Ông Sen cho biết, theo một điều tra về thu nhập, trong số 984 giảng viên của trường có khoảng 70 người có mức lương dưới 4 triệu đồng/tháng.
Trường có ý muốn trợ cấp thêm thu nhập nhưng có trên 30 người từ chối vì nhà có công ty riêng. Chỉ còn hơn 30 người có mức lương thấp, nhưng so với tổng số giảng viên thì con số này không đáng kể.
Dưới 4 triệu đồng/tháng là mức lương theo quy định; ngoài ra giảng viên còn có thêm thu nhập khác như dạy thêm ngoài giờ, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học (trả trực tiếp...).
![]() |
Ông Võ Văn Sen tại buổi họp báo. |
Cũng theo ông Sen, hiện tại trường đã giảm tối đa hệ vừa làm vừa học từ 8.000 sinh viên xuống còn 3.000.
Hệ này được xem là "bầu sữa” của giảng viên; nhưng việc giảm chỉ tiêu không ảnh hưởng tới thu nhập vì thầy cô có thu nhập bù từ công việc khác.
Giải thích về hiện tượng giảng viên đại học của trường đi dạy cho các trường khác, ông Sen bày tỏ:
“Chúng tôi không thể cấm chuyện này, vì đây là khó khăn chung của trường đại học Việt Nam hiện nay. Chúng tôi không thể bắt các giảng viên phải toàn tâm toàn ý cho trường mình vì ngay cả Trường ĐH Quốc tế - trả lương giảng viên tới hơn 20 triệu mỗi tháng - cũng không cấm được giảng viên đi dạy ở trường khác. Bởi, dẫu có trả cao như mức trên cũng “thua rất xa” mức thu nhập khi dạy thêm, thậm chí còn không bằng những trường chỉ trả lương 7- 8 triệu mà cho giảng viên đi dạy bên ngoài".
Theo ông Sen, xảy ra hiện tượng giảng viên "chạy sô" là do số lượng giảng viên có trình độ quá ít, lại chủ yếu tập trung ở các trường công lập.
Đặc biệt có nhiều trường đại học chỉ có 5-10 tiến sĩ cơ hữu trong khi có hàng chục ngàn sinh viên; vì vậy phải “mượn” tên giảng viên trường khác, nhất là trường tư “mượn” trường công.
Cũng theo ông Sen, Luật Giáo dục hiện nay chỉ quy định nếu giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ tại chỗ sẽ không được đi dạy nơi khác.
Trường chỉ có biện pháp duy nhất là quy định về nghiên cứu như công bố khoa học, số lượng giờ giảng để giảng viên hoàn thành nhiệm vụ. Khi đã hoàn thành, giảng viên có thể đi làm thêm bên ngoài.
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM sẽ thực hiện giảm quy mô đào tạo ở các hệ chính quy và vừa học hệ làm, nhưng sẽ tăng quy mô hệ sau đại học để phát triển trường theo định hướng nghiên cứu.
Trong kỳ tuyển sinh năm 2017 chỉ tiêu của trường là 2.850 thí sinh.
Trường đã tuyển được 2. 750 thí sinh chứ không sử dụng hết số chỉ tiêu còn lại.
Theo ông Sen, có thể chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của trường sẽ cố định ở mức 2.700 đến 2.800 thí sinh.
Lê Huyền
" alt=""/>Nhiều giảng viên Trường Nhân văn TP.HCM có mức lương dưới 4 triệu đồngMột số tác phẩm của tác giả Việt được chuyển ngữ tiếng Anh và tiếng Trung.
Mới đây, NXB Kim Đồng đã cùng một số đơn vị đại diện Hội Xuất bản Việt Nam tham dự Hội chợ sách thiếu nhi quốc tế Busan (BICBF) tại thành phố Busan (Hàn Quốc). Đây là lần đầu tiên Hội chợ sách thiếu nhi quốc tế Busan được tổ chức, quy tụ 193 nhà xuất bản và 118 nhà văn, nhà phê bình từ khắp nơi trên thế giới. Gian hàng sách Việt Nam mang đến BICBF hơn 50 đầu sách thiếu nhi Việt Nam của 5 nhà xuất bản và công ty sách là NXB Kim Đồng, NXB Trẻ, NXB Phụ Nữ, Nhã Nam và Thái Hà Books.
Đại diện NXB Kim Đồng cho biết, “khác các Hội chợ sách quốc tế tập trung vào việc trao đổi bản quyền, Hội chợ sách thiếu nhi quốc tế Busan được xây dựng như một lễ hội sách, lấy trẻ em làm trung tâm. Chủ đề của BICBF năm nay mang tên Laputa - tên hòn đảo kỳ ảo trong tác phẩm Gulliver du kícủa Jonathan Swift, nguồn cảm hứng mãnh liệt cho trí tưởng tượng và phiêu lưu. Sách thiếu nhi từ mọi nơi trên thế giới sẽ hội tụ tại đây như là một Laputa dành cho cả trẻ em và người lớn, là nơi để chia sẻ, thưởng thức và tìm cách hiện thực hóa những giấc mơ. Kết nối với chủ đề Laputa của BICBF 2024, NXB Kim Đồng giới thiệu tiểu thuyết kỳ ảo Lam Bảo - Khởi nguyên tro tànvới sự tham gia của hai tác giả Tùng Phan và Chi Vũ. Đây cũng là cuốn sách mới nhất trong dòng sách fantasy của NXB Kim Đồng”.
Trước đó, tại Hội sách Frankfurt được tổ chức tại Đức, hơn một nghìn ấn phẩm nhiều thể loại về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ cũng đã được trưng bày tại gian hàng của Việt Nam. Hội sách lớn nhất thế giới Frankfurt được tổ chức hằng năm thu hút sự tham gia khá thường xuyên của nhiều đơn vị làm sách của Việt Nam như NXB Kim Đồng, NXB Trẻ, Nhã Nam, Thái Hà Books, Phương Nam Book... với nhiều đầu sách được đánh giá cao, được lựa chọn vào danh mục tác phẩm đáng chú ý - The White Ravens như Cái Tết của mèo con, Lĩnh Nam chích quái, Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chương, Ba tớ là Runner.
Lâu nay, những hội chợ sách luôn là dịp để các đơn vị làm sách Việt gặp gỡ, tìm kiếm, hợp tác và chuyển nhượng bản quyền sách nhằm đem về cho độc giả Việt Nam những tác phẩm nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực, bắt nhịp với đời sống sách quốc tế hiện nay. Những năm gần đây khi sách trong nước ngày càng phát triển, không chỉ hay về nội dung mà còn đẹp về hình thức, thì các hội chợ sách cũng đồng thời là cơ hội quảng bá, giới thiệu đất nước và con người Việt Nam thông qua sách. Theo chị Phạm Thủy, Giám đốc Marketing của Thái Hà Books, các đầu sách Thái Hà Books mang đến Hội sách không chỉ là các tác phẩm đậm văn hóa Việt như Việt Nam miền ngon, Việt Nam dọc miền du ký, Tiếng Việt ân tình, Lịch sử chữ Quốc ngữ... mà còn nhiều tác phẩm đa dạng khác của tác giả Việt như Khởi nghiệp - lãng mạn và thực tế, Khát vọng Việt, Đại bàng tái sinh, Thiền trong từng phút giây...
Có thể nói, các hội sách đã thực sự là cây cầu kết nối xuất bản Việt Nam với thế giới. Như tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận(NXB Trẻ) của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư được chuyển ngữ tiếng Đức nhan đề Endlose Felderđã giành giải thưởng Liberaturpreis tại Hội chợ sách Frankfurt năm 2018. NXB Trẻ là đơn vị có nhiều sự đầu tư chuyển ngữ tác phẩm để “đem chuông đi đánh xứ người”. Đặc biệt nhất là loạt tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh được mua bản quyền và xuất bản bằng nhiều ngôn ngữ như chuyển ngữ tiếng Nga cho tác phẩm Cô gái đến từ hôm qua; tiếng Nhật cho Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Đi qua hoa cúc, Mắt biếc; tiếng Hàn cho Tôi là Bêtô; tiếng Anh cho Chúc một ngày tốt lànhvà Ngồi khóc trên cây. Riêng Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ được phát hành bằng nhiều ngôn ngữ gồm tiếng Thái, tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Nhật.
Tham gia Hội chợ sách quốc tế Bắc Kinh, Chibooks là đại diện Việt Nam trưng bày giới thiệu các đầu sách văn hóa Việt và văn học fantasy Việt, đồng thời ký kết nhiều biên bản hợp tác với các đơn vị xuất bản nước bạn nhằm thúc đẩy việc nhập sách Việt vào thị trường Trung Quốc. Bà Nguyễn Lệ Chi, Giám đốc Công ty cổ phần Văn hóa Chi, chia sẻ: “Xuất khẩu sách Việt Nam ra nước ngoài là dự án mà Chibooks ấp ủ suốt 16 năm thành lập và hoạt động. Những năm qua, Chibooks rất nỗ lực đưa sách Việt Nam xích lại gần độc giả quốc tế bằng nhiều hình thức như tổ chức các gian hàng sách Việt tại các hội sách quốc tế”.
Mới đây hai tác phẩm Vắt qua những ngàn mây và Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thờithuộc Tủ sách Văn hóa Việt của Chibooks đã được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc.
“Tôi tin rằng việc xuất bản hai cuốn sách văn hóa Việt ấn bản tiếng Trung này mới chỉ là bước khởi đầu cho chuỗi hợp tác lâu dài xuất bản sách Việt - Trung với nhiều nội dung phong phú khác. Chúng tôi cũng kỳ vọng rằng hai cuốn sách đầy ắp những tinh hoa văn hóa Việt này có thể chạm đến trái tim của độc giả Trung Quốc, trở thành chiếc cầu nối bắc nhịp tâm tư tình cảm của người dân hai nước, mở ra một trang sử mới trong việc hợp tác xuất bản hai nước Việt - Trung” - Giám đốc Chibooks khẳng định.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>Sách Việt 'mang chuông đi đánh xứ người'Ông Bashar al-Assad. Ảnh: IRNA/TTXVN.
Ngày 10/12, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã xác nhận trong một cuộc phỏng vấn với NBC News rằng cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad, người vừa bị lật đổ trong một cuộc tấn công chớp nhoáng của phe nổi dậy, hiện đang được bảo vệ an toàn tại Nga.
Ông Ryabkov nói với NBC: "Ông ấy đang được bảo đảm an toàn, và điều này cho thấy Nga hành động đúng như yêu cầu trong tình huống đặc biệt này."
Khi được hỏi về khả năng giao nộp Assad để xét xử, ông Ryabkov khẳng định: "Nga không phải là thành viên của công ước thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế."
Trong diễn biến liên quan, lực lượng nổi dậy Syria đã tuyên bố kiểm soát hoàn toàn thành phố Deir Ezzor ở miền đông.
Thông tin này được Đài quan sát Nhân quyền Syria (SOHR) xác nhận và cho biết thêm lực lượng người Kurd đã rút khỏi khu vực này.
Cùng ngày, Tướng Erik Kurilla, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung tâm Hoa Kỳ (CENTCOM), đã có chuyến thăm các căn cứ ở Syria để đánh giá tình hình và gặp gỡ Lực lượng Dân chủ Syria (SDF).
Cùng ngày 10/12, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) ngày 10/12 cho biết tình hình nhân đạo ở Syria vẫn bất ổn, với các hoạt động thù địch và cướp bóc liên tục được báo cáo ở khu vực thủ đô Damascus, trong khi tình hình tương đối yên bình ở phía Tây Bắc nước này.
" alt=""/>Nga thông báo về tình trạng của cựu Tổng thống Syria Bashar al