Thức giấc và khởi hành khỏi thành phố lúc 3 giờ 30 phút, đến 7 giờ sáng tôi đã có mặt ở Bảo Lộc và chạy thêm 10km để đến trạm đăng kiểm kịp vào dây chuyền kiểm định đầu tiên bắt đầu lúc 8 giờ.
Mọi thứ đúng như dự kiến, xe đến lượt lăn bánh dây chuyền và được các đăng kiểm viên kiểm tra rất kỹ. Trời thì mát lạnh nhưng người cảm thấy nóng ran khi cầm giấy yêu cầu sữa chữa thắng (phanh) trục sau, dù thấy hơi mệt chút nhưng tôi cũng chuẩn bị tinh thần cho tình huống này từ trước rồi.
Không để mất nhiều thời gian, tôi lên xe chạy tới gara ô tô tại trung tâm Bảo Lộc vì biết nơi này đầy đủ thiết bị và có hẳn băng truyền đo lực thắng, tay lái, và khoảng chục cái cầu nâng xe các kiểu rất chuyên nghiệp.
Tôi cho xe lên máy đo tại gara thì thấy 1 bánh sau thắng rất yếu. Sau khi cho thay phụ tùng và kiểm tra trên máy thấy hai bánh sau lực thắng đã mạnh và rất đều.
Trong lòng tôi cảm thấy rất vui vì mình được đăng kiểm viên phát hiện xe hư hỏng để còn khắc phục kịp thời.
Giữ cảm xúc phấn khởi đó, tôi quay lại trung tâm đăng kiểm lúc 11 giờ 30 phút và được vào dây chuyền kiểm tra luôn không phải đợi.
Thế nhưng một lần nữa cảm giác nóng ran như lúc ban sáng lại trở về khi nhân viên đăng kiểm gọi tôi tới để thông báo thắng trục sau xe vẫn yếu hơn trục trước.
Tôi liền giải thích ngay rằng xe Mitsubishi Pajero đời này khi có đủ tải thì bộ phận bơm dưới gầm tự phân bổ thêm lực thắng cho trục sau, xe không tải thì lực thắng trục trước mạnh hơn trục sau, xe đủ tải thì trục sau được tăng lực thắng lên bằng trục trước.
Mặc giải thích thế nào nhưng vẫn không được, tôi bị yêu cầu phải khắc phục xe đủ lực thắng trục sau như trục trước.
Quên cả cảm giác mệt và đói, tôi nhẫn nại đem xe quay lại gara, yêu cầu kỹ thuật viên ở đây làm theo đúng ý bên đăng kiểm rồi sau này trả lại nguyên bản theo nhà sản xuất sau cũng được.
Tôi nói nhân viên gara tháo bỏ bộ phận điều chỉnh lực thắng tự động, cho gắn trực tiếp luôn tới mức...lết bánh. Vừa làm xong thì bình trợ lực thắng bị hư. Trời đất như tối sầm, tôi lấy hết bình tĩnh để giải quyết ngay, cách nhanh gọn nhất là nhờ gara quen tại Thủ Đức gởi bầu trợ lực thắng thay thế cho xe khách tới Bảo Lộc để kịp sáng hôm sau gắn vào đăng kiểm lại lần 3.
Tối hôm đó tôi kiếm khách sạn ngủ lại Bảo Lộc, nhưng nóng ruột không sao ngủ được.
Sáng hôm sau tôi dậy sớm chờ bên nhà xe gọi lấy hàng rồi đem tới gara lắp vào chiếc Mitsubishi Pajero. Khi xong việc và chạy tới trạm đăng kiểm cũng là 12 giờ trưa. Trạm vắng không một bóng xe nào. Tôi được ưu ái cho chạy thẳng vào máy đo lực thắng, đo lực trục trước xong thì đo trục sau, dĩ nhiên là lực thắng rất mạnh và đều nhau bốn bánh như yêu cầu, rồi chạy xe ra làm thủ tục lại để vào tái kiểm định lần 3.
Mất thêm 15 phút kiểm định từ đầu và 15 phút sau nhận kết quả. Lúc này cảm giác người bay bổng nhẹ nhàng vì không chỉ xe đã được kiểm định thành công mà còn tăng thêm 6 tháng lưu hành.
Tôi lái xe trở lại gara ở trung tâm Bảo Lộc để thanh toán tiền và định bụng gắn lại bộ phân bổ lực thắng nguyên bản của xe cho an toàn, nhưng thấy tốn thời gian và sức cũng kiệt, nên đổi ý để vậy chạy về TP.HCM rồi chỉnh sửa lại sau. Chủ gara thấy vậy có cản vì lo tôi đi đường xa mà để thắng sau quá mạnh như vậy rất nguy hiểm. Nhưng tôi vẫn quyết và sau gần 4 tiếng lái xe thì cũng về tới nhà an toàn.
Dù đã qua "cửa ải" nhưng tôi vẫn thắc mắc rằng trong số hàng triệu ô tô đăng ký lưu hành thì có nhiều kiểu thiết kế thắng xe, như loại 4 thắng tang trống, loại trục trước thắng đĩa và sau tang trống, loại cả 4 thắng đĩa hoặc đĩa hai bánh trước lớn hơn bánh sau..., và như xe tôi thiết kế 2 trục xe trước sau với 4 thắng đĩa bằng nhau, dưới gầm cầu sau có bộ phận tăng lực thắng khi xe đủ tải, tất cả vẫn phải chỉnh lại bất chấp nguyên bản từ nhà sản xuất, thì quả là bất cập.
Câu chuyện đăng kiểm của tôi mới chỉ đi được nửa đường vì vẫn còn một khó khăn khác đang chờ phía trước. Chiếc xe thứ hai là Jeep CJ5 đời 1972 sắp đến kỳ kiểm định mà hồ sơ sổ đăng kiểm ghi nhầm kích thước vỏ xe 215R16, không nhà sản xuất nào làm thông số này, trong khi loại đúng phải là 205R16. Bên trung tâm đăng kiểm lưu hồ sơ thì đang đóng cửa. Rắc rối này khiến tôi đau đầu chưa biết phải xử lý làm sao ngoài việc chờ đợi.
Nguyễn Đình Đạt
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Bên cạnh những màn cạnh tranh quyết liệt để bảo vệ, lôi kéo thí sinh, các HLV còn được khán giả yêu mến bởi những màn tương tác ngay trên sân khấu.
![]() |
Siu Black, Phương Thanh có màn ném giày vào Phạm Anh Khoa vì phấn khích các tiết mục từ đội anh. |
Phạm Anh Khoa khiến khán giả bất ngờ với khoảnh khắc nằm trên sân khấu trò chuyện cùng MC Hoàng Phi và đàn chị Phương Thanh. Trong khi đó, Phương Thanh thể hiện sự nhiệt tình, cảm xúc của mình khi hôn thí sinh chơi bass ngay trên sân khấu.
Đặc biệt, bài Gạt 2của thí sinh khiến dàn HLV phấn kích, rời "ghế nóng". Trong lúc phấn khích, HLV Siu Black, Phương Thanh còn ném hẳn giày của mình vào Phạm Anh Khoa để bày tỏ sự ngưỡng mộ với đội đối thủ vì có thí sinh nổi bật.
Giữa một rừng các tiết mục được đầu tư kỹ lưỡng của các ban nhạc, ứng cử viên số 1 Metanoia vẫn biết cách gây ấn tượng với một màn trình diễn gần như tuyệt đối. Phần thi Khát của band đã khiến HLV Đỗ Hoàng Hiệp phải cởi luôn áo khoác vì quá nóng. HLV khó tính Đinh Tuấn Khanh cũng phải thốt lên: “Thật sự không biết nói gì, quá hoàn hảo rồi còn nói gì nữa giờ”. HLV Đỗ Hoàng Hiệp còn xúi Đại bàng trắng loại luôn Metanoia.
Thỏ Trauma cùng Metanoia được đánh giá cao cho vị trí quán quân mùa giải năm nay.
Dù bị HLV Siu Black đánh giá tuần này hát không nghe rõ lời bằng tuần trước nhưng Thỏ Trauma vẫn giúp Metanoia ẵm điểm gần như tuyệt đối.
Cùng với Metanoia đã đoạt vé bước vào đêm chung kết, 2 đội an toàn được chính các HLV chọn lựa bao gồm: Poseidose (Phượng hoàng lửa), Bumblebee (Mãnh hổ gầm). Xét theo thứ tự điểm số, Brainwave và Mèow Lạc vào Chung kết nhờ điểm số 3 đêm thi Thử thách lần lượt là 29,13 và 28,27. Ngoài ra, 2 đội bằng điểm 27,89, cùng vào vòng Chung kết là Giấy gấp và Whee!
Rock Việt sẽ bước vào đêm chung kết cuối cùng ở tập 10 lên sóng vào 21h thứ 6 ngày 18/3 trên kênh HTV7.
Thúy Ngọc
Những 'bóng hồng' hiếm hoi tại Rock Việt gây chú ý nhờ nhan sắc, nét cá tính và độ "cháy" không kém cạnh nam giới.
" alt=""/>Khi người nổi tiếng 'nằm, cởi áo, ném giày' trên sóng truyền hìnhMâm cúng ngoài trời thường có:
1. Mâm ngũ quả
2. Hương (3 cây to)
3. Hoa
4. Đèn (nến)
5. Trầu cau
6. Muối gạo
7. Trà rượu
8. Quần áo mũ nón thần linh
9. Thủ lợn luộc
10. Gà trống luộc
11. Xôi
12. Bánh chưng
Mâm cúng trong nhà thường gồm:
![]() |
1. Bánh chưng
2. Giò
3. Chả
4. Xôi
5. Thịt gà
6. Rượu bia
Đồ cúng ngọt gồm có:
1. Bánh kẹo
2. Mứt tết
3. Hoa
4. Đèn (nến)
5. Hương
Khi cúng giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong năm mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn), cúng giao thừa hay còn gọi là cúng trừ tịch có ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.
Lễ trừ tịch thường được tiến hành vào giờ chính Tý, tức đúng 12 giờ đêm hôm 30 tháng Chạp.
Người Việt tin rằng, mỗi năm có các vị thần Hành binh, Hành khiển, Phán quan cai quản hạ giới khác nhau. Cứ hết một năm, vị Hành khiển đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống cai quản hạ giới trong năm mới.
Thế nên lễ giao thừa trong dân gian có thể hiểu như là buổi tiệc để 'tống cựu nghinh tân' tiễn đưa những vị thần năm cũ và nghinh đón những vị thần mới.
Đây chính là một tập tục đẹp thể hiện sự tri ân báo đức cũng như bày tỏ lòng mong ước được gia hộ cho bình an, hạnh phúc và ấm no.
Ở miền Bắc mâm cúng thường tính theo số lượng bát, đĩa: 4 bát, 4 đĩa hay 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa… Ở miền Trung, mâm cỗ có cả bánh chưng, bánh tét và một số món mới như: đĩa dưa món, đĩa giò lụa Huế, đĩa thịt đông, đĩa gà bóp rau răm, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, đĩa cá chiên, hay đĩa ram…
Ở nhiều nơi, người ta còn làm cả các món: Cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa hay các món đặc biệt như xà lách gân bò, chả tôm, nem lụi… để dâng lên tổ tiên ngày Tết.
Ở miền Nam, cỗ Tết thường có nhiều đồ nguội do thời tiết nắng nóng. Cỗ có bánh tét kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm; canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô), thêm bát canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa); đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, đĩa nem, đĩa chả giò, đĩa dưa giá, củ kiệu.
Đăng Dương
" alt=""/>Lễ cúng giao thừa Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020