Bộ GTVT muốn việc dán thẻ ETC là thủ tục bắt buộc trong quá trình đăng kiểm xe ô tô. Ảnh: Đình Vũ.
Về cơ bản, nhiều tài cho rằng thẻ ETC trên ôtô thực chất không liên quan đến an toàn kỹ thuật khi di chuyển trên đường. Đồng thời, các ý kiến cho rằng sử dụng đường cao tốc hay các công trình BOT giao thông cũng thuộc về nhu cầu cá nhân, không phải là hạng mục bắt buộc như phí bảo trì đường bộ.
“Một bên là tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ, bên còn lại là dịch vụ, tức người dùng có quyền chọn lựa. Tôi không hiểu sao lại gộp chung vào làm một”, chị Mai Thanh - một tài xế tại Hà Nội - băn khoăn.
Nhiều người cho rằng ôtô của gia đình nằm ở khu vực ngoại thành, di chuyển không nhiều và không có nhu cầu đi cao tốc hay sử dụng các dịch vụ BOT.
“Chú tôi có chiếc Camry mua từ năm 2010, đến nay mới đi được khoảng 6.000 km. Mỗi lần sử dụng chỉ lái trong phạm vi 10 km và chưa bao giờ đi cao tốc. Không lẽ lần sau đi đăng kiểm, chú tôi cũng phải mất 120.000 đồng dán thẻ ETC”, anh Ngọc Bắc (Hà Nội) chia sẻ.
Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến đồng tình với đề xuất nói trên của Bộ GTVT.
Anh Hải Đăng (TP.HCM) cho biết cốt lõi vấn đề nằm ở mục tiêu đồng bộ hạ tầng cũng như phương tiện.
“Khi triển khai thu phí không dừng, mục đích sau cùng là di chuyển nhanh qua trạm, chiết giảm thời gian cho những thao tác trao đổi thẻ - tiền. Nếu chỉ vì một vài ôtô chưa đồng bộ mà làm chậm dòng xe thì chức năng này không còn hiệu quả”, anh Hải Đăng nhận định.
![]() |
Nhiều tài xế cho rằng việc bắt buộc dán thẻ khi đăng kiểm là cần thiết để dòng xe qua trạm được thông suốt. Ảnh: Việt Linh. |
Đồng tình với quan điểm trên, anh Hồng Phước (Đồng Nai) cho rằng việc dán thẻ ETC sẽ hỗ trợ nhiều trong những trường hợp đột xuất và khó lường trước.
“Cứ cho rằng chủ xe không thường di chuyển trên cao tốc hay qua những trạm BOT nên có lý do để từ chối dán thẻ ETC. Nhưng nếu đột xuất có việc cần di chuyển, những chiếc thẻ ETC được dán trên xe kết nối với tài khoản còn tiền sẽ giúp việc đi qua trạm trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn”, anh Phước chia sẻ.
Từ góc nhìn của những người phản đối, họ cho rằng mức chi phí 120.000 đồng/lần dán thẻ ETC hiện tại là khá cao.
“Giả sử tôi hoàn toàn không có nhu cầu dùng dịch vụ thu phí không dừng nhưng vẫn bị buộc phải dán thẻ ETC mới cho đăng kiểm, nghĩa là đã mất 120.000 đồng cho lần dán đầu tiên. Chưa kể keo dán có thể bị bong ra, rồi lại phải mất thêm khoản phí đó một lần nữa”, anh Minh Đức (TP.HCM) băn khoăn.
Theo tìm hiểu của Zing, mức giá 120.000 đồng/lần dán thẻ đã đưa Việt Nam vào những nước có giá thẻ ETC sử dụng công nghệ RFID đắt nhất thế giới.
“Chưa kể, tôi còn phải mất thời gian để đưa xe đến nơi dán thẻ vì công ty đã không còn hỗ trợ dán thẻ tận nhà”, anh Minh Đức chia sẻ.
![]() |
Cả nước hiện còn khoảng 400.000 phương tiện có nhu cầu nhưng chưa dán thẻ ETC. Ảnh: Quỳnh Danh. |
Về đề xuất dán thẻ định danh ETC là thủ tục bắt buộc trong quy trình đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, cục Đăng kiểm được yêu cầu có báo cáo tới Bộ GTVT trước ngày 30/8.
Cả hai đơn vị là VETC và VDTC đều đã đưa ra thông báo ngưng dán thẻ miễn phí cho khách hàng. VETC ra thông báo vào ngày 6/8, còn VDTC đã thu phí 120.000 đồng/lần dán thẻ ePass từ ngày 25/7.
Từ ngày 1/8, 10 cao tốc trên cả nước bắt đầu thu phí tự động không dừng toàn tuyến và bỏ làn thu phí hỗn hợp. Trong khi đó, các trạm BOT trên quốc lộ sẽ rút gọn số lượng làn thu phí hỗn hợp về một làn duy nhất.
Chủ xe ôtô sẽ bị phạt 1-2 triệu đồng nếu đi vào làn không dừng mà không sử dụng dịch vụ ETC.
Hiện cả hai doanh nghiệp là VDTC và VETC thống kê đã dán thẻ ETC cho tổng cộng hơn 3,6 triệu phương tiện. Theo ước tính, cả nước còn khoảng 400.000 phương tiện có nhu cầu nhưng chưa dán thẻ ETC. Các doanh nghiệp ước tính sẽ hoàn thành việc dán thẻ trong tháng 12.
" alt=""/>Tài xế băn khoăn trước đề xuất dán thẻ ETC bắt buộc khi đăng kiểmTuy nhiên, ở góc độ bản thân, tôi lại có một suy nghĩ đồng cảm với phát biểu "ngược dòng" của đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa khi ông nói: “Người nghèo không đi được chiếc xe như người giàu, nhưng nay người nghèo lại không có cơ hội sở hữu biển số đẹp như người giàu nữa thì càng bất bình đẳng. Những người không có tiền tham gia đấu giá sẽ không bao giờ có cơ hội biển số đẹp”.
Tôi đã chứng kiến sự may mắn, hay nói đúng hơn là "đổi đời" của một gia đình nghèo, là người cùng làng ở quê nội tôi Thái Bình. Hai vợ chồng làm nông, có 3 đứa con thì đứa lớn đã bỏ học để đi phụ hồ năm 16 tuổi để phụ bố mẹ nuôi hai em. Khi đứa thứ hai đỗ đại học và lên Hà Nội ở trọ, họ đã dồn tiền tiết kiệm để mua một chiếc xe máy Honda với mục đích để con lên thành phố chạy thêm nghề xe ôm công nghệ, duy trì giấc mơ học hành. Chiếc xe chỉ khoảng hơn 15 triệu đồng nhưng cũng là sự cố gắng với tiền vay mượn thêm vài nơi.
Run rủi thế nào mà ngày "bốc" biển số, chiếc xe được ngay cái biển "sảnh tiến" với 4 số cuối 6789. Dù chưa hẳn là đẹp khi biển 5 số không được thành dãy liền tù tì nhưng ngay lập tức có vài người đánh tiếng mua lại cả xe, cả biển. Với người nghèo như gia đình họ, chuyện bán lại được giá như một món quà "trời cho". Giao dịch diễn ra rất nhanh, sau chữ ký tươi là số tiền đủ mua 3 chiếc xe máy Honda. Ngoài việc vừa có xe, trả được nợ, lại dôi ra một khoản để bố mẹ ở quê nhà có vốn mua thêm lợn gà, không khác gì như...trúng số. Tết ấy họ đã vui và hạnh phúc hơn hẳn với những ấp ủ tương lai thoát nghèo từ cơ hội học hành cho đứa con thứ hai.
Qua câu chuyện trên tôi muốn nói đến cơ hội, hay nói xa hơn là một sự công bằng nào đó ngẫu nhiên từ trên trời rơi xuống, ban tặng cho người nghèo. Từ một biển số vô tri với người nghèo nhưng có ý nghĩa với người thích biển đẹp, nên dù biển số này gắn với chiếc xe bình dân cũng đủ để tăng giá trị gấp nhiều lần. Nguồn cầu luôn có, nên người nghèo may mắn trúng biển đẹp dễ dàng bán xe để có thêm một khoản tiền không nhỏ trang trải cuộc sống. Nếu nói trúng biển đẹp như trúng số cũng không sai.
Vậy điều gì xảy ra khi tất cả biển số đẹp trong tương lai đều dồn về một kho chờ bán? Tất nhiên những con số còn lại sẽ chẳng ai còn để tâm và chắc chắn những cú bấm ngẫu nhiên chỉ còn số xấu, số không ý nghĩa. Sẽ không còn một cú "trúng số" nào nữa xảy ra dành cho người nghèo may mắn nữa.
Cũng có người cho rằng nếu đấu giá biển số đẹp chỉ áp dụng với ô tô, thì đâu có ảnh hưởng gì tới người nghèo. Nhưng liệu bạn có biết, nhiều gia đình chạy cơm từng bữa sống bằng nghề lái xe dịch vụ, xe tải, mua bằng tiền vay mượn, trả góp. Nếu trúng biển số đẹp, họ cũng có thêm nhiều lựa chọn như gia đình ở Thái Bình mà tôi kể trên.
Xét cho cùng, biển số đẹp cũng có thể là hàng hoá mua bán như nhiều nước trên thế giới đã làm. Điều đó tốt cho cả đất nước và người dân. Nhưng tôi nghĩ rằng cũng nên suy tính để làm sao người nghèo không mất đi "may mắn" khi đi bốc biển. Song song giữa những kho số "độc", "siêu đẹp" thì cũng nên để lại kho số đẹp giá trị thấp hơn cho người dân thường được bốc ngẫu nhiên. Lúc đó, chắc chắn luật đấu giá biển số đi vào đời sống sẽ không còn tranh cãi hoặc phản đối, tất cả đồng tâm như một.
Bạn có bình luận thế nào về góc nhìn trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
"Tôi đã được gặp, được quan sát cuộc sống của những người lính ở Trường Sa và giữ trong mình nhiều kỷ niệm đẹp. Còn nhớ giây phút chuẩn bị rời đảo, một bạn lính trẻ cứ níu chân tôi và xin đoàn thêm 5 phút để hát tặng lại một bài hát. Khi những lời ca của bài hát Xuân này con vắng nhàđược vang lên, như gói tất cả những cảm xúc của người lính xa nhà nên lúc đó tôi không kìm được nước mắt.
Sau đó khi lên tàu, tôi vẫn thấy bạn lính nhìn mình từ phía xa xa với ánh mắt rất thương. Kỷ niệm khiến tôi nhớ mãi và tôi cứ trăn trở vào một dịp nào đó sẽ dành tặng món quà âm nhạc cho họ. Và thật tình cờ khi được nghe sáng tác Xuân Trường Sacủa nhạc sĩ An Hiếu với giai điệu và ca từ cuốn hút nên tôi quyết định thực hiện sản phẩm âm nhạc này", Hồng Hạnh trải lòng.
Cũng theo nữ ca sĩ, do phải hoàn thành khoá huấn luyện tập huấn tân binh tại Sơn Tây nên gần đây cô và ê-kíp mới bắt tay thực hiện MV. "Sau khóa huấn luyện tôi bị ốm nặng nên phải chờ sức khỏe ổn định mới thu âm. Tôi phải thu âm đến lần thứ 3 mới ưng ý. Hy vọng MV Xuân Trường Sasẽ là món quà tinh thần để tôi và nhạc sĩ An Hiếu gửi tới những chiến sĩ canh giữ biển đảo quê hương trong dịp Tết này", nữ ca sĩ chia sẻ.
Là tác giả của ca khúc Xuân Trường Sa, nhạc sĩ An Hiếu cho biết tháng 4/2023 anh có một chuyến thăm quần đảo Trường Sa với tư cách là thành viên đến từ Hội nhạc sĩ Việt Nam. Đây là chuyến đi thứ 3 anh đến đây sau năm 2002 và 2017.
Nhạc sĩ An Hiếu bộc bạch với VietNamNet: "Tôi tự hứa sau mỗi chuyến đi đặc biệt tôi sẽ viết một bài hát dành cho những người lính ở nơi đầu sóng ngọn gió. Thú thực khi đặt ra bài toán cho mình là tôi tự đối diện với nhiều thách thức khi đã có nhiều tác giả khai thác thành công đề tài này. Nhiều ca khúc kể rất sinh động về cuộc sống, con người trên quần đảo thân yêu này thực sự đã đi vào đời sống của mỗi cán bộ, chiến sĩ. Do vậy ở chuyến đi lần 3 ở Trường Sa tôi dành rất nhiều thời gian hỏi chuyện, tâm sự với những người lính có thâm niên sống trên đảo.
Thật tuyệt vời khi có nhiều câu chuyện hay, cảm động đã tác động rất mạnh mẽ đến tôi. Đặc biệt là cảm xúc của người lính xa quê mỗi khi độ Tết đến, Xuân sang. Họ có chút lắng đọng, suy tư nhưng rất kiên cường, cứng rắn trong nhiệm vụ trực Tết của mình. Tôi đã viết rất nhanh bài hát Xuân Trường Saở trên boong tàu. Nguyên bản là một bản Pop Ballad nhẹ nhàng, sâu lắng và phù hợp với một giọng ca nam chất nhạc nhẹ thể hiện.
Tuy nhiên, sau khi Đoàn Hồng Hạnh nghe bài hát đã xin phép để trình bày. Hạnh muốn có điều mới lạ hơn trong bản phối, cách xử lý bài hát. Và thế là một bản phối kiểu nhạc Swing được tôi thực hiện đã ra đời. Tôi hoàn toàn ưng ý và bị chinh phục bởi tinh thần làm việc nghiêm túc, cầu thị và hết sức sáng tạo của Đoàn Hồng Hạnh".
Bước ra từ cuộc thi Sao Mai Quảng Ninh năm 2022 với giải Nhất phong cách Nhạc nhẹ, Đoàn Hồng Hạnh được đặc cách tham gia Sao Mai 2022 Khu vực miền Bắc theo quy chế của Giải Sao Mai 2022 và giành giải Nhì phong cách Nhạc nhẹ Sao Mai 2022 chung cuộc. Năm 2023 cô đoạt Huy chương vàng Hội diễn chuyên nghiệp toàn quân với vai trò là diễn viên Đoàn văn công Quân chủng Hải quân.
Lê Đỗ
"Là một sĩ quan trong quân đội nên tôi rất yêu màu áo lính. Bằng những trải nghiệm, tôi thấy mình có quá nhiều chất liệu để sáng tác", nhạc sĩ An Hiếu nói về lý do cho ra đời hàng loạt ca khúc về người lính.
" alt=""/>Ca sĩ Hồng Hạnh rơi nước mắt khi nghe người lính hát 'Xuân này con vắng nhà'