Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh chuối nướng yến mạch:
- 7 trái chuối, chuối tây chuối ta chuối hương chuối sứ gì cũng được
- 2 quả trứng gà
- 200 gram yến mạch (nếu không có thì thay bằng 200 gram bột mì + 5gram bột nở)
- Dầu ăn
- Mật ong/đường
- Vani/bột quế (nếu muốn thơm hơn)
- Sữa tươi ít đường
Cách làm bánh chuối nướng yến mạch:
- Yến mạch rửa qua nước lọc ngâm với 1 bịch sữa tươi cho mềm tầm 1 giờ. Còn nếu dừng bột mì thì rây mịn bột vào nửa bịch sữa.
- Cho 5 trái chuối lột vỏ vào thau, dằm nhuyễn.
- Cho trứng gà vào khuấy đều.
- Cho hỗn hợp yến mạch/bột mì+bột nở và sữa tươi đã ngâm mềm vào thau khuấy đều.
- Cho một muỗng đường/mật ong và một muỗng dầu ăn vào. Nếu là dầu olive thì càng tốt.
- Muốn thơm hơn có thể cho vani/bột quế vào nếu thích.
- Chuẩn bị nồi cơm điện, bôi một lớp dầu quanh đáy và thành nồi.
- Cắt lát 2 quả chuối còn lại xếp dưới đáy nồi rồi đổ hỗn hợp chuối yến mạch lên trên. Cuối cùng rải thêm một lớp chuối lên mặt.
- Cắm điện và bật chế độ "cook" tầm 20 phút khi bánh chín thơm thì để nguội xíu, dùng muỗng cạy bánh lên và trở mặt trên xuống dưới, bấm "cook" tầm 10 phút nữa rồi rút điện chờ bánh nguội lấy ra.
Bánh chuối nướng yến mạch nghe có vẻ phức tạp nhưng chỉ cần chút khéo léo là có ngay ổ bánh thơm ngon, có thể dùng ăn sáng, ăn xế, ăn đêm gì cũng không lo tăng cân.
Những món giải khát mát lạnh được xem là “cứu cánh” trong ngày hè ở TP.HCM.
" alt=""/>Bánh chuối nướng yến mạch làm bằng nồi cơm điện cực kì đơn giảnAnh Lê Cương bị mù 2 mắt (Ảnh: Nhật Anh).
Thời điểm đó, gia đình anh Cương đã vay mượn để điều trị cho con, nhưng không có kết quả. Thị lực yếu, Cương gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập.
Năm 2010, vượt lên nghịch cảnh, anh Cương thi đậu vào Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Sau một năm, bệnh tình chuyển nặng, anh Cương phải nghỉ học giữa chừng.
"Còn gì khủng khiếp hơn việc mất đi ánh sáng, con đường sự nghiệp. Không muốn sống vô ích, dựa dẫm vào gia đình, năm 2012, tôi tiếp tục thi đại học và đậu vào ngành Văn, Trường đại học Khoa học Huế", anh Cương tâm sự.
Tại ngôi trường mới, dưới sự quan tâm, yêu thương của thầy cô, bạn bè và sự cố gắng của bản thân, sau 4 năm, anh Cương ra trường với tấm bằng giỏi. Cứ ngỡ đã chạm tay đến ước mơ, nhưng số phận cứ trêu ngươi chàng trai trẻ. Đôi mắt của anh Cương qua thời gian cứ yếu dần, trở thành người khiếm thị, sau này thì mù hẳn.
Anh Cương đã tự mở một cơ sở sản xuất chổi đót, kiếm sống bằng chính đôi tay của mình (Ảnh: Nhật Anh).
"Tôi ước mơ trở thành thầy giáo, nên đã nỗ lực rất nhiều để thi đậu vào đại học. Thế nhưng vì hoàn cảnh nên ước mơ đó không thể thành hiện thực. Tôi tự nhủ phải chấp nhận những gì đang có, không bao giờ suy nghĩ tiêu cực. Người ta nói, nghịch cảnh không phải là tảng đá cản bước mà là động lực để ta vượt qua và tiến lên phía trước", anh Cương chia sẻ.
Năm 2017, anh Cương tham gia Hội Người mù huyện Triệu Phong để học làm chổi đót, xoa bóp, bấm huyệt.
Nhờ vào đôi tay khéo léo, sau 3 tháng được đào tạo và đi làm ở thành phố Đông Hà (Quảng Trị), tay nghề của anh Cương dần nâng lên. Đầu năm 2018, anh quyết định mở cơ sở sản xuất chổi đót tại nhà, rủ thêm một số người có cùng cảnh ngộ về làm chung.
Không chỉ tạo ra công việc cho người cùng cảnh ngộ, anh Cương còn truyền động lực để họ không mặc cảm, nỗ lực vượt lên nghịch cảnh.
Theo anh Cương, mỗi tháng, cơ sở của anh sản xuất 500-600 cây chổi, mang lại nguồn thu gần 20 triệu đồng. Cơ sở có 5 người, mỗi người thu nhập 4-5 triệu đồng/tháng.
"Mình bị khuyết tật vận động, chỉ ở trong nhà và không dám ra ngoài vì sợ ảnh hưởng đến người khác. Từ ngày gặp anh Cương, tính cách rụt rè mất đi từ bao giờ không hay. Cứ nghĩ bản thân không thể đi làm, kiếm tiền, vậy mà từ ngày về làm ở đây, mỗi tháng mình kiếm được 4 triệu đồng", chị Phan Thị Cúc (50 tuổi), trú xã Triệu Long nói.
Cơ sở của anh Cương tạo việc làm cho 5 người khuyết tật khác tại địa phương (Ảnh: Nhật Anh).
Anh Cương cho hay, tới đây anh sẽ mở rộng cơ sở sản xuất, đồng thời làm thêm các loại chổi khác theo nhu cầu của khách hàng. Tiếp tục "mở cửa" chào đón những người khuyết tật, người chưa có công việc đến làm, với mong muốn giúp đỡ họ có thêm chi phí cải thiện cuộc sống, phát triển kinh tế.
Chị Võ Thị Thúy, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ - Người khuyết tật và Bảo trợ xã hội xã Triệu Long cho biết, anh Cương đang là Phó Chủ tịch của hội. Mô hình sản xuất chổi đót của anh Cương không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế mà còn tạo công ăn việc làm cho các lao động trên địa bàn xã.
Theo chị Thúy, thời gian tới, Hội sẽ đề xuất phía ngân hàng ưu đãi các chương trình vay vốn để hỗ trợ thêm cho anh Cương trong quá trình sản xuất, mở rộng quy mô.
" alt=""/>Nghịch cảnh của ông chủ khiếm thị từng đậu 2 trường đại họcPhạm Thị Thanh Tâm, đại diện nhóm, cho biết tại Việt Nam ngô là cây trồng phổ biến thứ hai sau lúa. Sau khi chế biến, lượng lớn ruột ngô không được tái sử dụng, thải ra môi trường. Một số nơi tận dụng ruột ngô làm thức ăn gia súc, giá thể trồng nấm... với giá trị thấp.
Tìm hiểu các nghiên cứu thấy trong ruột ngô có chứa nhiều dược chất tốt cho sức khỏe như anthocyanin, beta - sitosterol, saponin, tanin và các hợp chất polyphenol khác. Trong đó, hàm lượng anthocynanin trong ruột ngô được đánh giá cao hơn trong hạt. Đây là chất có khả năng chống oxy hóa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như cải thiện chức năng tim mạch, ngăn chặn tiểu đường. Chất beta - sitosterol có tác dụng kiểm soát nồng độ cholesterol, giảm hoạt động tế bào ung thư, tăng khả năng miễn dịch. Những dược chất này trong ruột ngô được nhóm nghiên cứu làm trà túi lọc.