![]() ![]() |
Hộp sản phẩm cũng như phụ kiện được làm giống hệt hàng thật, nhưng phần viền hoặc mặt lưng khá sơ sài. Ảnh: Amazing Unboxing. |
Hộp đựng của những thiết bị này được mô phỏng giống hệt hộp đựng iPhone thật, bao gồm mã vạch, lớp bảo vệ màn hình, phụ kiện và miếng niêm phong.
Sản phẩm cũng có cụm camera phía sau lớn hơn iPhone 13 Pro, phần màn hình đục lỗ dạng “viên thuốc” thay cho “tai thỏ”. Tuy nhiên, phần khuyết trên màn hình này chỉ được bố trí camera trước chứ không có cảm biến Face ID như trên iPhone chính hãng.
Điểm khác biệt dễ nhận biết nhất giữa hàng nhái và hàng thật đó là viền màn hình khá dày và phần viền phía dưới màn hình rất thô, không được mỏng như trên iPhone thật.
Mặt sau của sản phẩm vẫn có logo Táo Khuyết và cụm 3 camera kích thước lớn. Tuy nhiên, mặt lưng của sản phẩm nhái chỉ sử dụng chất liệu nhựa, thay vì mặt kính cường lực như flagship của Apple.
Những chiếc iPhone “giả” này chạy hệ điều hành Android với giao diện được tùy chỉnh khá giống iOS. Tuy nhiên, trải nghiệm cho thấy sản phẩm hoạt động rất chậm và không hề mượt mà.
Điều này cho thấy chiếc iPhone nhái được trang bị cấu hình yếu. Hơn nữa, cụm camera giả của sản phẩm có độ phân giải chỉ dừng ở mức HD.
Theo Amazing Unboxing, người bán cũng thừa nhận các sản phẩm này là hàng sao chép. Tuy nhiên họ cho rằng đây là cách để người dùng có thể sở hữu một chiếc máy giống iPhone 14 Pro với chi phí thấp.
Dù là sản phẩm nhái và có mức độ hoàn thiện kém, những mẫu smartphone này vẫn bán được tại thị trường Trung Quốc, do có mức giá rẻ hơn rất nhiều so với “hàng thật”.
![]() |
Trước đó, sản phẩm iPhone X nhái cũng đã được nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc bán với giá chỉ 100 USD. Ảnh: Techradar. |
Đây không phải là lần đầu tiên các sản phẩm công nghệ nhái xuất hiện tại thị trường Trung Quốc trước khi sản phẩm thực sự được công bố.
Các hãng smartphone Trung Quốc đã dựa vào tin đồn và hình ảnh của các flagship bị rò rỉ trên Internet để sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh, trước khi cả những sản phẩm thực sự ra mắt.
Hồi tháng 10/2017, chiếc iPhone X cũng đã bị làm nhái và được bày bán công khai tại thị trường Trung Quốc.
(Theo Zing)
Theo nhà báo Mark Gurman của Bloomberg, iPhone 14 của Apple sẽ có những thay đổi lớn về pin, màn hình và khay SIM.
" alt=""/>iPhone 14 chưa ra mắt, hàng giả chạy Android đã bán tại Trung QuốcVào thời điểm kiểm tra, tổ công tác phát hiện, thu giữ tại ngăn tủ quần áo trong phòng ngủ có 1 đĩa sứ có tinh thể màu trắng, 1 ống hút được quấn bằng tờ tiền polime mệnh giá 100.000 đồng, 1 đèn nháy, 1 chiếc loa, 3 bình khí cười.
![]() |
Lực lượng chức năng làm việc với người vi phạm |
Các đối tượng khai nhận đang tụ tập để sử dụng ma túy tổng hợp. Chất tinh thể màu trắng trên đĩa sứ là ma túy “Ke”. Đèn nháy và loa dùng để nghe nhạc kích thích tạo cảm giác khi sử dụng ma túy.
Kết quả kiểm tra cho thấy, cả 8 đối tượng đều dương tính với chất ma túy. Các đối tượng khai nhận đã sử dụng ma túy Kẹo và ma túy Ketamine.
Quyết Nguyễn
Đối tượng manh động tấn công lại cán bộ công an và qua kiểm tra thì dương tính với ma tuý.
" alt=""/>Bắt quả tang 8 nam nữ “phê” ma tuý tại chung cư cao cấp ở Hà NộiBé Kim Tiền mắc căn bệnh teo đường mật bẩm sinh dẫn đến xơ gan nặng. Sau nhiều lần xuất huyết tiêu hóa, các bác sĩ đánh giá nếu không lập tức ghép gan, con khó có cơ hội sống. Nhờ người hiến gan là mẹ ruột, tháng 5 năm nay, con đã trải qua ca đại phẫu tại Bệnh viện Đại học Y - Dược TP.HCM. Thế nhưng, khó khăn lớn nhất đối với gia đình còn là khoản viện phí khổng lồ.
Do Kim Tiền mắc bệnh bẩm sinh, phải điều trị kéo dài, chi phí tốn kém hàng trăm triệu đồng. Đến lúc tiến hành ca ghép gan, cha mẹ con đã kiệt quệ tài chính. Thêm vào đó, sau ca ghép, Kim Tiền bị nhiễm trùng nên phải nằm theo dõi và điều trị, khiến viện phí tăng thêm khoảng 700 triệu đồng. Tổng chi phí cho ca ghép gan của con hờn 1,2 tỷ đồng, chưa bao gồm tiền xét nghiệm và phẫu thuật hiến gan của người mẹ.
Viện phí quá lớn nên sau khi con gái được xuất viện, vợ chồng chị Nhàn vẫn chưa thể trả hết. Thế nhưng họ vẫn phải mướn nhà trọ đảm bảo môi trường vô khuẩn, cùng với tiền thuốc, dinh dưỡng cho con vô cùng tốn kém, có tháng lên tới 40 triệu đồng. Không có cách nào xoay sở được, người mẹ đành cầu cứu đến Báo VietNamNet như một tấm phao cứu sinh.
Sau khi hoàn cảnh của bé Kim Tiền được chia sẻ, nhiều bạn đọc đã mở rộng vòng tay. Ngoài số tiền 45.984.500 đồng do bạn đọc ủng hộ thông qua Báo VietNamNet, gia đình chị Nhàn cũng đã nhận được những lời động viên, sự giúp đỡ của quý bạn đọc hảo tâm.
Chị Nhàn bày tỏ lòng biết ơn những tấm lòng thơm thảo. Chị cũng cho biết, hiện tại sức khỏe Kim Tiền đang tiến triển tốt. Nhờ số tiền được giúp đỡ này, gia đình tạm thời vượt qua được khó khăn. Thông qua Báo VietNamNet, chị Nhàn gửi lời cảm ơn chân thành tới các nhà hảo tâm đã thương con gái bé bỏng của chị.