Gần đây, ByteDance đã đóng cửa nền tảng game Momoyu và bách khoa toàn thư y tế Baikemy, nhấn mạnh trọng tâm mới vào AI trong bối cảnh ChatGPT và các công cụ AI tạo sinh khác ngày càng phổ biến.
ByteDance mua Baikemy với giá 500 triệu NDT (70 triệu USD) năm 2020 khi nhu cầu chăm sóc y tế tăng vọt giữa dịch Covid-19, theo trang tin Yicai.
CEO ByteDance Liang Rubo đầu tuần này đã mắng nhân viên vì “không đủ nhạy cảm” trước sự xuất hiện của các công nghệ mới như ChatGPT. Theo bản ghi chép một cuộc họp nội bộ được công bố trên website công ty, Liang cho biết nhân viên chỉ bắt đầu nói về ChatGPT năm 2023 dù chatbot phát hành cho công chúng từ tháng 11/2022.
Theo người đứng đầu ByteDance, các startup mô hình ngôn ngữ lớn đang hoạt động tốt về cơ bản được thành lập từ năm 2018 đến 2020. Công ty mẹ TikTok đã ra mắt chatbot Doubao và Cici AI vào nửa sau năm 2023 sau khi các đối thủ Baidu và Alibaba công bố dịch vụ vào tháng 3 và tháng 4 cùng năm.
Ngoài ra, ông còn chỉ trích nhân viên thiếu “cảm giác khủng hoảng”. Ông nói một trong những ưu tiên của họ năm nay sẽ là luôn duy trì trạng thái “như ngày đầu”, liên quan đến tinh thần khởi nghiệp.
Hệ thống đề xuất nội dung dựa trên AI của ByteDance, cung cấp nội dung được cá nhân hóa cho người dùng dựa trên sở thích và hoạt động xem của họ trong các ứng dụng như TikTok và công cụ tổng hợp tin tức Jinri Toutiao, từ lâu đã được xem là một trường hợp sử dụng AI rất thành công trong ngành.
Công nghệ đã biến Musical.ly – dịch vụ được ByteDance mua lại năm 2017 và sau đó nhập với TikTok – thành ứng dụng phổ biến nhất thế giới của một công ty Trung Quốc.
CEO Liang nhận xét ByteDance phản ứng chậm chạp với các xu hướng công nghệ mới hơn so với một số startup đã “ngay lập tức phát hiện các dự án mới trên GitHub, sau đó mua lại hoặc bắt tay với họ”. Ông bổ sung công ty sẽ tiếp tục nới rộng khoảng cách thưởng giữa những người làm việc hiệu quả nhất và kém nhất để giữ chân nhân tài.
Đầu tháng 1, ByteDance cập nhật chính sách tiền lương, công bố mức thưởng hằng năm tương ứng ba tháng lương. Thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hàng nghìn nhân viên vẫn thường nhận thưởng cao hơn, chẳng hạn các nhân viên tối ưu hóa và thiết kế sản phẩm được thưởng tối đa 6 tháng lương.
(Theo SCMP)
" alt=""/>Công ty mẹ TikTok giúp người không cần biết lập trình cũng có thể tạo chatbotCô nói đi làm sẽ mang con theo nhưng Quý lập tức phản đối vì chỗ làm của vợ có quá nhiều hoá chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con mình. "Tóm lại em cứ nghỉ ngơi đi, mọi việc cứ để anh lo", Quý đề nghị với vợ. Nhưng Đào cho rằng cuộc sống cơm áo gạo tiền từng ngày kèm khoản nợ ngân hàng trên đầu không cho phép mình được ở nhà. Cô cũng không muốn tên mình nằm trong danh sách nợ xấu.
Trong khi đó, Hào (Mạnh Quân) phấn khởi chuẩn bị cho ngày làm shipper chính thức đầu tiên dù bằng lái đã bị giữ sau vụ vượt đèn đỏ. Yên (Diễm Hằng) đang lo lắng không biết phải nói thế nào với công ty thì Hào đã có ngay 1 ý kiến táo bạo trấn an tinh thần cho vợ. "Chuyện này sống để bụng, chết mang theo. Em không nói, anh không nói, thằng Cún chắc chắn không nói rồi thì ai biết. Mình cứ ra đường đi bình thường thôi", Hào nói.
Ở diễn biến khác, Khánh (Minh Cúc) - chị ruột của Nghiêm (Tiến Lộc) về nhà và không hài lòng khi vợ chồng em trai để nhà cửa "như bãi rác". Khánh càu nhàu: "Đi một cái là tủ lạnh đầy đồ. Nói nhiều cứ như trêu ngươi người ta". Nghiêm bật lại: "Chị phiên phiến 1 tí đi. Khó như chị bảo sao không ông nào động vào là phải". Tuy vậy Khánh vẫn rất bực bội, yêu cầu Trang (Bích Ngọc) nhìn lại giá để gia vị xem có vấn đề gì không nhưng cả cô và chồng đều không nhận ra điểm bất thường.
Quý có cản được vợ? Khánh sẽ bắt lỗi em dâu thế nào? Hào có giấu được việc không có bằng lái. Diễn biến chi tiếtSao Kim bắn tim Sao Hỏa tập 2 lên sóng VTV3 vào 21h40 tối nay.
Chia sẻ với phóng viên VietNamNet, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Internet khẳng định: Ngày nay, trong xu thế chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng đã trở thành mối quan tâm lớn của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Ngay với các thành viên VIA, dù hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau song đều rất quan tâm và đã có những đầu tư thích đáng cho mảng an ninh, an toàn không gian mạng.
“Việc duy trì định kỳ diễn đàn Security Bootcamp cũng là một hoạt động của Hiệp hội để góp sức vào sự phát triển của hệ sinh thái Internet cũng như an ninh, an toàn không gian mạng tại Việt Nam, trong đó tập trung vào phát triển năng lực an toàn, an ninh mạng”, ông Vũ Thế Bình chia sẻ.
‘Đấu trường an toàn thông tin’ là một điểm nhấn của Security Bootcamp, với chất lượng chuyên môn của các cuộc diễn tập liên tục được cải thiện qua các năm. Năm nay, ‘Đấu trường an toàn thông tin 2024’ có sự góp mặt của 22 đội, mỗi đội 3 thành viên, đến từ nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Trong thời gian diễn ra chương trình kéo dài từ chiều ngày 28/9 đến hết ngày 29/9, các đội đã tham gia vào môi trường diễn tập mô phỏng hệ thống mạng của một doanh nghiệp với nhiều thành phần khác nhau.
Tình huống được đưa ra cho các đội là hệ thống của doanh nghiệp vừa bị tấn công, và đơn vị có nhu cầu sử dụng dịch vụ của các chuyên gia an toàn thông tin để làm 3 việc: Phân tích và tìm kiếm nguyên nhân hacker qua mặt hệ thống sinh trắc học để xâm nhập hệ thống; phân tích và tìm kiếm các bằng chứng hệ thống bị kiểm soát, khôi phục dữ liệu bị mã hóa; tìm kiếm các điểm yếu, lỗ hổng bị khai thác.
Kết quả chung cuộc, đội của Vietcombank xếp vị trí thứ nhất; vị trí thứ 2 thuộc về đội ‘VCS – genZ’ đến từ Viettel Cyber Security; 2 đội cùng xếp thứ ba là đội đến từ Công ty One Mount và đội ‘MSB-AllorNothing’ của Ngân hàng Hàng hải.
Điều quan trọng hơn cả, theo nhận định của các chuyên gia, là qua tham gia 'Đấu trường an toàn thông tin', nhân sự làm an toàn thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp đã được rèn luyện, trau dồi khả năng ứng phó với tình huống hệ thống bị tấn công mạng; từ đó có kinh nghiệm để xử lý, ứng phó khi gặp các sự cố mất an toàn thông tin trong thực tế tại đơn vị mình.
Thủ đoạn, kỹ thuật của đối tượng tấn công mạng ngày càng tinh vi
Cũng như các năm trước, các tham luận được chia sẻ tại hội thảo chuyên sâu về an toàn thông tin mạng trong khuôn khổ Security Bootcamp 2024, là nội dung nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng nhân sự đang làm việc trong lĩnh vực này.
Các chuyên gia đều có chung nhận định rằng, hiện nay nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn thông tin và có ý thức xây dựng hệ thống, đội ngũ an toàn, an ninh mạng cho đơn vị mình ngày càng hoàn thiện hơn, tốt hơn.
Tuy nhiên, song song với điều đó, các thủ đoạn, kĩ thuật của đối tượng tấn công cũng ngày càng tinh vi hơn để “qua mặt” hệ thống giám sát.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Hoàng Hải, Trưởng Dịch vụ xử lý sự cố và Threat hunting của Viettel Cyber Security đã chia sẻ về một số hình thức giao tiếp với máy chủ C&C nhằm ẩn mình khỏi các hệ thống giám sát của đối tượng tấn công như giao tiếp với C&C qua các giao thức hợp lệ, điều khiển máy chủ qua email, hay che giấu C&C domain khỏi hệ thống giám sát.
Cách đối tượng tấn công ẩn mình kết nối với máy chủ C&C là tình huống đội ngũ Viettel Cyber Security đã gặp trong thực tế cung cấp dịch vụ giám sát và xử lý sự cố cho các doanh nghiệp.
Ở góc độ của đơn vị chuyên nghiên cứu giải pháp bảo mật các thiết bị IoT, ông Lê Phạm Thiên Hồng Ân, Trưởng nhóm nghiên cứu bảo mật IoT thuộc Trung tâm An toàn thông tin VNPT nhấn mạnh sự cần thiết của việc phát hiện và kịp thời cập nhật bản vá các lỗ hổng bảo mật trên thiết bị bay không người lái – drone, UAV.
Theo chia sẻ của vị chuyên gia này, có lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng cho phép kẻ tấn công kiểm soát thiết bị drone chỉ trong thời gian chưa đầy 1 phút.
“Việc phát hiện sớm các lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trên Drone, UAV sẽ mở ra một hướng đi mới trong việc phát triển các biện pháp bảo mật tiên tiến, giúp bảo vệ hệ thống drone hiện đại trước những mối đe dọa an ninh mạng”, ông Lê Phạm Thiên Hồng Ân nêu quan điểm.
Việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo - AI trong cuộc đối đầu giữa 2 bên tấn công - phòng thủ cũng là một vấn đề thu hút sự quan tâm của các đại biểu dự Security Bootcamp 2024.
Ông Bùi Tuấn Anh, Trưởng phòng Công nghệ và dịch vụ chuyên gia của Công ty VSEC nhận định, trong bối cảnh công nghệ trí tuệ nhân tạo – AI bùng nổ trên toàn cầu, một thực tế đáng lo ngại đã xuất hiện là những kẻ tấn công đang sử dụng AI ngày càng nhiều để “vượt mặt” các hệ thống bảo mật truyền thống.
Trong bối cảnh đó, ông Bùi Tuấn Anh cho rằng, AI đang mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng. Công nghệ mới này hứa hẹn giải quyết những thách thức lớn mà các đội vận hành, an ninh đang phải đối mặt, từ việc rút ngắn thời gian phản ứng, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả, cho đến việc cải thiện khả năng mở rộng.
“Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhớ rằng AI cần được kết hợp một cách thông minh với chuyên môn của con người, quy trình làm việc hiệu quả cùng một chiến lược bảo mật tổng thể. Có như vậy, chúng ta mới có thể khai thác tối đa tiềm năng của AI trong việc bảo vệ hệ thống mạng của mình”, ông Bùi Tuấn Anh lưu ý thêm.