Kể từ ngày 3/8, khi người dùng Facebook Mỹ lướt qua các liên kết phổ biến – bao gồm cả các liên kết chứa thông tin sai lệch – trên bảng tin, họ sẽ nhìn thấy một loạt bài báo khác có cùng chủ đề phía dưới. Tính năng “tin bài liên quan” này là một phần trong nỗ lực hạn chế thiệt hại từ thông tin sai lệch của Facebook.
Trong vài tháng gần đây, Facebook đã giới thiệu vài tính năng tương tự để hối thúc người dùng suy nghĩ kỹ trước khi chia sẻ một câu chuyện nào đó nhưng không ngăn cản họ chia sẻ. Mạng xã hội cũng kết hợp với các đối tác xác thực nguồn tin khác như Snopes.com để đánh dấu các liên kết dẫn đến bài báo có nội dung sai lệch.
Động thái cho thấy chiến lược của Facebook trong việc hạn chế sự hiện diện của tin giả trên nền tảng của mình mà không cần phải kiểm duyệt, vai trò mà họ không mong muốn. Dù có quy định cấm phát ngôn thù địch và các loại khác, Facebook lại không có chính sách xoay quanh tính chính xác của tin tức.
Năm 2016, công ty của Mark Zuckerberg bị chỉ trích vì không ngăn cản được các tin giả mạo bị phát tán trong suốt cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Sau khi phủ nhận những lời chỉ trích, cuối cùng Zuckerberg phải thừa nhận trách nhiệm của Facebook trong việc này.
Cách tiếp cận của Facebook cũng tương tự của Google. Hãng tìm kiếm Internet lớn nhất thế giới đang hợp tác với các bên thứ ba để xác thực nguồn tin và gần đây cải tiến công cụ tìm kiếm để chặn đứng các website chứa tin giả mạo, lừa đảo… xuất hiện trên kết quả hàng đầu.
" alt=""/>Chống tin giả mạo, Facebook hiển thị tin bài liên quan trên News FeedSiddharth Mehrotra, 27 tuổi, đã khai rằng hắn chỉ nhắm vào nhà của các chính trị gia, quan chức, cán bộ chính phủ và doanh nhân. Cảnh sát cho hay, các nạn nhân của kẻ trộm này bao gồm cựu dân biểu và một quan tòa.
Kể từ tháng Hai năm nay, Mehrotra đã đột nhập 18 căn hộ tại Vasant Kunj, tất cả đều nằm ở tầng trệt vì nó cho phép anh ta tẩu thoát dễ dàng nếu bị phát hiện. Trong một vài lần, các camera an ninh đã ghi lại được hình của Mehrotra.
Mặc dù khuôn mặt của kẻ trộm ấy đã được xác định rõ ràng trong cảnh quay, nhưng không có cách nào cảnh sát có thể xác định hắn ta. Qua hai tuần tìm kiếm siêng năng với Googgle, chỉ đơn giản là gõ hàng trăm từ khóa liên quan với hy vọng rằng bất kỳ tin tức nào liên quan đến hắn sẽ bao gồm ảnh, từ đó giúp xác định danh tính của kẻ trộm kia.
Bạn đã bao giờ nhìn thấy một đường link chứa hình ảnh có hình nút “Play” ở giữa, để rồi sau đó bạn bấm vào vì ngỡ như được xem video thì lại bị chuyển đến một đường dẫn bên ngoài chưa? Đó chính là clickbait video - một dạng thiết kế hình ảnh để dụ dỗ những người dùng Facebook thiếu hiểu biết về công nghệ hoặc chỉ đơn giản là đang không tập trung bấm vào một đường link bất kỳ.
Facebook trong suốt năm vừa qua đã gia tăng gấp đôi nỗ lực của mình nhằm chống lại các bài báo clickbait như vậy, và giờ công ty đã tiếp tục “sờ gáy” đến một dạng dụ dỗ bấm vào nữa, chính là clickbait video. Một trong những cách phổ biến nhất spammer dùng để dụ dỗ người dùng, như đã nêu trên, là sử dụng nút Play giả: Chia sẻ một bài báo với hình ảnh featured có hình nút Play ở giữa, và chỉ cần người dùng lướt News Feed không tập trung sẽ rất dễ bị đánh lừa, nhiều người dùng còn tự hỏi tại sao video không tự phát mà bấm vào nút Play một lần nữa để xem và thế là được dẫn tới một bài báo khác.
" alt=""/>Facebook sẽ áp dụng AI để loại bỏ video giả trên News Feed