Theo 9to5mac, kể từ khi Apple thừa nhận làm chậm iPhone từ hồi cuối tháng 12/2017 và sau đó là tung ra chương trình thay pin mới với giá ưu đãi, đã có nhiều lo ngại cho rằng, chương trình trên có thể tác động không nhỏ tới tỷ lệ nâng cấp iPhone mới.
Tuy nhiên trong buổi họp kết quả kinh doanh mới đây, CEO Tim Cook đã thẳng thắn trả lời câu hỏi tương tự của nhà đầu tư Toni Sacconaghi.
Cụ thể, Sacconaghi chất vấn Cook về việc, liệu Apple có từng dự đoán chương trình thay pin với giá ưu đãi sẽ gây ảnh hưởng tới tỷ lệ nâng cấp iPhone mới hay không. Hồi đầu tháng này, một chuyên gia phân tích ước tính, chương trình thay pin có thể tiêu tốn tới hàng triệu đô của Apple.
Đáp lại câu hỏi, Cook khẳng định: "Chúng tôi không hề tính toán tới việc chương trình thay pin có tác động tới tỷ lệ nâng cấp hay không. Chúng tôi tin rằng, đó là điều đúng đắn phải làm để phục vụ khách hàng. Và tôi không biết hiệu quả của nó sẽ như thế nào. Một lần nữa tôi khẳng định, tác động của chương trình thay pin không ảnh hưởng đến quá trình đưa ra quyết định của chúng tôi".
Cook đặc biệt nhấn mạnh sự tin tưởng của người dùng với iPhone vẫn còn bền chặt.
Mặc cho những lời giải thích của Tim Cook có vẻ khá thấu tình đạt lý nhưng nhiều vụ kiện hay các cuộc điều tra Apple vẫn tiếp tục nổ ra bất chấp gã khổng lồ công nghệ Mỹ đang nỗ lực tìm cách sửa sai.
Trong một tuyên bố đáp lại các cuộc điều tra, Apple khẳng định không bao giờ phát hành phần mềm với mục đích "ép" người dùng phải nâng cấp phần cứng.
Đại diện Apple chia sẻ: "Như chúng tôi đã nói với khách hàng vào tháng 12/2017, chúng tôi chưa bao giờ và sẽ không bao giờ làm bất cứ điều gì mờ ám để cố tình rút ngắn vòng đời của bất kỳ sản phẩm Apple hay làm chậm trải nghiệm người dùng để ép buộc khách hàng phải nâng cấp".
Mới đây, Apple đã công bố kết quả Q4/2017, Apple đã bán được tổng cộng 77,3 triệu chiếc iPhone. Tuy thấp hơn con số kỳ vọng của các nhà đầu tư là 80,2 triệu máy nhưng doanh thu iPhone vẫn đạt tới 61,58 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Apple cũng dự báo doanh thu iPhone trong Q2/2018 có thể đạt từ 60 - 62 tỷ USD.
" alt=""/>Tim Cook: Apple không quan tâm việc thay pin gây ảnh hưởng đến tỷ lệ nâng cấp iPhoneTheo nhận định của VNPT, IoT (Internet kết nối vạn vật - Internet of Things) hạ tầng toàn cầu cung cấp các dịch vụ thông tin xã hội trên cơ sở kết nối các thiết bị vật lý/ thiết bị ảo dựa trên các công nghệ truyền thông hiện có hoặc tương lai. IoT có thể kết nối tới tất cả mọi vật có thể kết nối trên cơ sở hạ tầng thông tin, kết nối toàn cầu.
" alt=""/>VNPT sẽ sớm cung cấp các ứng dụng trên nền IoT ra xã hộiTrong chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến “Cách mạng 4.0: Cơ hội nào cho startup Việt?” do ICTnews tổ chức hồi cuối năm ngoái, ông Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch NextTech Group, chuyên gia đã có 15 hoạt động trong lĩnh vực CNTT nhận định, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt thách thức.
Nhấn mạnh cuộc cách mạng này không loại trừ ngày nào và ngành chuyển phát cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức như các ngành khác, ông Bình nêu dẫn chứng, các hãng vận tải công nghệ Uber, Grab, GoJek… đều đã bước chân vào lĩnh vực chuyển phát. Vì vậy, các hãng chuyển phát truyền thống sẽ buộc phải tự chuyển mình hoặc phối hợp với các doanh nghiệp công nghệ để chuyển đổi, điện tử hóa hoạt động của mình sang nền tảng hoàn toàn công nghệ nhằm đón đầu những thách thức.
Để có thể thể tồn tại và phát triển trong làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0, ông Bình cho rằng trước nhất lãnh đạo các doanh nghiệp chuyển phát truyền thống phải xác định CNTT là yếu tố cốt lõi, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. “Lãnh đạo các doanh nghiệp chuyển phát cũng cần phải có tư duy ứng dụng công nghệ triệt để thay thế con người, cắt giảm chi phí, tăng độ chính xác và tận dụng nguồn lực của xã hội”, ông Bình nói.
Trao đổi với ICTnews nhân dịp đầu xuân mới Mậu Tuất 2018, Đại úy Trần Trung Hưng - Tổng Giám đốc Viettel Post đã bày tỏ sự đồng thuận với quan điểm của người đứng đầu NextTech. Ông Hưng chia sẻ: việc các doanh nghiệp vận tải công nghệ như Uber, Grab… tham gia vào lĩnh vực chuyển phát không chỉ mang lại thách thức mà còn đưa đến cơ hội để các doanh nghiệp bưu chính chuyển phát truyền thồng như Viettel Post tìm cách bứt phá, phát triển.
“Bởi lẽ, nếu theo kịp các doanh nghiệp này, doanh nghiệp chuyển phát sẽ có lợi thế. Còn ngược lại, nếu không theo kịp, doanh nghiệp chuyển phát sẽ tụt hậu. Có thể thấy, trong làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0, sự xuất hiện của các doanh nghiệp công nghệ như Uber, Grab… đã tạo ra động lực để buộc các doanh nghiệp chuyển phát phải chuyển mình, hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ hoặc tự xây dựng hệ thống của đơn vị mình đạt được các tiêu chuẩn về hạ tầng công nghệ như các doanh nghiệp Uber, Grab”, ông Hưng nêu quan điểm.
Với riêng Viettel Post, là doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel, trong khoảng hơn 10 năm gần đây, doanh nghiệp chuyển phát này đã không ngừng gia tăng đầu tư hệ thống CNTT. Đến nay, sau hơn 20 năm thành lập, CNTT đã thực sự trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực và toàn diện các hoạt động sản xuất cũng như quản lý, điều hành tại Viettel Post.
" alt=""/>Lên kế hoạch lập Công ty Công nghệ, ViettelPost nuôi khát vọng xuất khẩu phần mềm bưu chính