Sony M5: Smartphone trang bị camera 'tự sướng' 13MP sẽ có giá khoảng 400 USD
2025-04-30 14:46:29 Nguồn:NEWS Tác Giả:Nhận định View:166lượt xem
Tuần trước,ịcameratựsướngMPsẽcógiákhoảiphone 16 Sony vừa ra mắt hai smartphone chạy hệ điều hành Android Lollipop là Xperia C5 Ultra và Xperia M5. Cả hai đều sẽ chính thức “lên kệ” vào cuối tháng này ở một số thị trường.
Trong khi Sony chưa tiết lộ giá của hai thiết bị thì nhiều nguồn tin đã cho biết chiếc Xperia C5 Ultra sẽ có giá khoảng 425 USD tại Hồng Kông.
Hiện nay, chúng ta đã có thêm thông tin về giá của cả chiếc Xperia M5. Theo ePrice, chiếc M5 sẽ có giá khoảng 408 USD (12.900 TWD) ở Đài Loan. Còn chiếc C5 Ultra bán tại quốc gia này sẽ rẻ hơn mức giá được nêu ban nãy, chỉ khoảng 375 USD. Trên thị trường quốc tế, Xperia M5 sẽ có giá khoảng 400 USD và giá của C5 sẽ rẻ hơn một chút.
Không giống như C5 Ultra với màn hình 6 inch, Xperia M5 gọn nhẹ hơn với màn hình chỉ 5 inch, độ phân giải 1080p. Smartphone này có khả năng chống bụi và nước đạt chuẩn IP68 và đây là thiết bị đầu tiên của Sony trang bị chip 64 bit, vi xử lý 8 nhân MediaTek Helio X10MT6795. Các thông số khác bao gồm camera chính 21,5 MP có khả năng lấy nét nhanh (trong 0,25 giây), camera phụ 13MP, RAM 3GB, bộ nhớ trong 16GB, có khe cắm thẻ nhớ microSD, pin 2.600mAh.
Tất cả phấn cứng ấn tượng đó nằm trong một thiết bị có giá hơn 8 triệu VNĐ, bạn có bị hấp dẫn không?
Một trải nghiệm đáng nhớ không kém với gia đình nhỏ là cắm trại ở Yên Bái, ngắm danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải vào mùa lúa chín. Địa điểm cắm trại đầu tiên của gia đình anh Minh là trên đường hướng lên đỉnh đèo Khau Phạ, thị trấn Mù Cang Chải. Khu vực dựng trại là một bãi đất trống rộng khoảng 300m2, nằm ven đường lên đèo, dễ dàng tìm kiếm và thuận lợi di chuyển.
Vị trí này cao khoảng hơn 1000m so với mực nước biển, một bên là vách núi, một bên là vực. Vợ chồng anh Minh có góc nhìn toàn cảnh để chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang của danh thắng Mù Cang Chải. Ngay cạnh nơi cắm trại còn có vườn hoa sắc màu do người dân trồng làm điểm check-in cho du khách.
Ngày thứ hai, gia đình anh Minh cắm trại ở cạnh một dòng suối trong xã Chế Cu Nha, cách thị trấn Mù Cang Chải khoảng 30km. Ban đêm, nhiệt độ ở mức 15-17 độ C.
Chia sẻ về quyết định đưa con gái 18 tháng tuổi du lịch dài ngày, anh Minh cho biết: "Từ 0-6 tuổi là giai đoạn hình thành tư duy và tính cách tốt nhất cho trẻ nhỏ. Vì thế mình muốn đưa con gái ra thế giới xung quanh để con trải nghiệm, hít thở không khí trong lành, tiếp xúc nhiều điều mới mẻ, vừa tăng cường sức đề kháng, vừa giúp con luôn lanh lợi, phát triển giao tiếp, khả năng thích nghi”.
Ông bố bỉm sữa cũng cho biết, hai vợ chồng cho con tập đi camping từ lúc 3 tháng tuổi với những cung ngắn ngày. Đặc biệt là rèn cho con ăn thô sớm sẽ giúp ba mẹ thoải mái hơn trong những chuyến camping dài.
"Mình trang bị ghế trẻ em cho bé trên xe để đảm bảo con có thể ngồi, nghỉ ngơi an toàn trong suốt chuyến đi. Những đồ dùng như áo ấm, sữa bột, cháo dinh dưỡng và tã bỉm không thể thiếu trong suốt hành trình. Càng đi chơi xa nhiều thì con sẽ ngày càng mạnh dạn”, anh Minh nhấn mạnh.
Về chi phí, anh Minh cho biết bao gồm những khoản như: Phí xăng dầu, chi phí bãi đỗ xe, sinh hoạt, ăn uống và lương thực dự trữ hằng ngày. Chi phí khách sạn, homestay không đáng kể do gia đình chủ yếu cắm trại.
"Với mỗi người, mỗi chuyến đi, nhu cầu sẽ khác nhau nên chi phí cũng sẽ không giống nhau. Các chi phí như xăng dầu, ăn uống, và lưu trú thì trung bình mỗi ngày sẽ là 1 triệu đồng là thoải mái nhất. Chi phí này phù hợp với những bạn đi camping bằng ô tô hoặc xe máy có trang bị đầy đủ thiết bị cắm trại”, anh Minh cho hay. Trong hành trình, cặp đôi vẫn duy trì làm việc từ xa.
“Lời khuyên của mình dành cho những bạn đam mê đi phượt, đi camping là hãy đi trước những cung ngắn ngày để tích luỹ kinh nghiệm. Sau đó là tìm hiểu và trang bị các thiết bị sinh hoạt cần thiết. Đừng quên tìm hiểu về cách sửa chữa xe. Dự kiến trong tương lai gần, gia đình mình sẽ chuẩn bị một hành trình mới đi xuyên Châu Âu bằng xe mobihome. Chắc chắn đây cũng sẽ là hành trình với rất nhiều trải nghiệm thú vị”, anh Minh chia sẻ.
Võ Như Khánh
" alt=""/>Bố mẹ Cần Thơ đưa con 1,5 tuổi đi xuyên Việt, vi vu 45 ngày trên nhà di động
Tôm rừng theo tiếng của người Nùng là cùng đống. “Cùng” nghĩa là tôm và “đống” nghĩa là rừng (Ảnh: Hoang dã vùng cao).
Tôm rừng là món ăn mang đậm hương vị núi non của người Tày, Nùng ở một số vùng sơn cước. Chúng được thực khách nhận xét là ngon, lạ miệng nhưng không phải ai cũng biết ăn (Ảnh: A.C).
Theo người dân địa phương, tôm rừng có quanh năm nhưng xuất hiện nhiều và ngon nhất là vào mùa mưa rào tháng 6, tháng 7 âm lịch. Thời điểm này, bà con dân tộc lại lên núi trồng ngô và tranh thủ vào rừng “săn” tôm rừng và mật ong.
Anh Nông Phúc (sống ở Lạng Sơn) cho biết, muốn bắt được tôm rừng phải đi vào tận các khu rừng sâu heo hút, rậm rạp. Loài tôm này rất tinh, dễ dàng lẩn trốn nên việc săn bắt vô cùng khó khăn, đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm.
“Chúng tôi phải dùng vợt chuyên dụng như vợt muỗi, thao tác cẩn trọng, tránh gây tiếng động làm tôm rừng bỏ chạy. Loài này di chuyển rất nhanh, nếu chúng bị dọa sẽ chạy thoát thân vào các hốc cây và không bò ra ngoài nữa. Lúc đấy, người thợ phải lấy cành cây luồn vào trong rồi nhẹ nhàng lùa, đuổi chúng ra. Một người luồn cành cây, một người đứng ngoài chờ sẵn, thấy tôm rừng thò ra là chộp ngay. Nếu ai không quen, không biết cách thì đi cả ngày có khi cũng chẳng bắt được con nào”, anh Phúc nói.
Tôm rừng rất khó đánh bắt, người bản địa phải dùng dụng cụ chuyên dụng, canh chừng ở các hốc cây, hang động,... (Ảnh: Hoang dã vùng cao).
Tôm rừng sau khi bắt về được sơ chế sạch bằng cách cắt chân, bỏ đầu và rút ruột (Ảnh: Kim Thoa).
“Trước đây, mỗi lần đi săn, chúng tôi cũng kiếm được cả chục cân tôm rừng, mang về bán cho các quán ăn, nhà hàng chuyên phục vụ đặc sản vùng cao. Tuy nhiên, tôm bây giờ cũng ít, người khai thác thì đông nên ngày nào năng suất nhất, tôi cũng chỉ bắt được khoảng 2-3kg. Không chỉ người trong tỉnh mà khách ở xa cũng thích đặc sản này. Có lúc, lượng tôm rừng khan hiếm, khách trả giá cao hơn, đặt hàng trước mà cũng chẳng thể mua”, anh Phúc chia sẻ thêm.
Người đàn ông này cũng cho hay, vì quá trình săn bắt tôm rừng rất vất vả, kỳ công nên chúng được bán với giá khá cao, khoảng 300.000 - 400.000 đồng/kg. Những con tôm rừng loại to, ngon được chọn lọc riêng và có giá đắt hơn, chừng nửa triệu đồng/kg.
Tôm rừng là món ăn khoái khẩu của nhiều thực khách với mùi vị lạ miệng nhưng dễ gây dị ứng, không phải ai cũng có thể thưởng thức (Ảnh: Hoang dã vùng cao).
Món ăn phổ biến nhất từ tôm rừng là rang với lá chanh, lá mắc mật, lá gừng và ăn kèm lá lốt. Các loại lá này giúp món ăn dậy mùi thơm và hương vị đậm đà, lạ miệng (Ảnh: Hằng Huỳnh).
Tôm rừng sau khi bắt về thường được nhặt bỏ đầu, cắt bớt chân rồi rút ruột, rửa sạch. Món làm từ tôm rừng ngon nhất là rang với lá gừng, lá mắc mật và lá chanh, nêm nếm gia vị vừa ăn. Tuy nhiên, món này cũng kén người ăn, nếu không quen dễ bị dị ứng, mẩn ngứa,...
Một số thực khách từng có dịp thưởng thức tôm rừng nhận xét, món ăn này có vị thơm và giòn, xen chút bùi, béo ngậy. Đây không chỉ là món nhậu khoái khẩu của cánh mày râu mà còn được dùng để ăn kèm với cơm cũng rất ngon.
Từ món ăn “chống đói” của người bản địa, tôm rừng giờ trở thành đặc sản được thực khách gần xa tìm mua (Ảnh: Giáp Thuyết).
Hiện tôm rừng chủ yếu được tìm thấy ở các vùng rừng sâu ở Lạng Sơn nên khá hiếm. Tuy nhiên, chúng khá lạ miệng, mang đặc trưng hương vị núi rừng vùng cao nên được nhiều người yêu thích và tìm mua.
Phan Đậu
" alt=""/>Khách chi nửa triệu bạc mua đặc sản “tôm bò trên cây” ở Lạng Sơn