Trụ sở UBND và HĐND TP.HCM.
Tiếp đó là sự kiện Lễ đón đoàn khách đến TP.HCM đầu năm 2024 được tổ chức ngày 01/01/2024 tại Ga đến quốc tế, sân bay Tân Sơn Nhất.
Đây là sự kiện thường niên của ngành du lịch thành phố, là hoạt động thể hiện nét văn hóa của thành phố mang tên Bác đến bạn bè du khách gần xa. Đồng thời, đây cũng là hoạt động khởi đầu cho những nét đột phá mới của ngành du lịch TP.HCM trong năm mới.
Tiếp đó những chuỗi sự kiện Chương trình Xuân Quê hương năm 2024 dành cho kiều bào, Lễ hội Tết Việt 2024 từ ngày 18 – 21/1/2024.
Chuỗi sự kiện chợ hoa Tết nguyên đán Giáp Thìn – 2024. Theo đó, chợ hoa Tết cấp thành phố được tổ chức tại Công viên 23 tháng 9, quận 1 (khu A, khu B); Công viên Gia Định, quận Phú Nhuận - quận Gò Vấp (Khu A, B và Khu C) và Công viên Lê Văn Tám, quận 1 do Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh TP chủ trì thực hiện; Chợ hoa Xuân “Trên bến dưới thuyền” do UBND quận 8 và Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp tổ chức…
Hội Hoa xuân Tết nguyên đán Giáp Thìn -2024,với chủ đề “Xuân Yêu thương - Tết Sum vầy” được tổ chức tại Công viên Tao Đàn, từ ngày 6/2/2024 (tức 27 tháng Chạp năm Quý Mão) đến ngày 15/2/2024 (tức mùng 6 tháng giêng năm Giáp Thìn). Theo kế hoạch, thời gian khai mạc vào 18h30, ngày 6/2/2024 (nhằm ngày 27 tháng Chạp). Bế mạc diễn ra 17h30 ngày 15/2/2024 (nhằm ngày mùng 6 Tết).
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìnphục vụ nhu cầu du xuân, thưởng ngoạn của người dân thành phố và du khách từ 19h ngày 7/2/2024 (28 tháng Chạp năm Quý Mão) đến 21h ngày 14/2/2024 (mùng 5 Tết Giáp Thìn). Đây là năm thứ 21, TP.HCM tổ chức không gian du xuân, trải nghiệm Tết độc đáo dành cho người dân thành phố, du khách trong và ngoài nước.
Đường hoa sẽ có chủ đề “Xuân yêu thương, Tết sum vầy”, trải dài hơn 600m, chia bố cục thành 3 phân đoạn chính gồm: "Nguồn cội quê hương”, Băng sông vượt biển” và khúc hạ màn là “Vươn mình hội nhập”.
Năm nay đường hoa sẽ gây ấn tượng mạnh ngay từ cổng chào với đôi linh vật Rồng chầu sen uốn lượn ngoạn mục có tên gọi “Lưỡng Long triều liên". Ngoài việc lập kỷ lục về kích thước con giáp từng xuất hiện trên Đường hoa Nguyễn Huệ, linh vật Rồng năm nay còn được tạo hình thân thiện với môi trường, khi hơn 90% chất liệu được sử dụng trong ốp tạo hình là mây tre và mành quạt nan….
![]() | ![]() |
Linh vật đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn.
Song song với đó, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành trên địa bàn Thành phố đang khẩn trương hoàn tất các chương trình du lịch nội đô thành phố vào dịp Tết đáp ứng nhu cầu của du khách, trong đó chú trọng triển khai các chương trình trải nghiệm một ngày tại TP.HCM dành cho du khách với nhiều sự lựa chọn như: Quận 1 - Sắc màu đêm; Nhà Bè - Ngàn lẻ một đêm; Theo dấu chân biệt động Sài Gòn; Huyền thoại một dòng kênh; Đến quận quận 10 - Nghe kể chuyện Đông Y; Về với ấp đảo Thiềng Liềng…
Một số dịch vụ mới phục vụ khách du lịch như bus 2 tầng xuyên đêm, water bus 2 tầng. Đối với các điểm tham quan trên địa bàn thành phố cũng đang gấp rút triển khai nhiều chương trình, hoạt động sôi nổi với chính sách giảm giá vé vào dịp Tết Nguyên đán để phục vụ người dân và du khách.
Các hoạt động đón năm mới của Thành phố trong Tết Dương lịch 2024
Từ 0h - 0h15 ngày 1/1/2024 sẽ bắn pháo hoa tại khu vực đường hầm Sông Sài Gòn, TP Thủ và bắn pháo hoa tầm thấp tại Công viên Văn hóa Đầm Sen;
Chương trình nghệ thuật countdown đêm 31/12/2023 tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường Nguyễn Huệ, quận 1; Chương trình nghệ thuật countdown đêm 31/12/2023 tại Công viên ven sông Sài Gòn Thủ Thiêm.
Chương trình biểu diễn nghệ thuật tại các quận, huyện (Cần Giờ, Nhà Bè, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Bình Tân, Tân Phú, 12 và TP Thủ Đức), Nhà Văn hóa Thanh niên, một số trường cao đẳng, đại học, khu chế xuất, khu công nghiệp.
Ngoài ra còn có Giải marathon, liên hoan võ thuật trước Nhà hát Thành phố, Giải đua xe đạp phong trào trên tuyến đường Mai Chí Thọ (đoạn từ Đồng Văn Cống – trạm thu phí cũ hầm Sông Sài Gòn) tại khu đô thị Sala, Đại Quang Minh.
Trang trí ánh sáng nghệ thuật trên các tuyến đường trung tâm Thành phố; Đường sách TP Thủ Đức; công bố biểu tượng thân thiện của Thành phố Thủ Đức (Mascot Hoa Hướng dương).
Bác sĩ Phan Thị Thu Phương, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, cho biết chị gặp rất nhiều người vào điều trị do sán và trong số đó đều ăn thức ăn sống, bao gồm cả rau củ. Có trường hợp, bệnh nhân không ăn rau thủy sinh tái sống nhưng vẫn nhiễm bệnh do mua rau để chung với nhau vô tình nhiễm sán.
Rau củ không độc hại, chúng chỉ độc hại khi được tưới bằng các nguồn nước không sạch, hoặc bón bằng phân động vật chứa trứng và sán. Do đó, rau củ nhà trồng vẫn chưa phải sạch hoàn toàn.
Đối với các loại củ quả, tỷ lệ nhiễm giun sán hoặc các ký sinh trùng khác thấp hơn rau xanh. Các loại trứng giun sán trong rau củ quả thường có kích thước rất nhỏ, khó quan sát bằng mắt thường. Vì vậy, những người thường xuyên ăn rau sống, dùng rau củ làm nước ép, sinh tố đều có thể nhiễm ký sinh trùng.
Bác sĩ Bùi Thị Trà Vi, Khoa Dinh dưỡng và Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cũng cho biết thêm các loại rau tươi có thể nhiễm các loại ký sinh trùng nhất là vùng đất trồng rau bị ô nhiễm. Trong rau củ chứa các loại từ giun kim, giun tóc, giun móc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ.
Khi sử dụng rau sống, nước ép từ rau củ người dùng nên chọn được nguyên liệu an toàn, đảm bảo sạch. Sơ chế nguyên liệu kỹ càng, loại bỏ rau dập nát, củ quả héo. Khi rửa nguyên liệu, bạn nên rửa dưới vòi nước chảy nhiều lần, không rửa trong chậu, cách rửa này vô tình làm rau không loại bỏ được cát, ký sinh trùng. Với một số loại củ như cà rốt, cà chua cũng nên rửa sạch và gọt vỏ.
Ngoài việc đảm bảo nguyên liệu rau củ an toàn, khi ép rau củ quả, dụng cụ cắt gọt, hộp đựng, máy ép, lẫn vệ sinh tay cần sạch sẽ tránh nhiễm bẩn. Người thường xuyên ăn rau sống, salad, nước ép rau củ quả tươi, việc tẩy giun 6 tháng/lần là điều cần thiết để phòng tránh nguy cơ nhiễm giun sán.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên lựa chọn thật kỹ các loại thực phẩm tươi sống, ăn chín uống sôi và vệ sinh sạch sẽ. Người tiêu dùng chỉ sử dụng rau ăn sống khi biết nguồn trồng đảm bảo quy trình an toàn thực phẩm.
Anna trải qua một cơn động kinh nghiêm trọng khiến cô mất ý thức và co thắt cơ bắp dữ dội. Sau khi đến bệnh viện và trải qua các cuộc kiểm tra, Anna nhận được tin tức sẽ thay đổi cuộc đời cô mãi mãi.
“Các bác sĩ nói với tôi rằng khối u dường như đã phát triển ít nhất 5 năm trước khi được phát hiện”, Anna kể vớiNews.com.au.
Trước đó, người phụ nữ này hoàn toàn không có triệu chứng gì - thậm chí không đau đầu. Cô đang ở độ tuổi 20, cảm thấy khỏe mạnh, ăn uống lành mạnh và tập thể dục gần như mỗi ngày. “Tôi hoàn toàn bị sốc. Bạn luôn nghe nói về những người khác được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, nhưng bạn không bao giờ nghĩ rằng đó sẽ là mình”, Anna tâm sự.
Anna đã được phẫu thuật để loại bỏ càng nhiều khối u càng tốt. Nhưng các bác sĩ cảnh báo rằng, cô chỉ có thể sống nhiều nhất là 5 năm nữa.
Sau đó, Anna đã trải qua thêm 4 cuộc phẫu thuật cùng các đợt xạ trị, hóa trị nhưng khối u tiếp tục phát triển. Cô cảm thấy như đang ôm một quả bom nổ chậm.
Cô nhớ lại: “Tôi chấp nhận sự thật rằng mình sẽ chết, vì vậy tôi làm mọi thứ có thể để tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất. Tôi không phủ nhận rằng mình sợ hãi. Tôi sợ hãi vì không thể tránh khỏi việc tôi sẽ mất hết năng lực thể chất và tinh thần theo thời gian”.
Ung thư não là một trong những bệnh ung thư được tài trợ ít nhất. Anna đã chi hơn 100.000 USD cho các chi phí y tế. Hiện cô mắc nợ hơn 30.000 USD.
Cô đang thiết kế một website kết nối những người bệnh ung thư khác. “Cuộc sống thật ngắn ngủi. Lòng biết ơn và lòng tốt là tất cả”, Anna tâm sự.