‘Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2023’ là cuộc thi được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam – VNISA phối hợp cùng Cục CNTT (Bộ GD&ĐT) và Vụ Hợp tác quốc tế, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực an toàn thông tin trình độ cao tại Việt Nam.
Năm nay, cuộc thi ‘Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN’ lần đầu tiên có sự tham dự của sinh viên từ 10 nước ASEAN, với hơn 200 đội.
Sau 2 vòng khởi động và chung khảo được tổ chức trong tháng 10, ngày 5/11, nội dung thi chung kết hạng mục ‘Tấn công và phòng thủ’ giữa 18 đội sinh viên Việt Nam và 2 đội Indonesia, Singapore.
Kết quả chung cuộc, những vị trí dẫn đầu đều thuộc về các đội sinh viên Việt Nam.
Cũng trong năm nay, các đội đạt giải cao cuộc thi ‘Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN’ tiếp tục mang về cho Việt Nam nhiều giải cao trong các cuộc thi kiến thức và kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin quốc tế.
Cụ thể, vào ngày 9, 10/11, Nu_RobinHust (Đại học CNTT-TT, Đại học Bách khoa Hà Nội), đội sinh viên đạt điểm số cao nhất trong giai đoạn 1 của vòng chung khảo ‘Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2023’ đã mang về cho Việt Nam thêm 1 giải Nhì cuộc thi Cyber SEA Game 2023.
Đây là cuộc thi kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin mạng dành cho đối tượng trẻ của ASEAN.
Tiếp đó, từ ngày 21 – 24/11, tham dự cuộc thi an ninh mạng Đông Nam Á - ASEAN Cyber Shield 2023, đội UIT.pawf3ct của Đại học CNTT, Đại học quốc gia TP.HCM đã giành giải Nhất và đội ISIT-DTU1 của Đại học Duy Tân đạt giải Nhì ở bảng General; đội SecGang đến từ Đại học Bách khoa Hà Nội đạt giải Nhất bảng Student.
Các đội thi này được Vụ Hợp tác quốc tế, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cùng VNISA chọn từ cuộc thi ‘Sinh viên với An toàn thông tin Việt Nam 2022’.
Chia sẻ tại phiên toàn thể của sự kiện Ngày An toàn thông tin Việt Nam năm 2023, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin Trần Đăng Khoa đã điểm ra thành tích của Việt Nam trong các cuộc thi quốc tế và khu vực về an toàn thông tin thời gian vừa qua.
Theo đó, bên cạnh các giải cao của sinh viên Việt Nam trong 2 cuộc thi Cyber SEA Game 2023 và ASEAN Cyber Shield 2023, nhóm chuyên gia an toàn thông tin Viettel đã đạt giải Nhất cuộc thi quốc tế Pwn2Own Toronto 2023 tại Canada.
Ngoài ra, Việt Nam còn đạt giải Ba cuộc thi video nâng cao nhận thức an toàn thông tin năm 2023 của ASEAN - Nhật Bản.
Từ thành tích các nhân sự làm an toàn thông tin Việt Nam đạt được, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin Trần Đăng Khoa nhận định: “Nguồn nhân lực an toàn thông tin của Việt Nam, nhất là các chuyên gia và các em sinh viên có chất lượng rất cao, hoàn toàn tự tin khi ra đấu trường quốc tế”.
Thời gian qua, VNISA đã đồng hành cùng cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp trong việc thực hiện Chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc gia và các đề án ‘Tuyên truyền nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021 – 2025’, ‘Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021 – 2025’.
Năm nay, cùng với cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin lần thứ 16, VNISA cũng chủ trì tổ chức cuộc thi ‘Học sinh với An toàn thông tin’ trực tuyến lần thứ 2 nhằm bổ sung kỹ năng an toàn số cho trẻ em, thu hút sự tham gia của hơn 700.000 học sinh trung học cơ sở trên cả nước, tăng hơn 20% so với năm 2022.
Kết quả khảo sát của VNISA với 200 tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam cũng cho thấy có sự tiến bộ theo chiều hướng tích cực trong công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng nói chung và đào tạo, phát triển nhân lực bảo mật nói riêng.
Khảo sát chỉ ra rằng, 36% tổ chức, doanh nghiệp có đủ nhân lực an toàn thông tin đáp ứng được yêu cầu hiện tại, tăng 12% so với kết quả khảo sát năm ngoái; trong khi đó, tỷ lệ tổ chức, doanh nghiệp cho biết chưa đủ kinh phí đầu tư cho an toàn thông tin để đáp ứng yêu cầu hàng năm đã giảm 5% so với năm 2022, còn 63%.
Đề cập đến định hướng năm 2024, nâng cao nhận thức và kỹ năng là 1 trong 5 nội dung Cục An toàn thông tin đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chú trọng, bên cạnh yêu cầu về tuân thủ quy định pháp luật, ưu tiên hàng đầu cho việc giải quyết những nguy cơ tiềm ẩn hoặc đã nằm sẵn trong hệ thống thông tin, diễn tập thực chiến.
Tại vị trí của siêu thị Intimex (Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) bây giờ sẽ mọc lên một khách sạn
Cụ thể, ngày 8/3, trong văn bản gửi UBND TP Hà Nội về công trình khách sạn và dịch vụ nói trên, Hội Kiến trúc sư Việt Nam nhận xét, hình thức kiến trúc của công trình mới không phù hợp với không gian kiến trúc, cảnh quan khu vực Hồ Gươm, một di sản cấp quốc gia đặc biệt. Từ đây, Hội đồng Kiến trúc của Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã tổ chức lấy ý kiến công trình tại số 22-32 phố Lê Thái Tổ của Công ty CP Intimex Việt Nam và có ý kiến rằng:
Công trình có chức năng dịch vụ, thương mại và khách sạn là phù hợp. Tuy nhiên, nhịp điệu mặt đứng kiến trúc mới không hòa nhập với đặc trưng kiến trúc đô thị và cảnh quan của khu vực. Do mặt đứng mới là một khối đồng nhất kéo dài liên tục không chú ý đến nhịp điệu mặt phố cũ nhờ sự giãn cách của 3 khối kiến trúc Pháp vốn đã trở thành hình ảnh quen thuộc có giá trị văn hóa kiến trúc Hồ Gươm.
Tổ hợp kiến trúc mặt đứng về phân vị, tỷ lệ giữa các phần cột, cổng, cửa chưa chuẩn mực, đặc biệt là các chi tiết kiến trúc và màu sắc. Cầu kỳ nhưng đơn điệu và tạo nên ấn tượng xa lạ.
Nói thêm về công trình tại số 22-32 Lê Thái Tổ, KTS Trần Huy Ánh cho hay, bản chất của nó là một công trình thương mại. Siêu thị của Công ty CP Intimex Việt Nam trước đây đã cổ phần hóa - chuyển đổi sở hữu công thành tài sản tư nhân. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm thương mại hay khách sạn là việc của chủ đất, chức năng của nó chuyển đổi là làm thương mại hay khách sạn là việc của những người chủ đất.
"Chỉ có điều Hồ Gươm là khu vực khá nhạy cảm và được sự quan tâm của các cấp, các nhà chuyên môn, do đó cần bảo vệ cảnh quan kiến trúc có tính di sản và quỹ không gian Hà Nội. Bây giờ người ta nói nhiều về quỹ đất, trong đó chủ yếu là diện tích. Còn quỹ không gian ở đây bao gồm cả khối tích. Khối tích đã được quy định rất chi tiết trong các quy hoạch, điều lệ quản lý.
Đối với quy hoạch Hồ Gươm, Hà Nội chưa có quy hoạch chi tiết. Bộ Xây dựng và Chính phủ đã đưa ra những quy chế, ưu tiên để quy hoạch Hồ Gươm và vùng phụ cận.
Trước đây, đã có cuộc thi Ý tưởng quy hoạch và thiết kế đô thị khu vực Hồ Gươm và phụ cận rất rầm rộ và được giới kiến trúc sư quan tâm, không chỉ Việt Nam mà cả quốc tế. Cuộc thi đã đưa ra những chỉ tiêu, giải pháp có tính gợi mở và có giá trị.
Nếu xét về kỹ thuật và mỹ thuật, bản chất lịch sử của Hồ Gươm và sự chú ý của các giới, các ngành cũng có nhiều, kinh nghiệm, kiến thức không thiếu. Có lẽ chúng ta không cần nghiên cứu quá nhiều về những vấn đề đó mà bây giờ chỉ cần thực hiện những cái cũ thôi đã tốt lắm rồi", KTS Trần Huy Ánh bày tỏ.
Khi được hỏi về quan điểm của mình đối với công trình quanh Hồ Gươm, KTS Trần Huy Ánh kể lại câu chuyện: trước đây, khi có những người bóp tay lên trán nghĩ xem cần làm cái gì nữa ở quanh Hồ Gươm thì KTS Lê Văn Lân, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội đã nói một câu, đại ý rằng: hãy bóp trán suy nghĩ xem nên nhổ bớt cái gì thì tốt hơn bởi không gian trống quanh khu vực Hồ Gươm đã quá ít ỏi rồi.
Theo Báo Đất Việt
" alt=""/>Xây khách sạn sát Hồ Gươm: Nhổ bớt được gì càng tốt!Mọi chuyện diễn ra ngày 23/1/1971 khi chuyến bay chở khách theo lịch trình nội địa của Korean Air bị một thanh niên cầm lựu đạn khống chế. Máy bay cuối cùng rơi xuống một bãi biển hoang vắng gần Sokcho (Hàn Quốc). Sự việc khiến cả Hàn Quốc chấn động và gây ám ảnh cho người dân trong một thời gian dài.
Vây hãm trên không tái hiện hình ảnh kinh hoàng trong cabin của vụ không tặc đáng sợ bậc nhất Hàn Quốc. Phiên bản điện ảnh do đạo diễn Kim Seong-han thực hiện đã có nhiều sự thay đổi. Bối cảnh phim đặt vào mùa đông năm 1971, hai phi công Tae-in (Han Jung -woo) và Gyu-sik (Sung Dong-il) lái chuyến bay dân sự với 127 hành khách từ Sokcho tới tới Gimpo. Không lâu sau khi cất cánh, một quả bom bất ngờ phát nổ khiến máy bay trở nên hỗn loạn.
Thanh niên Yong-dae (Yeo Jin-goo) dùng lựu đạn để chiếm quyền kiểm soát buồng lái và yêu cầu hướng máy bay về hướng Bắc, băng qua khu vực Phi quân sự để đến Triều Tiên. Do ảnh hưởng của vụ nổ, Gyu-sik bị mất thị lực một bên. Tae-in và tiếp viên trưởng Ok-sun (Chae Soo-bin) buộc phải đối mặt với Yong-dae để bảo vệ các hành khách.
Họ biết nếu quá gần biên giới, máy bay sẽ bị bắn hạ để tránh làm ảnh hưởng đến tình hình chính trị giữa hai quốc gia. Nếu may mắn đáp đất an toàn thì các hành khách cũng khó lòng mà trở lại quê nhà. Đạo diễn Kim Seong-han chia sẻ: “Tôi muốn tái hiện sự kiện qua khung hình điện ảnh”, đồng thời hứa hẹn những trải nghiệm giật gân vượt xa thực tế.
Anh muốn người xem cảm nhận được nỗi sợ thực sự của các hành khách và những quyết định khó khăn của từng nhân vật trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Vây hãm trên khôngít nhiều sự thay đổi so với sự kiện gốc. Vì thế mà các tình tiết phim sẽ càng trở nên khó đoán và kịch tính hơn. Cái kết cho vụ không tặc và tính mạng của phi hành đoàn lẫn hành khách vẫn là dấu hỏi to lớn khi mọi thứ có thể đi lệch quỹ đạo bất cứ lúc nào.
Dàn diễn viên chính củaVây hãm trên khôngđều là những cái tên có thực lực của điện ảnh Hàn Quốc gồm: Ha Jung-woo, Cha Soo-bin và tài tử gạo cội Sung Dong-il - gương mặt quen thuộc với khán giả Việt trongReply 1988 (2015).
Quỳnh An