này giữa M1 và Airbus đóng vai trò là một thử nghiệm thực sự để định hình tương lai của các công nghệ bay trong khu vực đô thị bằng cách sử dụng mạng 5G độc lập tiên tiến”.
Năm ngoái, IMDA đã công bố nhiều sáng kiến khác nhau nhằm thúc đẩy đổi mới và áp dụng công nghệ 5G tại Singapore, bao gồm một gói hỗ trợ trị giá 40 triệu đô la Singapore (khoảng 29,53 triệu USD) để xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ như thử nghiệm công nghệ 5G và phục vụ cho nghiên cứu và phát triển.
Tháng trước, IBM đã tiết lộ kế hoạch hợp tác với M1 và Samsung để phát triển và thử nghiệm các ứng dụng cho lĩnh vực sản xuất khai thác 5G cũng như các công nghệ khác như trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật. Theo quan hệ đối tác, IMDA sẽ chia sẻ các ứng dụng và kết quả từ các cuộc thử nghiệm với các doanh nghiệp địa phương và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp sản xuất, cũng như những người tham gia khác trong hệ sinh thái 5G địa phương.
Phan Văn Hòa (theo ZDnet)
Một nghiên cứu vừa tiết lộ Huawei đang sở hữu đa số bằng sáng chế liên quan tới công nghệ 5G, nhiều hơn hẳn so với các công ty của Mỹ.
" alt=""/>Nhà mạng di động Singapore hợp tác với Airbus để thí điểm 5G cho drone