
Liễu kiếm "quý tộc" đến từ nước Pháp
Liễu kiếm còn được gọi vui là "môn nhà giàu", vì môn này do người Pháp khởi xướng từ thế kỷ 15, thường dành cho tầng lớp quý tộc thời bấy giờ.
![]() ![]() |
Ảnh kenh14 |
![]() ![]() |
Ảnh kenh14 |
Gian nan game online thuần Việt
Đến đầu năm 2009, thị trường game online Việt Nam đã có hơn 40 tựa game được chính thức phát hành trong nước, nhưng điều trớ trêu là tất cả các game do hơn 10 nhà phát hành ra mắt game thủ đều là những game được “nhập khẩu” từ nước ngoài. Việt Nam vẫn chưa thể sản xuất được game online cho riêng mình và thương hiệu game “made in Việt Nam” vẫn chỉ nằm trên các dự án.
Không thể nói là nhà phát hành game online ở Việt Nam không quan tâm đến việc sản xuất game online trong nước. Thực tế là cũng có nhiều tổ chức và cá nhân đã tiến hành khởi động các dự án game thuần Việt, có điều thành công thì ít mà thất bại thì lại khá nhiều.
Năm 2006, trò chơi “Thời loạn” của nhóm Trangenix có cốt truyện dựa theo truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, đã đoạt 4 giải thưởng của VietGames2006. Lúc đó, nhiều người cho rằng đây là game online đầu tiên do Việt Nam phát triển. Nhưng đáng buồn thay sau đó nó lại bị lên án khi nhóm thực hiện đã đi mượn “mã nguồn” của nước ngoài mà quên chưa xin phép. Đây được xem là thất bại khá cay đắng cho bước khởi đầu sản xuất game online mang thương hiệu Việt.
Một dự án game Việt nữa cũng đã được đầu tư đó là Làng Online, game do công ty ứng dụng công nghệ 3DVN phát triển. Đây là một MMO (Massive Multiplayer online game – Game trực tuyến nhiều người chơi) được phát triển trên engine tự phát triển LOL (Laught Out Loud engine), một game online chạy trên nền flash. Dự án cũng đã được nhận giải thưởng Game online Việt Nam có tính văn hóa và giáo dục tại VietGames 2008. Thế nhưng, sau khi nhận giải thưởng xong game đã “bặt vô âm tính” đến thời điểm giờ vẫn chưa thấy dấu hiệu nào là nó sẽ ra mắt game thủ.
" alt=""/>Thuận Thiên Kiếm – “con đầu lòng” của game ViệtĐể được triển khai tại Việt Nam, Starlink phải có thoả thuận thương mại hoặc thành lập liên doanh với doanh nghiệp của Việt Nam đã được cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông truyền dẫn qua vệ tinh.
" alt=""/>Starlink của Elon Musk có làm nên cách mạng Internet cho vùng hẻo lánh?Vậy Samsung sẽ chiến thắng trong cuộc chiến để trở thành hãng có chiếc smartphone tốt nhất? Hay Apple giữ vững ngai vàng?
Thông số kỹ thuật
Giá bán
Galaxy S20 Ultra so với iPhone 11 Pro Max bắt đầu bằng một sự khác biệt ở giá bán: Galaxy S20 Ultra có mức giá khởi điểm khá cao 1.399 USD, cao hơn 300 USD so với iPhone 11 Pro Max.
Không đáng ngạc nhiên khi Galaxy S20 Ultra có bộ nhớ trong mặc định 128 GB, gấp đôi so với 64 GB của Apple trang bị cho iPhone.
Tuy nhiên, Apple vẫn đưa ra mức giá thấp hơn để có chiếc iPhone 11 Pro Max 256 GB với giá 1.249 USD. Rất có thể Samsung cho rằng họ vượt qua mức giá này của Apple do S20 Ultra có thêm camera, pin lớn hơn và hỗ trợ 5G.
Samsung thậm chí còn đưa ra mức giá cao nhất với phiên bản S20 Ultra 512GB, giá 1.699 USD. Tuy nhiên, phiên bản đó có RAM 16 GB, gấp 4 lần so với iPhone 11 Pro Max. Nhưng có lẽ người dùng không cần mua phiên bản S20 Ultra có dung lượng bộ nhớ trong lớn hơn vì chúng đều hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ mở rộng.
Hỗ trợ 5G so với 4G
Nói về khả năng kết nối tốc độ cao, S20 Ultra hoàn toàn cho iPhone 11 Pro Max "hít khói" khi mạng 5G nở rộ. Samsung trang bị cho S20 Ultra với cả hai loại kết nối 5G: mmWave và sub-6GHz.
Điều này đặc biệt cần thiết khi thông tin về mạng 5G được các nhà mạng phát triển sẽ là sự kết hợp của sub-6GHz và mmWave (tốc độ cao hơn).
Để so sánh, iPhone 11 Pro Max đạt tối đa 4G LTE. iPhone 12 của Apple có thể sẽ hỗ trợ mạng 5G, nhưng người dùng phải đợi chiếc iPhone 5G đầu tiên này ra mắt vào mùa thu tới.
Thiết kế
Smartphone có màn hình lớn hơn sẽ không dễ cầm hơn, nhưng ở đây lại là vấn đề. Galaxy S20 Ultra (6,6 x 2,9 x 0,3 inch) dài hơn nhưng lại hẹp hơn so với iPhone 11 Pro Max (6,2 x 3,1 x 0,3 inch). Điều này có nghĩa là S20 Ultra vừa vặn hơn trong tay bạn.
Điều này có thể khiến S20 Ultra khó sử dụng hơn, do tầm với của ngón tay trên màn hình có thể hụt. Tuy nhiên, đó sẽ không còn là vấn đề khi Samsung One UI 2 tập trung các yếu tố tương tác ở phần dưới của màn hình, nơi chúng nằm trong tầm tay của người dùng.
Nếu người dùng không sử dụng ốp lưng, cần lưu ý rằng S20 Ultra có bốn màu đen, xám, hồng và xanh. Trong khi iPhone 11 Pro Max cũng có bốn màu xám, bạc, vàng và xanh lá.
Điểm đặc biệt là các màu hồng và xanh của S20 Ultra rất nổi bật, trong khi các màu của iPhone 11 Pro Max khá trầm. Do đó điện thoại của Samsung có vẻ hấp dẫn hơn.
Về cụm camera mặt sau, hệ thống camera của S20 Ultra rõ ràng được sắp xếp đẹp hơn so với camera của iPhone 11 Pro Max.
![]() |
Cụm camera sau bị chê xấu trên iPhone 11 Pro Max |
Ngoài ra, Galaxy S20 Ultra có chân sạc USB-C ngày càng phổ biến thì iPhone 11 Pro Max vẫn sử dụng cổng Lightning của Apple (Liên minh châu Âu đang cố gắng thay đổi điều này của Táo khyết). Nhiều người sẽ cảm thấy quá mệt với việc phải dùng nhiều loại chân sạc khác nhau để lộn xộn trên bàn làm việc.
Một điểm chung khác ở thiết kế của 2 model này nằm ở việc chúng đều bị loại bỏ đi giắc tai nghe 3,5 mm. Vì vậy, người dùng đều nên sử dụng tai nghe không dây.
Màn hình
Galaxy S20 Ultra có màn hình AMOLED Quad-HD+ 6,9 inch. Đây là màn hình có chất lượng vượt trội khiến S20 Ultra là "vua", chí ít là cho đến khi những chiếc iPhone tiếp theo ra mắt.
Sự khác biệt ở màn hình giữa 2 smartphone này là ở tần số quét 120Hz của Galaxy S20 Ultra, cho tốc độ phản hồi siêu mượt. iPhone 11 Pro Max chỉ có tốc độ làm mới ở mức 60Hz, tuy cũng không tệ.
Ngoài ra, độ nhạy cảm ứng (touch sensitivity) của S20 Ultra cũng nhanh gấp đôi với 240Hz so với 120Hz của iPhone 11 Pro Max.
Không những thế, Galaxy S20 Ultra được nhận định là cho khả năng hiển thị tốt hơn với độ sáng cao và chuẩn màu nổi bật hơn. Về mật độ điểm ảnh, màn hình của S20 Ultra đạt 511 ppi, cao hơn so với 458 ppi trên màn hình của iPhone 11 Pro Max.
Camera
Theo trang Tomsguide, hình ảnh chụp bằng camera của iPhone 11 Pro Max rất tuyệt vời và cho đến bây giờ nó vẫn được đánh giá là tốt nhất.
Tất nhiên, Galaxy S20 Ultra vừa ra mắt được trang bị cả loạt "hàng khủng" với cụm camera 4 ống kính gồm cảm biến chính 108 MP, ống tele 48 MP, góc rộng 12 MP và thêm cảm biến Depth Vision.
Khả năng zoom quang 10x, zoom kỹ thuật số 100x và công nghệ Space Zoom của Galaxy S20 Ultra có thể khiến những người dùng iPhone 11 Pro Max phải ghen tỵ.
S20 Ultra cũng là smartphone chiến thắng ở lĩnh vực quay video khi hỗ trợ quay chất lượng 8K, trong khi iPhone 11 Pro Max chỉ đạt tối đa 4K.
Hiệu năng
Điểm hiệu năng bị rò rỉ cho dòng S20 và bộ xử lý Qualcomm Snapdragon 865 của nó đã đạt được số điểm cao 3.230 trong bài kiểm tra đa lõi của Geekbench 5. Nhưng chip Apple A13 của iPhone 11 Pro Max năm ngoái vẫn vượt trội so với điểm số đó, ở mức 3.517.
Thời lượng pin
Samsung không đưa ra thời lượng pin cụ thể của S20 Ultra, nhưng viên pin 5000 mAh của nó rõ ràng là một sự vượt trội so với dung lượng pin 3.969 mAh của iPhone 11 Pro Max.
Pin trên iPhone 11 Pro Max cho thời lượng 11 giờ và 54 phút duyệt web với kết nối LTE.
Tóm lại, Galaxy S20 Ultra có cơ hội lật đổ "ngai vàng" của iPhone 11 Pro Max ở khả năng chụp ảnh và khả năng duy trì thời lượng pin bền bỉ.
Thế nhưng mức giá cao và hiệu năng rò rỉ của của Galaxy S20 Ultra không ấn tượng sẽ khiến Apple không tỏ ra quá lo ngại.
Những yếu tố khác như tính thẩm mỹ, màn hình mượt hơn và kết nối 5G,... có thể ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của người dùng.
Hải Nguyên (theo Tomsguide)
Samsung vừa chính thức ra mắt bộ ba Galaxy S20, Galaxy S20 Plus và bản cao cấp nhất Galaxy S20 Ultra tại sự kiện Unpacked 2020. Đây được xem là loạt flagship mở màn cho cuộc đua trên thị trường smartphone năm 2020.
" alt=""/>Galaxy S20 Ultra so găng iPhone 11 Pro Max: Cuộc chiến của những flagship 'khổng lồ'Twitter mua lại bản quyền biểu tượng chú chim xanh nổi tiếng trên iStockphoto với giá chỉ 15 USD. Trừ đi các khoản phí, Simon Oxley, tác giả của bức hình có thể chỉ nhận được 6 USD cho sáng tạo của mình. Theo thời gian, logo Twitter cũng đã trải qua nhiều cuộc thay đổi về hình dáng lông cánh cũng như vị trí miệng của chú chim. Ảnh: Arstechnica.
![]() |
Symantec, công ty phần mềm Mỹ có trụ sở tại Mountain View, California đã đi vào lịch sử thiết kế thế giới, khi tiêu tốn hơn 1,28 tỷ USD cho chiến dịch thiết kế lại logo. Biểu tượng bao gồm chi tiết dấu kiểm ngụ ý các hoạt động của công ty đều thành công, điều rất lý tưởng với hãng cung cấp bảo mật web như Symantec. Thêm vào đó, màu vàng của vòng tròn tượng trưng cho tính liên tục và ổn định. Tất cả yếu tố này tạo nên cảm giác an toàn, tin cậy cho người xem. Ảnh: Channel Asia. |
![]() |
Microsoft đã sửa logo của mình vào năm 2012, sau 25 năm trung thành với thiết kế cũ. Công ty sử dụng đội ngũ nội bộ để làm việc này, nên có thể xem chi phí gần như bằng 0. Giám đốc chiến lược thương hiệu của Microsoft khi đó, ông Jeff Hansen cho rằng logo mới của hãng được thiết kế nhằm "nhấn mạnh, đại diện cho tính kế thừa lịch sử của công ty, đồng thời báo hiệu tương lai với nhiều sự đổi mới". Ảnh: ITNews. |
![]() |
Logo nhiều màu nổi tiếng của Google đã trải qua nhiều thay đổi trong suốt thời gian phát triển của công ty, ý nghĩa chính của nó vẫn được giữ nguyên. Biểu tượng ban đầu được thiết kế vào năm 1998 bởi Sergey Brin, một trong hai đồng sáng lập Google. Brin dùng GIMP, chương trình chỉnh sửa đồ họa miễn phí. Sau đó, một người bạn của ông là Ruth Kedar tiếp tục chỉnh sửa mẫu logo mà không hề nhận tiền công. "Khi đó, tôi còn chẳng tin Google sẽ phổ biến như ngày nay", Kedar cho biết trong cuộc phỏng vấn năm 2008. Ảnh: Pinterest. |
![]() |
Sau những mâu thuẫn với các thành viên hội đồng quản trị Apple, Steve Jobs rời công ty và dồn tâm huyết tạo nên NeXT vào năm 1985. Ông mất 100.000 USD cho mẫu logo và bộ nhận diện thương hiệu, vốn là sáng tạo của nhà thiết kế đồ họa quá cố Paul Rand. Rand còn nổi tiếng qua cuốn sách hướng dẫn 100 trang, trình bày chi tiết quy trình, bao gồm cả việc cách điệu tên công ty từ “Next” thành “NeXT”. Ảnh: Neu Apple. |
![]() |
Khi Facebook bắt đầu phát triển từ trang cho sinh viên đại học đến nền tảng mạng xã hội thế giới, Mark Zuckerberg đã thuê nhà thiết kế Mike Buzzard để tạo logo. Dù trải qua một số thay đổi, phần lớn sáng tạo của Buzzard vẫn còn được giữ đến ngày nay. Đáng chú ý trong câu chuyện thiết kế này, chính là việc Mark đề nghị trả cho Buzzard cổ phần công ty thay vì tiền. Năm 2017, trị giá số cổ phần đó vào khoảng 100 triệu USD. Ảnh: iConfinder. |
![]() |
Trong sự kiện ra mắt sản phẩm ngày 30/3, CEO Lei Jun đã công bố logo mới của Xiaomi. 4 góc của logo mới được bo tròn mạnh hơn, chữ "Mi" và màu nền cam đặc trưng không thay đổi. Trên một số sản phẩm cao cấp, màu của logo là đen và bạc. Logo mới Xiaomi hợp tác với Kenya Hara, một trong những nhà thiết kế hàng đầu tại Nhật Bản để tạo ra. Số tiền công ty phải trả cho thiết kế này là 2 triệu nhân dân tệ, tương đương hơn 7 tỷ đồng. Ảnh: The Verge. |
Theo Zing/Business Insider, The Verge
Kenya Hara, người gây tranh cãi với logo mới của Xiaomi là một trong những nhà thiết kế lừng danh, từng hợp tác với nhiều thương hiệu nổi tiếng.
" alt=""/>Logo của Google, Microsoft giá 0 đồng