Tại hội thảo, các chuyên gia đã đề cập đến gánh nặng bệnh ho gà với tần suất mắc cao nhất được ghi nhận ở nhóm trẻ chưa đủ tuổi hoàn tất lịch tiêm chủng cơ bản. PGS.TS Phạm Quang Thái, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ Sinh Dịch tễ Trung Ương cho biết có hơn 50% trẻ mắc bệnh nặng có nguồn lây từ mẹ và nhiễm bệnh trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch ở 3 tháng đầu đời. Các báo cáo y khoa trên thế giới cho thấy có tới 93% các trường hợp phải nhập viện và theo dõi biến chứng như viêm phổi, co giật hay tổn thương não, và hơn 73% các ca tử vong có liên quan đến ho gà xảy ra ở nhóm tuổi trẻ dưới 3 tháng tuổi.
Sớm nhận thấy sự cần thiết phải chủng ngừa để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ này, Tổ chức y tế thế giới và hơn 40 quốc gia bao gồm Anh, Mỹ, Brazil, Úc... đã ban hành khuyến cáo chủng ngừa cho phụ nữ mang thai nhằm giúp bảo vệ mẹ và trẻ sơ sinh phòng bệnh ho gà trong giai đoạn “Khoảng trống miễn dịch”.
Vừa qua, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép sử dụng vắc xin Tdap của GSK trong thai kỳ và Bộ Y tế Việt Nam cũng đã phê duyệt vắc xin này để tiêm phòng cho phụ nữ mang thai nhằm truyền kháng thể phòng bệnh ho gà, uốn ván và bạch hầu cho trẻ sơ sinh ngay từ trong thai kỳ (trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ).
Tại phiên tham luận, TS.BS Lê Quang Thanh, Chủ tịch Hội Y Học Bà Mẹ và Thai Nhi TP.HCM, Giám đốc bệnh viện Từ Dũ nhắc nhớ về bài học từ đại dịch Covid-19, khi chúng ta nhận thấy rõ hơn lợi ích của chủng ngừa đối với sức khỏe con người. Trước khi Covid-19 xảy đến, chúng ta dành rất nhiều thời gian để thuyết phục cả nhân viên y tế và cộng đồng về việc phòng bệnh từ sớm bằng vắc xin, tuy nhiên do một vài rào cản mà độ bao phủ về chủng ngừa ở người lớn và phụ nữ mang thai còn thấp. Tuy vậy, chúng ta ghi nhận những tín hiệu đáng mừng và chuyển biến tích cực khi đã có nhiều người quan tâm hơn đến phòng bệnh kể từ sau đại dịch.
Chuỗi hội thảo khoa học lần này cũng là dịp để các chuyên gia một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết phải triển khai chủng ngừa cho các nhóm người lớn và phụ nữ mang thai. Các dữ liệu khoa học, nghiên cứu lâm sàng, các bài học thành công từ các quốc gia phát triển đã được cập nhật, từ đó nêu bật vai trò quan trọng của khối điều trị như bác sĩ hô hấp, bác sĩ sản khoa trong việc tư vấn chủng ngừa cho người lớn tuổi, người có bệnh nền và đặc biệt là phụ nữ mang thai.
Ths.BS. Phạm Thị Mỹ Liên, Chủ tịch GSK Việt Nam chia sẻ: “GSK vinh dự được đồng hành mang những giải pháp y khoa tiên tiến mới về Việt Nam để người dân được tiếp cận và phòng ngừa từ sớm bằng vắc xin, tương đồng với các quốc gia phát triển khác. Chúng tôi kỳ vọng Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai những hướng dẫn thực hiện chủng ngừa bảo vệ trọn đời, ưu tiên đối tượng người cao tuổi, người có bệnh lý nền mạn tính và phụ nữ mang thai để bảo vệ mọi người tránh khỏi những căn bệnh nguy hiểm vốn đã được phòng tránh bởi vắc xin”.
Doãn Phong
" alt=""/>Đã có vắc xin cho phụ nữ mang thai phòng ho gà ở trẻ sơ sinhNgay cả với xe sử dụng động cơ đốt trong, hiếm khi chúng ta sử dụng tối đa quãng đường di chuyển trong một lần đổ đầy nhiên liệu.
Dù không thể phủ nhận yếu tố vô cùng tiện lợi của một chiếc xe ô tô sử dụng động cơ đốt trong là khả năng lưu trữ một lượng lớn nhiên liệu, có thể tiếp lại nhanh chóng.
Nhưng xe điện cũng có thể có sự tiện lợi đó, chỉ khác là thay vì bổ sung một lần như xăng/dầu, pin của xe điện có thể sạc nhiều lần và bạn dễ dàng thực hiện điều đó một cách thoải mái ngay tại chỗ đỗ xe riêng của nhà bạn.
Vậy tầm hoạt động của xe điện là bao nhiêu thì sẽ đủ với yêu cầu của bạn? Hãy tự trả lời cho những câu hỏi dưới đây, có lẽ bạn sẽ tìm thấy được điều bạn cần.
Bạn thường lái xe bao nhiêu kilomet trong một ngày?
Nếu bạn đang nghiêm túc xem xét về một mẫu xe điện, trước tiên hãy làm một nghiên cứu về thói quen di chuyển của bạn.
Trong một tuần, một tháng, bạn lái xe di chuyển được bao xa mỗi ngày? Bạn có lái xe một cách thường xuyên hay không? Quãng đường di chuyển vượt so với số liệu mà hãng công bố về chiếc xe điện mà bạn chọn là bao nhiêu?
Trung bình mỗi năm, người dùng ô tô đi khoảng từ 15.000-20.000 km, tương đương khoảng 1.700 km/tháng và mỗi ngày đi khoảng 60-70 km.
Giả sử tính mức trung bình là 65 km mỗi ngày. Đối chiếu số kilomet mà bạn di chuyển cao hơn hay thấp hơn so với con số này. Từ đó, bạn sẽ biết mình có thực sự thích một chiếc xe điện hay không.
Bạn để xe tại nhà hay để ngoài bãi đậu xe?
Nếu bạn để xe tại nhà riêng, đó thật sự là một điều tuyệt vời, đặc biệt hữu ích cho nhu cầu sạc pin. Nhưng ngược lại, nếu bạn ở chung cư, việc sạc một chiếc xe điện rõ ràng là khó hơn rất nhiều. Vì vậy, có thể đây chưa phải là thời điểm thích hợp để bạn nghĩ về một chiếc xe điện.
Với cơ sở hạ tầng tính phí công cộng, người dùng luôn mong muốn những trạm sạc điện phải có khả năng sạc nhanh và dồi dào như trạm xăng.
Thực tế, bạn sẽ hiếm sử dụng trạm sạc công cộng do nhược điểm là tốn thời gian, chi phí tốn kém hơn so với sạc tại nhà và quan trọng là sạc nhanh sẽ có tác động lâu dài đến tuổi thọ của pin.
Xe của bạn thường đỗ trong bao lâu?
Nếu thường xuyên đỗ xe tại nhà từ tối, việc cắm sạc từ ổ điện dân dụng 220-240V là cách thức đơn giản nhất để sạc pin. Để sạc đầy từ lúc còn 10%, một chiếc xe điện mất từ 8-11 giờ.
Trong khi đó, một người dùng phổ thông sẽ chỉ thường dùng đến 40-50% lượng pin xe điệncho nhu cầu di chuyển hằng ngày. Nên thời gian sạc đầy trở lại sẽ không mất quá nhiều thời gian.
Vì vậy, nếu được bạn hãy cắm sạc một cách chủ động, tận hưởng buổi tối và sáng mai thức dậy, xe điện của bạn đã sẵn sàng để chạy một cách thoải mái.
Pin xe điện không phải cứ dung lượng lớn hơn là tốt hơn
Có một lý do quan trọng tại sao bạn nên thực tế về nhu cầu lái xe hằng ngày với trường hợp sử dụng tổng thể của mình. Nếu bạn tự nhủ rằng bạn luôn muốn di chuyển hàng trăm kilomet chỉ với một lần sạc, bạn sẽ phải trả rất nhiều tiền để mua chiếc xe điện đó.
Cách đây 5-6 năm trước, chi phí pin chiếm gần 1/2 chi phí của một chiếc xe điện. Hiện tại, chi phí pin đã giảm xuống, còn khoảng 1/3 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới.
Do đó, nếu bạn không cần phạm vi hàng trăm kilomet mỗi ngày, tại sao phải lại trả tiền cho nó? Ngoài chi phí mua dung lượng pin không cần thiết, pin lớn hơn sẽ yêu cầu thời gian sạc lâu hơn.
Đâu là thời điểm phù hợp để mua xe điện?
Hiện nay, nhiều gia đình đã có thể sở hữu từ 2 chiếc xe trở lên. Thế nên, trường hợp tốt nhất để mua một chiếc xe điện là bạn đang nằm trong số nhiều của những gia đình đó.
Còn nếu chưa ở trong số những gia đình đó, bạn hãy tạm hài lòng với chiếc xe chạy xăng/dầu mà bạn đang sở hữu.
Nhưng đấy mới chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là bạn phải có chỗ đỗ xe tại nhà riêng để dễ dàng sạc pin khi cần. Chỉ như vậy, bạn hãy nghĩ đến việc sở hữu một chiếc xe điện tiện lợi nhất.
Có một thực tế rằng, nếu bạn có cả 2 chiếc xe chạy điện và xăng/dầu, bạn sẽ thấy mình có thiên hướng chọn chiếc xe điện để lái hằng ngày. Đến khi đó, bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về phạm vi di chuyển của xe điện bao nhiêu mới là đủ nữa.
Gia Khánh (theo AutoBlog)
PHẢN ÁNH VỀ XE CỘ Xe của bạn đang gặp rắc rối vì lỗi động cơ, lỗi hộp số, lỗi cảm biến, lỗi phần mềm... hay bạn đi mua xe bị ép bia bia kèm lạc bất hợp lý hoặc mua phải xe "cắm" ngân hàng? Bạn cần tư vấn thêm về cách sử dụng và chăm sóc sửa chữa xe? Hãy chia sẻ câu chuyện của mình về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Nội dung gửi cần ghi rõ họ và tên, số điện thoại kèm các hình ảnh, video (nếu có). Các nội dung sẽ được xác minh và được đăng tải nếu phù hợp. Xin cảm ơn! |
Dự thảo cũng nêu rõ: Giá ngày giường điều trị ban ngày do đơn vị quyết định nhưng tối đa không quá 50% giá ngày giường điều trị nội trú.
Mỗi bác sĩ, chuyên gia khám, tư vấn không quá 45 người/ngày làm việc
Về yêu cầu đối với cơ sở khám chữa bệnh có cung ứng dịch vụ theo yêu cầu, Dự thảo nêu cơ sở y tế được quyết định và thu theo mức giá dịch vụ theo yêu cầu khi bảo đảm một số chỉ tiêu chất lượng. Trong đó, bảo đảm mỗi bác sỹ, chuyên gia khám, tư vấn tối đa không quá 45 người/ngày làm việc 8 giờ.
Về dịch vụ giường điều trị, Dự thảo yêu cầu 1 phòng điều trị tối đa không quá 4 giường. Trường hợp phòng có từ 2 giường bệnh trở lên thì phải có tấm chắn, che ngăn cách giữa các giường bệnh.
Đối với các dịch vụ kỹ thuật y tế, các cơ sở đang sử dụng tài sản công để hoạt động dịch vụ theo yêu cầu và có số giường bệnh theo yêu cầu cao hơn 15% tổng số giường bệnh, thì phải xây dựng lộ trình để giảm dần số giường này, bảo đảm đến hết năm 2024 còn dưới 15% (trừ số giường bệnh theo yêu cầu do đơn vị vay vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo quy định để đầu tư khu vực khám, chữa bệnh theo yêu cầu độc lập với khu vực thông thường).
Đặc biệt, các cơ sở khám, chữa bệnh công lập phải xây dựng quy chế để các chuyên gia, thầy thuốc giỏi phải dành tối thiểu 70% thời gian để khám, chữa các ca bệnh khó cho người có thẻ BHYT, người không có BHYT nhưng không sử dụng dịch vụ theo yêu cầu và hỗ trợ tuyến dưới.
Người bệnh có bảo hiểm y tế (BHYT) khi sử dụng các dịch vụ theo yêu cầu được thanh toán chi phí theo quy định của pháp luật về BHYT. Phần chênh lệch do người bệnh tự chi trả cho cơ sở khám, chữa bệnh.
Hồi năm 2019, Bộ Y tế từng xây dựng một dự thảo tương tự. Khi đó, với trường hợp sử dụng tài sản công để hoạt động dịch vụ theo yêu cầu hoặc sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết để hoạt động dịch vụ, Bộ Y tế xây dựng giá giường bệnh tại bệnh viện hạng Đặc biệt, hạng 1 tối đa 4 triệu đồng/ngày. Giá khám tại các bệnh viện này tối đa là 500.000 đồng/lần; các cơ sở y tế khác giá không quá 400.000 đồng/lần. Do nhiều nguyên nhân, Dự thảo năm 2019 không được ban hành.
Đọc toàn văn Dự thảo năm 2022 tại đây.
6 bệnh viện hạng đặc biệt ở Việt NamTrung ương Quân đội 108, Việt Đức, Bạch Mai, Chợ Rẫy, Trung ương Thái Nguyên, Trung ương Huế. Bệnh viện hạng 1 thường gồm các bệnh viện trực thuộc các Bộ, bệnh viện tuyến tỉnh...
" alt=""/>Đề xuất giá giường dịch vụ tại bệnh viện công tối đa 3 triệu đồng/ngày