Trao đổi với phóng viên VietNamNet, chị Quách Thúy An, nữ hộ sinh Trạm Y tế xã Quyết Thắng, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, cho hay hầu hết các bà mẹ sắp sinh, mới sinh đã hiểu trẻ nhỏ cần được cho bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, nhưng một số chị em vẫn phụ thuộc bố mẹ, chăm sóc trẻ theo phong tục, tập quán cũ.
Một số người mẹ phải đi làm sớm khi chưa qua 6 tháng thai sản, nhờ ông bà trông con cả ngày. "Ông bà thường sốt ruột khi thấy trẻ khóc hoặc gầy so với con người khác, liền cho rằng sữa mẹ không đủ, không có dinh dưỡng hoặc trẻ khát, nên cho ăn dặm sớm, bú thêm sữa ngoài hoặc uống thêm các loại nước", chị An cho hay.
Thông tin từ hội thảo cho thấy tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, sai lầm phổ biến nhất của các mẹ là cho trẻ ăn dặm, uống nước trắng và các loại nước khác quá sớm, chế độ ăn không đầy đủ dinh dưỡng, việc thực hành cho trẻ bú mẹ sớm và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu còn chưa tốt dù đã có nhiều cải thiện so với trước đây,…
Đồng thời, các chuyên gia cũng cảnh báo thiếu sắt cao nằm ở nhóm trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu mà mẹ không được bổ sung sắt. Trẻ uống sữa công nghiệp quá nhiều trên 600ml/ngày, kém ăn cũng có nguy cơ thiếu sắt cao hơn. Tại các tỉnh phía Nam, lứa tuổi có tỷ lệ thiếu máu, thiếu sắt cao nhất là từ 12-24 tháng tuổi.
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 1.000 ngày đầu tiên từ khi thụ thai đến sinh nhật 2 tuổi là khoảng thời gian đặc biệt để thiết lập nền tảng cho sức khỏe, sự trưởng thành, ngăn ngừa tình trạng và hậu quả của thiếu dinh dưỡng.
" alt=""/>Sai lầm phổ biến nhất của các bà mẹ vùng núi phía Bắc khiến trẻ suy dinh dưỡngThứ hai, cá biển cũng có sẵn độc tố trong cơ thể chúng. Các chất độc này có thể ở gai cá, vây lưng, vây bụng, ngực như cá mó, chất độc ở cơ quan sinh dục cá như cá nóc, cá mòi, cá bẹ, cá trích, cá chình. Chất độc tồn tại trong trứng cá như cá nóc, cá nhám. Chất độc này rất bền với nhiệt độ và các hóa chất khác và có khả năg lưu thông trong máu của cá.
Thứ ba, cá biển được ủ đá lâu ngày trước khi tiêu thụ, có thể dẫn đến tình huống cá chết lẫn vào cá còn sống, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Một số loại cá ươn nguy hiểm như cá ngừ. Vi khuẩn xâm nhập sinh ra Decarboxylase chuyển hóa Histidine thành histamine trong thịt, mang, ruột cá. Histamine trong hải sản gây ngộ độc từ 4 giờ sau ăn, dấu hiệu như đau đầu, đỏ da, ngứa, nóng bừng, cảm giác khó chịu.
Ngoài ra, nguy cơ hải sản do bị ướp tẩm hóa chất bảo quản thực phẩm như urê, hàn the cũng có thể xảy ra. Ngộ độc hóa chất thường có biểu hiện chậm hơn, ngộ độc mạn tính.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), các bác sĩ đã tiếp nhận nhiều trường hợp ngộ độc sau khi ăn các loại hải sản ở rạn san hô như cá chình, cá hồng, cá mòi.
Bác sĩ Nguyên cho biết ngộ độc do độc tố ciduatoxin rất nguy hiểm. Người bệnh có biểu hiện loạn nhịp tim, yếu, mệt, tụt huyết áp, đường tiêu hóa là tê, ngứa ran ở tứ chi và vùng miệng, viêm ngứa toàn thân, đau cơ, đau khớp, có thể bị liệt. Thậm chí có trường hợp trầm cảm, mất trí nhớ. Độc tố ciduatoxin ít gây tử vong hơn nhưng một số trường hợp người già, trẻ nhỏ, người suy giảm miễn dịch vẫn tử vong do suy hô hấp, liệt cơ hô hấp, co giật hoặc loạn nhịp tim.
Để hạn chế ngộ độc, bạn cần xác định rõ loại cá, nguồn gốc trước khi ăn, không ăn cá đã ươn. Khi chế biến, người dân cần bỏ ruột, mang và các bộ phận có thể chứa độc tố. Những loại cá sống ở vùng rạn san hô như cá hồng, cá mú, cá ngừ, cá chình biển không nên ăn nhiều.
Nếu có các dấu hiệu ngộ độc như tê lưỡi, tê môi, đau nhức cơ, đau bụng, khó thở, nổi mẩn, người bệnh cần theo dõi. Trường hợp nặng nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Khi sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm cá biển, bác sĩ Sầm cho biết nên thực hiện các biện pháp gây nôn, sau đó có thể uống một vài nước thảo dược như nước lá dứa, gừng trắng, nước tía tô, than hoạt tính, và đến cơ sở y tế gần nhất cấp cứu.
Quyết định nói trên của Thanh tra TP.HCM xuất phát từ nội dung tố cáo của một số hộ dân trong dự án và thực hiện theo chỉ đạo của UBND TP.HCM tại văn bản ngày 11/6/2020 về giải quyết đơn tố cáo.
Tổ công tác liên ngành gồm 6 thành viên, có nhiệm vụ nghiên cứu nội dung đơn tố cáo của công dân; kiểm tra, xác minh quá trình triển khai Dự án Khu dân cư (KDC) Tân Hải Minh cho đến nay; làm rõ các sai phạm, trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan để xảy ra sai phạm (nếu có) tại dự án.
Thời gian kiểm tra, xác minh các nội dung trên trong 30 ngày làm việc, kể từ ngày 4/8/2020.
Như VietNamNet phản ánh trong loạt bài trước đó, một số hộ dân tại Dự án KDC Tân Hải Minh có đơn tố cáo hành vi sai phạm của Công ty Tân Hải Minh mà cụ thể là cá nhân ông Phạm Tấn Hải (Giám đốc Công ty Tân Hải Minh) trong quá trình triển khai dự án.
Các hộ dân cho biết đã nhận chuyển nhượng nền đất của Công ty Tân Hải Minh từ hơn chục năm trước nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn chưa hoàn tất thủ tục pháp lý để cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà.
Chủ dự án Khu dân cư Tân Hải Minh cung cấp bản đồ quy hoạch giả để lấy đất công viên làm trụ sở Ban điều hành khu phố. |
Ngoài bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất tỷ lệ 1/500 do UBND quận Thủ Đức phê duyệt, người dân phát hiện Công ty Tân Hải Minh đưa ra một bản đồ khác của dự án. Trong đó, vị trí Ban điều hành khu phố 1 được đặt tại công viên dự án. Theo người dân, việc xây dựng Ban điều hành khu phố 1 trên đất công viên là rất bất thường, vi phạm quản lý đất công.
Với 4.206m2 đất giao thông do Nhà nước trực tiếp quản lý tại dự án, Công ty Tân Hải Minh có nghĩa vụ phải bồi thường cho Nhà nước theo tỷ lệ hoán đổi là 672,9m2 đất nền đã hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phục vụ tái định cư. Thế nhưng từ năm 2013 đến nay, chủ đầu tư vẫn không bàn giao đất tái định cư này.
Bên cạnh tố cáo việc xây dựng sai quy hoạch tràn lan tại dự án, người dân còn cho rằng Công ty Tân Hải Minh chưa thực hiện kê khai các loại thuế khi chuyển nhượng cho khách hàng, có dấu hiệu trốn thuế…
Trả lời VietNamNet ngày 12/6/2020, ông Trần Văn Dũng – Phó Chủ tịch UBND quận Thủ Đức cho biết, bản đồ quy hoạch 1/500 có thể hiện vị trí Ban điều hành khu phố 1 tại công viên do Công ty Tân Hải Minh cung cấp là không đúng với bản đồ gốc.
Do trong bản đồ này có đóng dấu sao y của UBND phường Tân Định, quận 1 nên phòng chuyên môn đã chủ quan, thiếu sót, không kiểm tra đối chiếu với bản đồ gốc, dẫn đến tham mưu cho UBND quận Thủ Đức ra văn bản thống nhất di dời trụ sở Ban điều hành khu phố mà chưa thực hiện quy trình điều chỉnh quy hoạch.
Về 672,9m2 đất tái định cư, Phó Chủ tịch UBND quận Thủ Đức cho hay, đến nay phần đất này vẫn do Công ty Tân Hải Minh quản lý, chưa bàn giao cho quận. Mặc dù UBND quận đã đôn đốc nhiều lần nhưng đến nay Công ty Tân Hải Minh vẫn chưa hoàn tất bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Tuy vậy, tại buổi kiểm tra hiện trạng Dự án KDC Tân Hải Minh của Sở TN&MT Thành phố vào ngày 21/5/2020, ông Phạm Tấn Hải lại cho rằng “có bố trí nhưng quận chưa tiếp nhận” (!?).
“Về phương hướng sắp tới, UBND quận Thủ Đức sẽ tiếp tục phối hợp với sở ngành thành phố kiến nghị xử lý những vi phạm của Công ty Tân Hải Minh theo quy định”, Phó Chủ tịch UBND quận Thủ Đức thông tin.
Chủ đầu tư Tân Hải Minh cung cấp bản đồ quy hoạch giả để lấy đất công viên làm trụ sở Ban điều hành khu phố. Điều lạ, dù có các phòng chuyên môn tham mưu nhưng UBND quận Thủ Đức vẫn không phát hiện vụ việc gian dối này?
" alt=""/>Thanh tra TP.HCM vào cuộc vụ chủ dự án làm giả bản đồ quy hoạch