Chương trình Gõ cửa thăm nhà số mới nhất, Quốc Thuận và Ngọc Lan ghé thăm biệt phủ Trần Lê gia của Lý Nhã Kỳ ở Vũng Tàu. |
Quốc Thuận và Ngọc Lan chụp ảnh cùng mẹ con Lý Nhã Kỳ ở hậu trường ghi hình. |
Tuổi thơ ba đau, mẹ bệnh, bán hạt dưa
Trong cuộc trò chuyện, Lý Nhã Kỳ và mẹ kể về quá khứ cơ hàn, nhiều lần xúc động khi nhắc đến người ba đã mất.
Bà Lê Thị Hòa, mẹ Lý Nhã Kỳ, cho hay chồng bà xưa là là bộ đội đặc công, theo binh đoàn vào giải phóng Bà Rịa - Vũng Tàu gặp rồi cưới bà. Khi ấy, ông mang thương tật ở lưng do bị tai nạn sập hầm ở sông Bến Cát (Bình Dương) trong một lần thực hiện nhiệm vụ. May mắn bà Hòa có 3 đứa con gái hiểu chuyện, công việc buôn bán cũng luôn thuận lợi để bà nuôi con.
Biến cố xảy đến khi Lý Nhã Kỳ lên 7 tuổi, mẹ cô lao lực nên đổ bệnh, phải nhập viện trong khi ba cô đang nằm điều trị ở một bệnh viện khác. Vậy là chị cả Lý Nhã Kỳ đi bán hàng, chị thứ chăm ba còn cô chăm mẹ. Học lớp 2, Lý Nhã Kỳ đã biết tự thu xếp cuộc sống. Cứ tan học, cô lại tranh thủ đi bán hạt dưa, hạt hướng dương. MC Quốc Thuận liền trêu: "Lúc nhỏ, em bán hột dưa. Lớn lên, em bán hột xoàn".
 |
Mẹ Lý Nhã Kỳ bên 3 con gái. |
"Sang chấn tâm lý lớn nhất đời tôi là ngày ba mất. Tôi xin mẹ khoan hãy chôn ba vì vẫn giữ hy vọng rằng ông sẽ sống lại. Thậm chí đến khi đưa ba xuống huyệt, tôi vẫn lo sợ nếu ông tỉnh dậy sẽ không thể gọi ai. Tôi nghĩ tìm mọi cách để ba sống lại. Tôi không chấp nhận ông đã mất nên tự né tránh điều đó. Tôi nói với mẹ xin cho con đổi tên thành Lý Nhã Kỳ. Lý là tên của ba. Đến bây giờ không khó khăn nào trong cuộc sống có thể quật ngã tôi. Chị em chúng tôi coi ba là niềm sống của gia đình", Lý Nhã Kỳ nghẹn giọng.
Có một điều Lý Nhã Kỳ không hiểu rằng vì sao trong 3 chị em, cô là người yếu ớt và nhút nhát nhất nhưng ba lại chọn cô để gửi gắm di nguyện. "Biết mình không còn sống lâu, ba gọi riêng tôi nói: Ba không phải người cha tốt vì chưa lo cho các con đầy đủ. Ba cũng không phải người chồng tốt vì chưa làm được gì cho mẹ. Con hãy thay ba chăm sóc mẹ và gầy dựng lại gia đình. Chuyện này cả mẹ và 2 chị tôi đều không biết. Lần đầu tôi nói ra sau 16 năm", Lý Nhã Kỳ tâm sự.
Sống thay cho quá khứ thiếu thốn
Bà Lê Thị Hòa cho hay, ban đầu thấy con mê con công việc cũng chạnh lòng vì thường con út sẽ gần gũi mẹ. Tuy nhiên, bà chiều con vì biết Lý Nhã Kỳ chỉ hạnh phúc khi làm việc. "Hồi ông còn sống, tôi từng trách ông sao chưa bao giờ nói yêu tôi bao giờ. Đến tận hôm nay, tôi mới biết ông chu đáo như thế. Kỳ rất giống ba, nói ít, hiếm khi thể hiện nhưng làm rất nhiều", bà xúc động.
Cụ thể, Lý Nhã Kỳ đã bỏ trắng 2 năm sang Singapore để chữa bệnh cho mẹ dù khi ấy đang điều hành gần 30 công ty ở Việt Nam. "Chính từ 2 năm đó, tôi hình thành thói quen mang dép, mặc đồ tối giản. Mẹ khỏi bệnh, bác sĩ nói bà cần 4 năm theo dõi, tôi tiếp tục đồng hành với mẹ. Cứ mỗi 3 tháng/lần, tôi đưa mẹ đi tái khám, chưa từng trễ 1 ngày. Tôi hủy đi LHP Cannes, công việc kinh doanh, các buổi gặp đối tác để đưa mẹ tái khám. Biết mẹ chỉ ăn được món Việt, tôi mua hẳn căn nhà ở Singapore để bà có cảm giác gia đình", Lý Nhã Kỳ kể.
 |
Lý Nhã Kỳ làm nhiều điều cho mẹ. |
Bà Hòa tiếp lời con gái: "Sau 6 năm đó, tôi quý sức khỏe hơn vì công của con gái lớn quá, không đong đếm được".
Nhiều thứ Lý Nhã Kỳ làm đều vì ba mẹ. Chẳng hạn, cô xây biệt phủ ở Vũng Tàu vì biết mẹ thích sống yên tĩnh. Ngày xưa, ba cô hứa đưa mẹ đi Đà Lạt nhưng chưa kịp thực hiện thì qua đời. Lý Nhã Kỳ đã thay ba xây khu nghỉ dưỡng ở Đà Lạt khánh thành đúng sinh nhật ba để tặng mẹ. Khu nghỉ dưỡng đó xây theo đúng mơ ước của bà: nhiều hoa, những ngôi nhà nhỏ xinh, có vườn ngự uyển cùng một chiếc ghế...
Tôi viên mãn
Lý Nhã Kỳ nói cô sống bù cho tuổi thơ: "Hồi xưa, tôi thường đứng trước cửa nhà hàng xóm thèm thuồng vì họ ăn cơm có sườn, có cá. Bây giờ, tôi ăn bữa cơm đầy đủ với mẹ. Thỉnh thoảng, tôi lại lấy xe đạp chạy, bù lại cảm giác thèm có xe đạp ngày xưa. Mọi thứ hiện tại trong cuộc sống của của tôi trọn vẹn, viên mãn hơn cả mong đợi. Tôi hay đùa rằng mình biết tiết ra hóc môn hạnh phúc. Chỉ là tôi vẫn độc thân. 10 năm trước, tôi muốn tìm người bạn đời hoàn hảo, thậm chí tự khắc nghiệt với cảm xúc của mình.
 |
Lý Nhã Kỳ và mẹ ở phủ Trần Lê gia. |
Tôi và người yêu cũ chia tay là do lỗi của mình. Tôi yêu anh ấy nhưng không dám đánh đổi sự nghiệp để chọn gia đình. Anh ấy tìm bến đỗ bình yên khác là đúng đắn thôi. Anh ấy ví tôi như núi lửa, ngấm ngầm nhưng khi phun sẽ thiêu cháy mọi thứ. Tôi không tạo cảm giác an toàn cho anh. Vì vậy, nếu tôi có kết hôn với người đàn ông bình thường, mong mọi người đừng quá bất ngờ", Lý Nhã Kỳ nói.
Biệt thự nằm cạnh sông Sài Gòn của Lý Nhã Kỳ
Cẩm Lan

Lý Nhã Kỳ: 'Đàn ông ngoại tình do vợ hung dữ và không hiểu chuyện'
Trong tập 9 của Sao hỏa sao kim với chủ đề “Kinh doanh”, Lý Nhã Kỳ đã bày tỏ "Vợ càng hung dữ, chồng càng hạnh phúc” là quan điểm sai, vì đàn ông rất dễ ngoại tình khi vợ hung dữ và không thấu hiểu mình.
" alt=""/>Lý Nhã Kỳ: 'Lúc nhỏ bán hột dưa, lớn lên bán hột xoàn'

 |
Chiếc xe Ford Everest bốc khói trắng trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng vào ngày mùng 3 Tết. |
“Khi xăng đổ vào bình dầu, xăng nổi lên trên và cụ vẫn đi được cho đến khi dầu hết hẳn, xăng sẽ vào buồng đốt và với chỉ số tự kích nổ lớn hơn dầu, xăng sẽ khiến xe cụ nổ với tua máy khoảng 10.000-15.000 vòng/phút (với động cơ Methanol vòng tua lên 20.000 vòng/phút).
Ngay gần động cơ có một cái cốc tròn tròn… đó là lọc dầu, bóp cái khoá ống bằng thép và rút ống dẫn dầu ra khỏi cốc lọc… xe sẽ tắt máy sau khi hết dầu trong cốc. Chia buồn với cụ chủ hôm nay là xe bị 15 phút em mới tới giúp nên động cơ của cụ sẽ phải đại tu lại… Nếu cụ biết thông tin này thì xe cụ sẽ bị hỏng nhẹ hơn… dù sao cũng còn may vì xe không bị thiêu rụi", tài khoản L.T.H chia sẻ trên một nhóm về ô tô.
Ngay sau khi bài viết được đăng tải, rất nhiều người đã bày tỏ sự đồng tình và cảm ơn “chủ thớt” đã chia sẻ kinh nghiệm quý trên đường.
Tuy vậy, không ít chuyên gia cho rằng, nhiều chi tiết trong bài viết của tài khoản L.T.H là không chính xác và chiếc Everest nói trên không thể bị cháy do đổ nhầm xăng vào dầu.
Anh Lê Thành - Quản trị viên diễn đàn Otofun cho rằng, khi đổ xăng với dầu vào nhau, hai nhiên liệu này trộn lẫn chứ không tách ra thành hai lớp như đổ dầu vào nước.
“Việc đổ nhầm xăng vào bình dầu, cháy hết dầu đến xăng, nên tắt máy rút chìa không thể khiến cho máy tắt thì đây là cái sai cơ bản. Tắt máy là tức là ngắt dòng nhiên liệu, nghĩa là chả còn nguồn cung thì bố động cơ nào nổ được, trừ trường hợp bị hỏng”, anh Lê Thành phân tích.
Vị chuyên gia này cho biết thêm:“Động cơ diesel có một bệnh gọi là diesel runaway. Bệnh này có nhiều nguyên nhân. Như với trường hợp trên, khả năng rất cao là do turbo chảy nhớt vào buồng đốt. Nhớt vẫn có thể cháy, nhưng ra nhiều khói trắng. Đổ nhầm xăng vào máy dầu, cháy lẫn cũng có thể ra khói trắng mù mịt. Nhưng tác hại của nó không như bài này nói. Và không thể dẫn đến việc cháy xe”.
Đồng tình với ý kiến trên, kỹ sư ô tô Lê Hồng Đại cho rằng, nguyên tắc xe máy dầu là nén nổ còn xăng là dùng tia lửa điện để kích nổ. Việc đổ nhầm xăng vào xe máy dầu có thể dẫn tới hiện tượng bốc khói nhưng không thể gây cháy xe như bài chia sẻ trên mạng xã hội.
"Nếu đổ nhầm nhiên liệu thì lúc này xe rất khó nổ chứ chưa nói đến việc có thể đạt vòng tua máy "khủng" 10-15 nghìn vòng/phút được. Do vậy, nguyên nhân này gần như bị loại trừ", anh Đại chia sẻ với VietNamNet.
Đổ nhầm nhiên liệu có thể dẫn đến hỏng hóc nguy hiểm cho ô tô
Kỹ sư ô tô Lê Hồng Đại cho rằng, nếu đổ nhầm xăng vào dầu như trong trường hợp trên thì xe vẫn chạy bình thường được vài km nhưng do xăng có chỉ số kích nổ cao (octane cao) nên không có hiện tượng tự kích nổ. Điều này dẫn đến máy rất ồn, yếu rồi chết máy hẳn và không khởi động lại được.
Còn trường hợp sau khi đổ nhầm nhiên liệu và để xe dừng lâu mới khởi động thì xe sẽ khó nổ và nhanh chóng chết máy, đồng thời gây khói. Lúc này, lượng dầu và xăng đã hoà lẫn với nhau và cùng đưa vào buồng đốt.
Dù các chuyên gia cho rằng, đổ nhầm nhiên liệu rất khó có thể gây cháy nổ cho xe, tuy nhiên tất cả đều khẳng định đây là việc rất nguy hiểm và có thể để lại hậu quả nặng nề cho ô tô.
 |
Ngay sau khi phát hiện đổ nhầm xăng vào dầu, cần tắt máy và đưa xe đến ngay các gara để khắc phục. (Ảnh: Hoàng Hiệp) |
Theo kỹ sư Lê Hồng Đại, hỏng hóc nghiêm trọng nhất do việc bơm nhầm xăng vào động cơ diesel là hiện tượng nóng và bó máy, nặng hơn có thể gây gãy trục cơ hoặc vỡ lốc máy dẫn tới phải thay cả động cơ. Khi đó, chi phí khắc phục sẽ là rất tốn kém, có thể từ vài chục đến vài trăm triệu tuỳ vào từng loại xe.
Do vậy, vị chuyên gia này đưa ra lời khuyên, ngay khi phát hiện ra đổ nhầm dầu vào xăng thì không được khởi động máy hoặc dừng xe tắt máy ngay lập tức. Đồng thời, gọi xe kéo về gara xúc rửa lại toàn bộ hệ thống nhiên liệu, thay lọc xăng, kiểm tra bu-gi, xúc rửa buồng đốt và đổ xăng mới nổ thử.
"Nếu nổ máy và động cơ hoạt động bình thường là được. Tuy nhiên lúc này vẫn có thể có khói trắng bốc ra vì đã có 1 lượng xăng và dầu hoà trộn với nhau mà quá trình xúc rửa chưa hết được",kỹ sư Đại nói.
Việc xúc rửa, vệ sinh này khá phức tạp nhưng giúp chiếc xe an toàn, tránh hỏng hóc. Chi phí cho các công đoạn này tại nhiều gara hiện nay trung bình khoảng 2-3 triệu đồng, vẫn quá rẻ so với việc phải sửa chữa, đại tu động cơ bị hỏng hóc nghiêm trọng.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Kính xe Almera bị hấp hơi, tài xế 30 năm kinh nghiệm cũng 'bó tay'Nhiều chủ xe Nissan Almera ở miền Bắc những ngày qua tỏ ra khổ sở vì hiện tượng mờ kính lái khi gặp tiết trời mưa lạnh, dù đã cố gắng thử mọi cách vẫn không đỡ là bao.
" alt=""/>Đổ nhầm nhiên liệu có thể gây cháy ô tô hay không?

 |
Nhu cầu học lái xe ngày càng tăng khiến các nghề dạy lái dễ "hái ra tiền". Ảnh minh họa (Đình Quý) |
Anh Nguyễn Quang Nhật (35 tuổi), giáo viên dạy lái tại một trung tâm đào tạo lái xe ở quận Long Biên chia sẻ: “Lúc cao điểm, tuần nào tôi cũng có ca dạy thêm không sáng thì chiều, liên tục, đa phần là nhận hợp đồng liên kết với các trung tâm tuyển sinh”. Anh Nhật thường chỉ biết mặt học sinh của mình sau khi đã gọi điện và đợi ở điểm hẹn. Chính vì chăm "chạy sô" như anh Nhật nên thu nhập khá tốt, dao dộng 35-40 triệu đồng mỗi tháng.
Anh Lê Quốc Tuấn (38 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) cũng là một thầy dạy lái hơn 10 năm kinh nghiệm.Từ một thanh niên tỉnh lẻ lên phố lập nghiệp với hai bàn tay trắng, ở thuê thì nay anh đã sở hữu 2 căn hộ chung cư. Anh Tuấn chia sẻ, nghề dạy lái khá vất vả, đi sớm về muộn, lại căng thẳng nhưng nếu kiếm thêm nhiều học viên bên ngoài thì cũng không tệ. “Sau một vài năm tích cóp cả vốn lẫn mối quan hệ, tôi cùng vài đồng nghiệp đầu tư thêm xe dạy lái. Số đầu xe tăng dần cũng là lúc hái quả ngọt”, anh nói.
Bi hài nghề dạy lái
Cũng là một nghề dạy học nhưng “dạy lái xe” có một đặc thù khiến người trong nghề không khỏi ngậm ngùi: xong tấm bằng thì thầy trò hiếm có dịp gặp lại. Hơn nữa thu nhập cao đồng nghĩa với căng thẳng.
Anh Lê Xuân Thủy (39 tuổi, giáo viên dạy lái ở Bắc Ninh) tâm sự, không phải học viên nào cũng làm quen nhanh với xe và phải hướng dẫn nhiều lần. Anh Thủy nhớ lại lần khiến mình toát mồ hôi hột: “Đó là một nam học viên lớn tuổi hơn tôi. Quá trình học số nguội cũng khá ổn nhưng đến khi thực hành, khi bị trôi côn người này cuống đạp ga mạnh khiến xe giật lên và lao thẳng về bức tường phía trước. Tôi chỉ kịp đạp phanh phụ và nhoài người sang bẻ lái trong tích tắc”.
Với học viên nữ, anh Thủy cũng khá vất vả để chị em làm quen được cách ngắt côn vào số nhịp nhàng, hay căn đường không bị đầu xuôi đuôi chẳng lọt. “Nhiều khi phát cáu lên nhưng không làm thế nào được đành bỏ ra ngoài hút điếu thuốc cho bình tĩnh rồi mới trở lại hướng dẫn tiếp”, anh Thủy bộc bạch.
 |
Đa số thầy dạy lái xe là nam giới nên việc 1 kèm 1 với học viên nữ tạo ra những tình huống khó xử là điều không hiếm. Ảnh minh họa (Đình Quý) |
Bên cạnh việc căng thẳng trong công việc nhưng anh Thủy vẫn có nhiều kỷ niệm vui vẻ. Trong đó anh nhớ nhất là có trường hợp nữ học viên sau nhiều tháng cả giờ học chính và "phụ đạo" đã quen với chiếc "Su cóc" tập lái, sau khi có bằng cứ nằng nặc đòi chồng... mua xe này để đi.
Đặc điểm nghề dạy lái khiến phần lớn giáo viên là nam giới. Vì vậy trong quá trình dạy học cũng không hiếm những “va vấp” khiến đôi bên khó xử.
Kể về một kỷ niệm đáng nhớ trong sự nghiệp dạy lái của mình, anh Vũ Thanh Tùng – giảng viên trường Trung cấp Nghề Bắc Giang chia sẻ: “Có lẽ học viên đáng nhớ nhất của tôi là một “em cấp trên”. Cô gái kém tôi vài tuổi, khá xinh xắn và thời điểm đó đang công tác ở một cơ quan quản lý của chúng tôi. Đây là học viên này rất sáng dạ, học nhanh, chỉ có điều là khi lái ngoài đường trường vẫn giữ thói quen như đi... xe máy”.
“Đi đường vắng không sao chứ cứ gặp xe ngược chiều là kiểu gì cô ấy cũng tránh gấp bằng cách vặn vô lăng hết mức. Nhiều lúc chiếc xe chồm cả ra rìa đường, những lúc như vậy tôi lại phải dùng tay ghìm vô lăng lại. Lý do là cô chưa căn được đường nên hễ có xe ngược chiều là cứ tránh xa cho chắc”. Vì nể nên thầy Tùng đã phải mất khá nhiều thời gian giải thích và “cầm tay chỉ việc” cho nữ học viên này.
 |
Anh Vũ Thanh Tùng – giảng viên trường Trung cấp Nghề Bắc Giang bên chiếc xe dạy lái |
Không những khó xử mà còn khá căng thẳng là trường hợp của anh Đinh Thành Nam, giáo viên một Trung tâm đào tạo lái xe ở phía Tây Hà Nội.
Anh Nam cho biết, dạy lái tuy vất vả nhưng khá thú vị khi được tiếp xúc với nhiều người. “Cách đây hơn nửa năm, tôi rất bất ngờ khi gặp phải một học viên khá đặc biệt, người cùng quê và trước đây còn từng là tình địch “không đội trời chung” của nhau”, anh nhớ lại.
Đó là một buổi sáng, anh Nam được trung tâm phân công phụ trách dạy thực hành cho nhóm học viên gồm 4 người. “Một trong số đó cứ nhìn tôi chằm chằm rồi bất ngờ tiến đến chào rồi hỏi có phải tôi tên Nam?” Lập tức, cả hai nhận ra nhau chính là những “tình địch” cách đây đã khoảng 18 năm. Đó là lúc cả hai đang học lớp 12, cùng thầm yêu cô gái lớp bên. Sự bồng bột, cay cú của tuổi trẻ khiến chúng tôi đã đôi lần lần xảy ra xô xát. Thậm chí khi hai lớp có dịp đá bóng với nhau, tôi còn “mượn cớ” vào bóng ác ý khiến anh này phải tập tễnh rời sân.
Anh Nam không ngờ gặp lại "kẻ thù" ở một hoàn cảnh như vậy. Sau những phút giây ngại ngùng và có phần căng thẳng, rồi cả hai cũng có dịp ngồi lại với nhau. Thậm chí sau khi đã lấy bằng, người này còn rủ anh Nam đi "nhậu" vài lần và họ từ thù cũ dần thành bạn khi cả hai đã có cuộc sống riêng và quá khứ khép lại quá lâu.
Nhiều giáo viên lâu năm trong nghề dạy lái chia sẻ rằng, sau một thời gian tích lũy về tài sản và kinh nghiệm, họ đều không muốn trực tiếp làm nghề dạy nữa mà chuyển sang nghề khác như kinh doanh xe cũ hay đầu tư bất động sản, hoặc nhớ nghề thì làm dịch vụ tuyển học viên cho các trung tâm dạy lái.
Đình Quý - Hoàng Hiệp
Bạn có trải nghiệm gì về quá trình học lái của mình? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Học lái xe xong, bằng "cất tủ", ra đường có an toàn?
Người ít lái xe sẽ rất dễ “ngợp” khi ra đường, dẫn đến chân tay lóng ngóng, phản xạ kém, mất an toàn. Thực tế là vậy nhưng để quản lý “số đông” này không phải là chuyện dễ.
" alt=""/>Bi hài nghề “dạy lái xe”, khi thầy trò chẳng nhớ mặt nhau