
Một mẫu concept thế hệ iPhone thứ 5 của Apple.
Trong vụ xuân 2024, Hoà Lạc IEC công bố đã thu mua hàng trăm tấn lúa cho bà con nông dân tham gia liên kết. Sau khi thu mua, công ty triển khai sấy, chế biến gạo thành phẩm, đóng bao gói và bán ra thị trường.
Để sản phẩm đến được đông đảo người tiêu dùng, ngoài sản phẩm được bày bán tại các của hàng thực phẩm sạch trên địa bàn Hà Tĩnh, Hoà Lạc IEC còn lập Fanpage gạo hữu cơ Hoà Lạc - Cẩm Xuyên và thúc đẩy quảng bá sản phẩm trên các nền tảng degital marketing như sàn giao dịch thương mại điện tử, facebook, zalo,… cũng như tham gia các hội chợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Trong thời gian tới, công ty dự định mở rộng ra thị trường Hà Nội, TP.HCM và tiến tới phủ khắp các thành phố lớn trong nước, đồng thời hoàn thiện các tiêu chí để tiến tới xuất khẩu sang các thị trường cao cấp.
Theo đại diện công ty Hoà Lạc IEC, với những ưu điểm vượt trội về hương vị, độ dẻo ngọt vị lá dứa cùng giá cả hợp lý, đặc biệt là chất lượng gạo được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ nên sản phẩm gạo hữu cơ của công ty được khách hàng đánh giá cao, lựa chọn tin dùng.
Cũng theo đại diện công ty, hiện sản phẩm gạo mang thương hiệu Hoà Lạc Agri đã được nhiều khách hàng biết đến, nhu cầu sử dụng cũng đang tăng lên. Công ty đang có kế hoạch mở rộng diện tích lúa sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ ở các huyện khác. Mục tiêu của công ty đến 2030 đạt 1.000ha liên kết, trong đó có tối thiểu 200 - 300ha đạt chứng nhận hữu cơ.
“Thời gian làm việc cho doanh nghiệp Nhật về giải pháp, thiết bị trong ngành nông nghiệp đã giúp tôi có những trải nghiệm, hiểu rõ những khó khăn, bất cập mà người nông dân đang gặp phải trong quá trình sản xuất lúa gạo, như đầu ra của lúa gạo gặp khó khăn, giá thành bấp bênh, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học... Đây là động lực để tôi nỗ lực liên kết sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, bao tiêu sản phẩm lúa gạo, sản xuất lúa gạo hữu cơ theo đúng tiêu chuẩn”, anh Dương Thế Hoàng chia sẻ.
Trong thời gian tới, công ty Hòa Lạc IEC tiếp tục cung cấp dịch vụ mạ khay - máy cấy theo công nghệ Nhật Bản, các loại phân bón, chế phẩm sinh học đạt tiêu chuẩn cho sản xuất hữu cơ dưới hình thức hỗ trợ vốn không tính lãi và tiền vốn sẽ được khấu trừ vào tiền bán sản phẩm của bà con nông dân vào cuối vụ.
Để hỗ trợ nông dân sản xuất đúng quy trình hữu cơ, Hòa Lạc IEC đã cử cán bộ thường xuyên bám sát đồng ruộng, hướng dẫn người dân sử dụng các sản phẩm tự nhiên nhằm cung cấp dinh dưỡng và quản lý sâu bệnh cho cây lúa. Công ty còn ký hợp đồng với đơn vị tư vấn nhằm hỗ trợ bà con thực hành sản xuất hữu cơ và đánh giá chứng nhận sản phẩm lúa đạt tiêu chuẩn hữu cơ và hướng đến các tiêu chuẩn hữu cơ của Nhật Bản, Mỹ, EU.
Anh Dương Thế Hoàng cho biết thêm, lựa chọn khởi nghiệp từ nông nghiệp là một lựa chọn không dễ dàng song với đam mê, ý chí thực hiện dự án với đa mục tiêu về môi trường, sức khoẻ người sản xuất, người sử dụng và cùng nông dân làm giàu, công ty đang nỗ lực từng ngày để hoàn thiện quy trình, nâng cao năng lực sản xuất để cung cấp cho thị trường sản phẩm gạo hữu cơ chất lượng có giá hợp lý nhất có thể.
“Sản xuất lúa gạo hữu cơ là hướng tới một nền nông nghiệp bền vững. Công ty đang có định hướng mở rộng và sâu hơn trong chuỗi giá trị lúa gạo dựa trên nền tảng chia sẻ lợi ích với người nông dân và quản lý nghiêm ngặt vùng nguyên liệu nhằm tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, tạo niềm tin cho khách hàng. Ngoài ra, Hoà Lạc Agri cũng lên kế hoạch xây dựng tổ hợp nhà máy chế biến gạo hiện đại tại Hà Tĩnh với quy mô lò sấy 200 tấn/ mẻ, 20.000 tấn gạo/ năm”, anh Hoàng cho hay.
Doãn Phong
" alt=""/>Gạo hữu cơ Hà TĩnhLuật vừa được thông qua đã "xóa địa giới hành chính" trong khám chữa bệnh (Ảnh: BHXH VN).
Ông Hòa cho biết, một điểm nhấn là trong Luật là các quy định được thiết kế hướng đến việc "xóa địa giới hành chính" trong khám chữa bệnh.
Luật quy định đồng bộ với Luật Khám chữa bệnh về phân cấp chuyên môn thành 3 cấp gồm: Chuyên sâu, cơ bản và ban đầu.
Trong đó, việc chuyển cơ sở khám chữa bệnh không phụ thuộc vào tuyến (xã, huyện, tỉnh, trung ương như trước) tạo điều kiện tối đa cho người bệnh, giảm thủ tục hành chính khi chuyển cơ sở khám chữa bệnh.
Bên cạnh đó, việc đăng ký khám chữa bệnh ban đầu có quy định, tiêu chí rất rõ ràng. Người đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở cấp cao sẽ được khám chữa bệnh ở cấp thấp hơn.
Đặc biệt là việc người tham gia bảo hiểm y tế được hưởng 100% mức hưởng khi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế cấp cơ bản hoặc cấp chuyên sâu trong trường hợp chẩn đoán xác định, điều trị một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Như vậy, đối với một số trường hợp mắc các bệnh hiếm, hiểm nghèo, cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao... người bệnh không cần phải chuyển tuyến theo quy định mà vẫn được hưởng 100% mức hưởng.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Luật cũng quy định khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, đảm bảo quyền lợi cho người bệnh khi phải mua thuốc bên ngoài…
Bên cạnh đó, Luật cũng quy định về trách nhiệm của Bộ Y tế trong rà soát và cập nhật thường xuyên phác đồ điều trị để bảo đảm thuận tiện trong khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế; quy định về đánh giá sự hợp lý của việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh...
"Đây là những cải cách lớn, tạo thuận lợi rất nhiều cho người dân trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ, thống nhất với Bộ Y tế trong triển khai đồng bộ, đồng thời truyền thông rộng rãi cho người dân hiểu", Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hòa nói.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chỉ đạo Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Trung tâm Giám định Bảo hiểm y tế và Thanh toán đa tuyến chủ động, bám sát các bộ, ngành liên quan tham gia xây dựng Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện.
Đồng thời, cơ quan này chuẩn bị nội dung để truyền thông, tập huấn, hướng dẫn cho bảo hiểm xã hội các địa phương.
Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố chủ động lên kế hoạch, phương án để triển khai Luật ngay từ những ngày đầu có hiệu lực; kịp thời đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế.
" alt=""/>Bệnh hiểm nghèo không cần chuyển tuyến, hưởng bảo hiểm y tế 100%Với tư cách Chủ tịch luân phiên ABPA nhiệm kỳ 2022 - 2023, Hội Xuất bản Việt Nam đề xuất tiếp tục nghiên cứu, thực hiện sáng kiến "One ASEAN", thông qua Hiệp hội thúc đẩy quan hệ giao lưu hợp tác giữa nhà xuất bản của các nước. Từ đó, học hỏi kinh nghiệm, trao đổi bản quyền trong khu vực, thực hiện mục tiêu làm đa dạng bản sắc ASEAN, đưa khu vực thành trung tâm xuất bản, từng bước vươn tầm thế giới.
Kế đến, thành lập trung tâm bản quyền trực thuộc ABPA nhằm giới thiệu sách của các nhà xuất bản thuộc các hiệp hội thành viên, góp phần thúc đẩy giao dịch bản quyền nội khối và chia sẻ thông tin để kịp thời xử lý hành vi vi phạm bản quyền.
Cuối cùng, tổ chức Giải thưởng sách ASEAN với ban giám khảo gồm chủ tịch các hội xuất bản thành viên ABPA cho ý kiến về các nguyên tắc, quy chế và tiêu chí lựa chọn sách viết về chủ đề ASEAN bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ địa phương kèm bản dịch tiếng Anh. Đồng thời, tổ chức cuộc bình chọn các tác phẩm hay theo chủ đề để cùng nhau xuất bản tại các quốc gia.
Hội Xuất bản dự kiến tổ chức Hội sách quốc tế tại TP.HCM vào tháng 4/2024 cùng Hội thảo quốc tế Tác động của chuyển đổi số lên hoạt động xuất bản và con đường phát triển của ngành xuất bản các nướcthuộc khuôn khổ sự kiện.
Đoàn Malaysia hoàn toàn ủng hộ sáng kiến "One ASEAN" do Việt Nam đề xuất bởi những năm qua, ngành xuất bản các nước Đông Nam Á hầu như tự thân nỗ lực, thiếu sự chung tay, hòa hợp. Đại diện đoàn tin rằng đã đến lúc các thành viên cần đoàn kết, hợp tác chặt chẽ.
Các thành viên ABPA đồng tình với đề xuất của Hội Xuất bản Việt Nam. Một số thành viên quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ, cho rằng có thể là rào cản của giải thưởng.
Theo đại diện Singapore, có thể học hỏi mô hình tổ chức của giải Nobel Văn học. "Giải thưởng đã trao cho hơn 100 tác giả đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy ngôn ngữ không hoàn toàn là vấn đề, ASEAN không thiếu những nhà văn xứng đáng. Chúng ta nên tập trung vào vấn đề ý chí, nguồn lực và kinh phí", ông nói.
Cuối hội nghị, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam Phạm Minh Tuấn đề xuất thành viên Malaysia sẽ làm Chủ tịch luân phiên ABPA nhiệm kỳ 2024 - 2025, nhận được sự đồng thuận của toàn bộ thành viên có mặt.
Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á (ASEAN Book Publishers Association - ABPA) là cộng đồng thân thiện, nơi hợp tác, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm của các nhà xuất bản ở khu vực Đông Nam Á và đối tác trong ngành. Hội Xuất bản Việt Nam là thành viên đồng sáng lập ABPA vào năm 2005.