Bên cạnh đó, Tết năm nay, K+ dành tặng khán giả chùm phim “Quà sum họp” với 7 bộ phim Việt đình đám: Tấm Cám chuyện chưa kể, Gái già lắm chiêu, Trúng Số, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Em là bà nội của anh, Kungfu Phở, 12 chòm sao vẽ đường cho yêu chạy, phát sóng vào lúc 20h00 hàng ngày từ 24/1 – 30/1/2017 trên kênh K+1.
Mỗi bộ phim là một mảnh ghép thú vị về tình bạn, tình yêu, tình thân gia đình, với yếu tố tâm lý tinh tế, đan xen những tiếng cười hóm hỉnh cùng các tình tiết mới lạ lần đầu được thử nghiệm với điện ảnh Việt.
Nếu như Tấm Cám chuyện chưa kể đưa khán giả vào thế giới kỳ ảo của ông Bụt, cô Tấm thảo hiền, và mở ra bối cảnh hoàn toàn mới để truyện cổ tích quen thuộc trở nên bất ngờ đầy thích thú, thì Gái già lắm chiêu, Trúng Số, Kungfu phở và Em là bà nội của anhlại mang đến tràng cười sảng khoái sau những phút giây lắng đọng. Các bạn trẻ sẽ tìm thấy những cung bậc cảm xúc thú vị của tình yêu học đường trong 12 chòm sao vẽ đường cho yêu chạy, và tìm về với những kí ức tuổi thơ trong trẻo trong bộ phim đình đám Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh.
Phim Sitcom “5S Plus Online” trở lại trên SCTV
" alt=""/>Đừng bỏ lỡ những bộ phim Việt đình đám trên truyền hình Tết Đinh DậuTrong cương vị CEO, Jassy sẽ đương đầu với không ít thách thức từ các cuộc chiến pháp lý, đạo luật chống độc quyền áp dụng với Amazon. (Ảnh: The New York Times)
Gia nhập gã khổng lồ thương mại điện tử từ năm 1997, ông chính là người sáng lập dịch vụ đám mây Amazon Web Services đình đám. Andy Jassy đã làm việc dưới trướng của Jeff Bezos trong nhiều năm qua và được xem là người kế nhiệm danh giá, nối tiếp truyền thống bao lâu nay của Bezos.
Tuy nhiên, Jassy đã âm thầm bành trướng sức ảnh hưởng của mình và thực hiện nhiều cải cách hơn dự đoán của các chuyên gia. Ông đã mạnh tay loại bỏ những mảng kinh doanh trọng yếu mà Bezos từng tập trung đầu tư, đặc biệt là khâu vận chuyển hậu cần.
Jassy cho rằng Amazon đang chi tiền cho những mục thừa thãi nên cần phải cắt giảm chi phí. Cụ thể, ông đã đóng các cửa hàng truyền thống và hoãn một số kế hoạch mở rộng kho hàng. Đồng thời, vị CEO còn cải tổ ban quản lý của công ty, cố gắng hòa giải và cải thiện mối quan hệ với với 1,6 triệu nhân viên dưới trướng mình.
Theo New York Times, điểm khác biệt lớn nhất giữa hai vị CEO là cách tiếp cận của họ đối với các vấn đề pháp lý và quy định ở Washington. Ngoài việc phục vụ nhu cầu của nhóm khách hàng thông thường, Jassy còn xem Amazon với vai trò rộng lớn hơn là một nhà tuyển dụng và có ảnh hưởng lớn đến xã hội, Matt McIlwain, nhà đầu tư trước đây của Amazon, nhận định.
Những nỗ lực này của CEO Andy Jassy được đánh giá là cần thiết khi các quan chức, các nhà hoạt động xã hội đang theo dõi sát sao Amazon vì quy mô của hãng. Gã khổng lồ công nghệ đã chi 19,3 triệu USD cho các hoạt động vận động hành lang, vượt xa so với con số 2,2 triệu USD vào 10 năm trước, theo số liệu của OpenSecrets.
Nhưng khó khăn vẫn đang bủa vây lấy Amazon. Mới đây, Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) điều tra tập đoàn vì vi phạm chính sách chống độc quyền. Quốc hội cũng sắp sửa thông qua đạo luật chống độc quyền nhằm hạn chế sức cạnh tranh của Amazon với các đối thủ khác trên thị trường.
Người đứng ra bênh vực cho Amazon
Để giải quyết những thách thức này, Andy Jassy đã liên tục làm việc với các nhà lập pháp tại Mỹ. Tháng 8/2021, ông đã tham gia một hội nghị thượng đỉnh về an ninh mạng ở Nhà Trắng. Đến tháng 9, vị CEO lại đến Đồi Capitol để gặp gỡ 4 vị lãnh đạo Quốc hội Mỹ.
Trong khi đó, với Jeff Bezos, ông thường có xu hướng tránh né các hoạt động chính trị tại thủ đô Washington. Các nhân viên của ông thậm chí còn không biết không đã đến thành phố này khi nào. Jay Carney, từng giữ vai trò phát ngôn viên tại Nhà Trắng, thậm chí còn cố gắng giúp nhà sáng lập Amazon tránh xa những chỉ trích và ý kiến trái chiều về công ty.
![]() |
Cách điều hành của CEO Andy Jassy có nhiều điểm khác biệt so với Jeff Bezos. (Ảnh: Getty Images) |
Nhận xét về Jassy, Thượng nghị sĩ Mark Warner của bang Virginia cho rằng so với nhà sáng lập Jeff Bezos, ông tham gia vào các tranh cãi liên quan đến chính sách của chính phủ nhiều hơn.
Cụ thể, dưới thời Jassy, Amazon đã phản đối cáo buộc độc quyền thị trường và khẳng định đã nỗ lực giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ bán hàng trên website của mình. Hãng công nghệ cho rằng nếu bộ luật chống độc quyền được thông qua, dịch vụ trả phí Amazon Prime sẽ không thể giữ đúng cam kết của mình với người dùng.
Theo Daniel Auble, nhà nghiên cứu cấp cao tại OpenSecrets, Amazon sẽ tiếp tục đối mặt với hàng loạt vụ kiện liên quan đến luật chống độc quyền và các quan điểm hoài nghi xoay quanh quyền lực của công ty.
Do đó, CEO Andy Jassy sẽ trở thành người mạnh mẽ đứng ra bênh vực cho những chính sách của công ty. “Thông thường rất khó để tiếp cận với các nhà lãnh đạo của Quốc hội. Nhưng với vị CEO hiện tại của Amazon, điều này là hoàn toàn có thể”, chuyên gia Daniel Auble nhận định.
(Theo Zing)
Nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos sẽ chuyển giao ghế nóng CEO cho người kế vị Andy Jassy, người có 24 năm làm việc ở Amazon, vào quý III năm nay.
" alt=""/>Dấu ấn của người kế nhiệm Jeff Bezos