- Với 33,àngDươnghọctròThuMinhđăcáp quang91% tỷ lệ bầu chọn từ phía khán giả, Ali Hoàng Dương chính thức trở thành quán quân mùa giải thứ 4 cuộc thi The Voice - Giọng hát Việt năm nay.
- Với 33,àngDươnghọctròThuMinhđăcáp quang91% tỷ lệ bầu chọn từ phía khán giả, Ali Hoàng Dương chính thức trở thành quán quân mùa giải thứ 4 cuộc thi The Voice - Giọng hát Việt năm nay.
Theo kế hoạch, Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam sẽ khởi công dự án vào ngày 2/12. Trung tâm thương mại dự kiến hoàn thành vào ngày 30/4/2025 với 5 tầng, 1 tum và 1 tầng hầm, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 200.000 m2.
Trước đó, Aeon Mall công bố quyết định đầu tư trung tâm thương mại ở Hạ Long hồi đầu tháng 10. Đây là dự án trung tâm thương mại thứ 4 tại miền Bắc của đại gia bán lẻ Nhật Bản sau các công trình ở Hà Nội và Hải Phòng.
Hiện tại, Aeon Mall có 7 trung tâm thương mại tại Việt Nam với tổng diện tích sàn cho thuê khoảng 462.000 m2. Thời gian qua, tập đoàn này cũng liên tục xúc tiến triển khai thêm các dự án mới. Mới đây nhất, Aeon Mall được Cần Thơ duyệt chủ trương đầu tư trung tâm thương mại với tổng vốn hơn 5.400 tỷ đồng.
Hồi tháng 5, họ đã khởi công trung tâm thương mại đầu tiên tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với dự án quy mô hơn 1.000 tỷ đồng tại TP Tân An, tỉnh Long An. Bên cạnh đó, Aeon Mall cũng đang có các dự án đặt mục tiêu sắp triển khai ở Thanh Hoá, Đà Nẵng.
Giai đoạn tháng 3-8/2024, Aeon Mall đạt doanh thu hơn gần 8,2 tỷ yen, khoảng hơn 1.390 tỷ đồng tại Việt Nam. Mức này tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi trừ các chi phí, đại gia Nhật Bản lãi trước thuế khoảng 2,4 tỷ yen (tương đương trên 400 tỷ đồng), tăng khoảng 21%.
Như vậy, Việt Nam đóng góp gần 40% vào lợi nhuận từ các thị trường nước ngoài của Aeon Mall. Sau hơn 10 năm, Aeon đã rót khoảng1,5 tỷ USD vào Việt Nam.
Anh Tú
" alt=""/>Aeon Mall sắp xây trung tâm thương mại ở Hạ LongTrường mầm non con trai tôi theo học dạy theo một phương pháp mà theo giới thiệu, phương pháp này chú trọng phát triển kỹ năng, tăng khả năng tự lập và tôn trọng tính cá biệt của trẻ. Khoảng một năm trở lại đây, ngoài nội dung được học ở trường, cu cậu bắt đầu phải làm bài tập về nhà do cô giáo giao.
Ban đầu là các bài tập đơn giản, tần suất thưa. Nhưng rồi bài tập dày và khó dần. Gần như tối nào cũng có bài tập: tập viết, tập đọc, toán. Ăn tối xong, bố mẹ thay nhau: một người dọn dẹp, rửa bát; còn người kia vào học với con sau khi cu cậu vệ sinh cá nhân và nghỉ ngơi với một chút.
Qua quá trình làm bài tập về nhà cùng cháu, tôi nhận ra một điều - chỉ tiêu, kỳ vọng mà cô giáo phấn đấu, là trước khi vào lớp một, cháu phải đọc thông viết thạo. Không chỉ thế, cháu cần thành thạo các phép tính cộng trừ trong phạm vi 20.
Đặc biệt là bài tập viết. Cháu phải viết khá nhiều, viết cho đến lúc nào giống hoặc gần giống nét mẫu trong trang của cô. Nếu cháu viết chưa đạt thì bố mẹ đốc thúc, khuyến khích, thậm chí cả ép buộc, dọa nạt. Cu cậu làm theo, nhưng đôi khi ấm ức, nhiều lần vừa làm vừa rơi nước mắt. Mẹ cháu bảo, học thế này thì làm sao theo kịp các bạn khi vào lớp một hả con?
Nhưng đến một lúc tôi giật mình tự hỏi: làm sao có thể bắt đứa trẻ 5 tuổi viết đẹp như cô giáo được. Tay cháu còn yếu cơ mà, cháu đã hoàn toàn điều khiển được tay mình như người lớn đâu. Và phép toán cộng trừ thật sự quá sức với lứa tuổi đó. Vì sao phải đọc thông viết thạo, biết làm toán trước khi vào lớp một?
Tôi vẫn nhớ những ngày lớp một của tôi mấy mươi năm trước. Giờ tập đọc, tập viết là vui nhất. Cô giáo viết chữ lên bảng đen, đọc mẫu trước rồi cô gõ thước xuống bảng, ra tín hiệu cho cả lớp đồng thanh đọc theo. Nhà tôi ở gần trường, tiếng học sinh lớp một ê a đọc chữ sau tiếng gõ thước lên bảng của cô giáo đã trở thành những âm thanh rất đặc trưng, quen thuộc qua năm tháng.
Giờ tập viết, mỗi bạn có một cái bảng đen, cô viết mẫu, cả lớp viết vào bảng, khi cô gõ thước, cả lớp giơ bảng lên cho cô xem. Khi nào viết ở bảng đẹp, chúng tôi mới bắt đầu viết vào vở.
Còn ở mẫu giáo, chúng tôi học với cô giáo trường làng, chủ yếu được dạy hát, múa và chơi những trò rất đơn giản như câu cá bằng giấy trong một vòng tròn giữa lớp, chơi rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột... Bây giờ, các con đi học mẫu giáo được trang bị nhiều kỹ năng, kiến thức quan trọng hơn. Con biết tín hiệu giao thông ngược chiều, thấy một cái cây bé, con thích thú chăm sóc vì muốn cây lớn lên sẽ góp phần bảo vệ môi trường; khi ho, con biết lấy tay che miệng. Đó là những khía cạnh mà con được trang bị tốt hơn thế hệ chúng tôi.
Nhưng khi đã mang trong lòng nỗi ưu tư về chuyện "học nâng cao ở mẫu giáo", tôi tự tìm hiểu và ít nhiều thông cảm với các cô. Bởi nếu vào lớp một mà các cháu vẫn chưa đọc thông viết thạo, chưa làm toán tốt, thì các cô sẽ bị giáo viên lớp một thắc mắc: ở dưới mẫu giáo, các cô đã dạy những gì mà các cháu "kém" như vậy. Nhiều thắc mắc như vậy được đồn thổi sẽ ảnh hưởng đến uy tín của trường. Áp lực của trường kết hợp với mong đợi của phụ huynh khiến cho nhiều giáo viên mẫu giáo phải làm luôn cả việc của cô giáo lớp một.
Tôi cũng có câu hỏi tương tự: Lớp một sẽ dạy những gì mà các con ở mẫu giáo phải học như một cuộc chạy đua đến thế?
Rất khó để truy vết lại, xem cuộc chạy đua đọc thông viết thạo tiền lớp một đã bắt đầu như thế nào, từ đâu. Nhưng tôi không loại trừ khả năng, chính phụ huynh chúng tôi đã làm khổ con mình, bằng việc đồn thổi với nhau rằng "lớp một học ghê lắm, lơ mơ là không theo kịp đâu".
Mục tiêu "đọc thông viết thạo, làm toán nhanh" của con tôi đã được bố mẹ hoãn lại, để con tận hưởng nốt tuổi lên ba lên năm.
Không đứa trẻ nào đáng bị coi là thất bại chỉ vì chưa biết chữ trước khi vào lớp một.
Đặng Quỳnh Giang
" alt=""/>Học gì ở lớp một?Là chuyên gia thương hiệu ngành làm đẹp, tiếp xúc với nhiều phụ nữ, chị có nhận xét như thế nào về phụ nữ Việt Nam hiện đại?
Khi làm marketing, chúng tôi chia nhóm phụ nữ theo các thế hệ và phân tích những tính cách nổi bật. Trong đó, thế hệ X (sinh khoảng năm 1970 đến giữa những năm 1980) khá an phận, cam chịu. Thế hệ Y (sinh nửa cuối những năm 1980 đến khoảng 1996), đã có những người dám bứt phá nhưng chưa quá nhiều.
Đến thế hệ Z (sinh từ khoảng 1997 trở đi) thì cực kỳ giỏi. Họ luôn nỗ lực, muốn sống cuộc sống của mình, cho mình, thích trải nghiệm, khẳng định bản thân.
Giỏi là ưu điểm của các bạn trẻ thế hệ Z, họ có nhược điểm gì không, theo quan điểm của chị?
Có chứ, nhiều bạn tự tin quá mức về bản thân. Họ khẳng định cái tôi mạnh mẽ tới mức cực đoan. Dù luôn muốn khẳng định nhưng nhiều bạn trẻ lại không xác định được mục tiêu bởi thiếu người dẫn đường.
Chính khác biệt lớn về suy nghĩ với bố mẹ đẩy họ có khoảng cách với cha mẹ. Bản chất thế hệ X muốn ổn định và cũng muốn con họ như vậy nhưng những đứa trẻ Z lại không thích và không chấp nhận điều đó.
Nhiều người cũng muốn vượt lên khẳng định mình, tự chủ nhưng còn nhiều vướng mắc, định kiến, gia đình… Chị có đồng ý như vậy?
Tôi thích cách suy nghĩ rằng, con người có hai quyền rất hay đó là quyền lựa chọn và đánh đổi. Bạn lựa chọn tự chủ, đột phá thì bạn phải đánh đổi những thứ khác. Đó là điều đương nhiên.
Trước đây, có nhiều định kiến như đàn ông chí ở bốn phương, phụ nữ ở nhà chăm lo, giữ lửa gia đình. Thực chất, trong xã hội hiện đại điều đó không còn đúng nữa. Các bạn nữ, trẻ tuổi sinh từ năm 1993 trở đi rất bản lĩnh.
Không ít người còn biết cách kéo chồng hỗ trợ mình. Người đàn ông ở phía sau quản lý, làm maketting, quản lý nhân sự… nhưng thương hiệu đứng tên người vợ. Rất nhiều trường hợp cho thấy phụ nữ mới là người có tầm nhìn.
Nghĩa là có sự đổi giao vai trò giữa phụ nữ và nam giới?
Dần dần có sự dịch chuyển nghiêng về phía nữ giới. Phụ nữ ngày càng hướng tới sự hoàn hảo: vừa đẹp, vừa kiếm tiền giỏi lại còn khéo léo.
Ở bên cạnh đồng hành với họ phải là người có tầm hoặc là người phụ nữ sẽ học hỏi, động viên để người đàn ông đạt được tầm họ muốn.
Như thế vai trò người phụ nữ thêm nặng nề, họ vừa phải tự trau dồi bản thân, vừa lo kinh tế, làm đẹp, lại còn là điểm tựa, dẫn đường cho người đồng hành, chị thấy sao?
Một số thôi, chứ đàn ông hiện đại cũng giỏi mà. Số ít vẫn còn an phận, nhưng tôi thấy đa phần đều muốn tiến lên, học hỏi, ham kiếm tiền và thể hiện bản thân.
Phái đẹp đã bớt cam chịu
Quan điểm trong tình yêu và hôn nhân các thế hệ kể trên có khác nhau nhiều không, theo chị?
![]() |
"Tôi cũng nhận ra, ngoài sự khéo léo, phụ nữ phải tự chủ, có giá trị". |
Khác chứ, tỷ lệ ly hôn hiện tại có phần nhiều hơn. Giới trẻ họ bớt cam chịu, có cái tôi cá nhân. Phụ nữ có giá trị thì không phụ thuộc người đàn ông kia nữa.
Không như thế hệ trước, phụ nữ luôn được dạy phải hy sinh cho chồng con, chọn sống an nhàn để chồng kiếm tiền chính. Hiện giờ có sự bình đẳng trong mọi việc, nhiều gia đình phụ nữ kiếm tiền chính, đàn ông thấy vậy cũng phải cố gắng hơn.
Định nghĩa người phụ nữ thành công và hạnh phúc của chị trước đây và hiện giờ thay đổi như thế nào?
Thời điểm 24 tuổi, tôi nghĩ người phụ nữ hạnh phúc là người lấy được chồng tốt, mình cứ ngoan ngoãn, hiền lành là được hưởng thái bình. Sau nhiều biến cố, tôi mới nhận ra ngoan không đủ, mình cần khéo léo nữa.
Khi khéo léo thì được lòng mọi người, được lòng mọi người không khó. Quan trọng là mình có dám thay đổi hay không. Khi mình yêu quý và được yêu quý thì cuộc sống dễ thở lắm.
Đôi khi mọi người “Gato” với nhau, thấy một người phụ nữ được chồng yêu chiều lại bảo họ may mắn. Kỳ thực mình không hiểu họ đã phải trải qua những gì.
Những người yêu chiều vợ, bản thân họ là người tốt - đương nhiên. Nhưng chứng tỏ người phụ nữ đó cũng đủ tốt, khéo léo, tử tế, để xứng đáng được yêu chiều. Đàn ông thành công đương nhiên thông minh, họ biết điều gì là thứ đáng trân trọng.
Hiện giờ, tôi cũng nhận ra, ngoài sự khéo léo, phụ nữ phải tự chủ, có giá trị. Khi có đủ sự hiểu biết, khéo léo, yêu bản thân, tự chủ tài chính… thì bạn tự tin lắm, tới đâu cũng tỏa sáng. Lúc đó, phụ nữ không cần để ý thái độ của ai, không cần phải giữ ai mà đàn ông sẽ phải tìm cách giữ bạn.
Cảm ơn chị đã chia sẻ!
Minh Lan
Hiện tượng ‘đồng thê’ (vợ người đồng tính nam) đã trở thành vấn nạn hôn nhân gây nhức nhối trong xã hội Trung Quốc.
" alt=""/>Phái đẹp ngày càng ít cam chịu