Trong khi đó, TS.BS Đặng Quang Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City, vẫn nhớ như in từng phút, từng giây trong cuộc chạy đua với thời gian để giành giật sự sống cho bệnh nhân N.
Ngay khi phát hiện bệnh nhân ngừng tim, các điều dưỡng đã cấp cứu tại chỗ giúp tim người bệnh đập trở lại sau 1 phút. Cùng lúc, cuộc chiến giành lại sự sống cho bệnh nhân được phát động khi hệ thống báo động toàn bệnh viện Code Blue được kích hoạt. Chỉ hơn 2 phút sau, nhóm cấp cứu Code Blue với thành viên là các bác sĩ hồi sức, gây mê, tim mạch… đã có mặt.
Trong hơn 2 phút, một cuộc hội chẩn “thần tốc” được tiến hành ngay tại giường bệnh. Bệnh nhân được chẩn đoán vỡ buồng thất trái gây tràn máu ra khoang màng tim, chèn ép tim cấp, tình trạng rất nguy kịch quyết định đưa thẳng đến phòng mổ để vá tim.
Chưa đầy 30 phút sau, ca mổ đã sẵn sàng. Nhưng đúng lúc này, người bệnh bị ngưng tim lần hai. Nguy cơ tử vong cũng như di chứng não tăng lên nhiều lần. Trước tình huống ngàn cân treo sợi tóc, kíp mổ đã rất nhanh chóng cưa xương ức, giải phóng chèn ép tim giúp tim đập trở lại. Sau đó thành tim bị vỡ được vá lại.
TS.BS Huy cho biết: “Chúng tôi thậm chí còn không có thời gian để cầm máu vết mổ”.
Ca mổ kéo dài gần 4 giờ đồng hồ đã thành công vượt kỳ vọng. Sau phẫu thuật một ngày, bệnh nhân đã tỉnh táo, bỏ được máy thở, chức năng tim tốt và nhớ được các chuyện trước kia. Chưa đầy một tuần sau, người bệnh đã có thể tự đi lại, sinh hoạt như trước mổ. Đặc biệt, người bệnh không có bất kỳ di chứng thần kinh nào “như chưa hề có biến cố sinh tử”.
“Tôi biết vỡ tim là trường hợp rất hy hữu. Vỡ tim mà được cứu sống như vợ tôi thì càng đặc biệt hiếm ở Việt Nam. Tôi rất biết ơn các y bác sĩ Vinmec đã đưa vợ tôi trở về từ ranh giới sinh tử, cho vợ tôi được sinh ra lần thứ hai”, ông H. xúc động nói.
Code Blue chuẩn Mỹ: Nhân viên hành chính cũng biết cấp cứu ngừng tim
TS. Huy cho biết, theo y văn thế giới, vỡ tim là tai biến cố nặng và khá hiếm gặp, xác suất chỉ dưới 1% trong số các ca nhồi máu cơ tim, nhưng tỷ lệ tử vong cao. Với kinh nghiệm thực hiện hơn 2.500 ca phẫu thuật tim, bản thân ông cũng mới gặp 2 ca. Bởi thế, việc cứu sống được bệnh nhân H. theo TS. Huy là một điều kỳ diệu.
Theo bác sĩ, những ca hy hữu như thế này, thời gian vàng chỉ tính bằng vài phút. Ngay cả khi bệnh nhân đã nằm sẵn trong viện nhưng nếu bệnh viện không có đội ngũ gây mê, hồi sức tốt, kíp mổ nhiều kinh nghiệm và đặc biệt là tổ chức hoạt động hiệu quả thì cũng không cứu được. Thậm chí, với những trường hợp được mổ kịp thời thì tỷ lệ được cứu sống cũng chỉ đạt 50% và người bệnh có thể chịu các di chứng về thần kinh, thậm chí là sống thực vật vì tổn thương não.
“Ở Việt Nam, chỉ có một số rất ít trung tâm tim mạch tuyến cuối chuyên sâu mới cứu sống thành công những trường hợp tương tự”, TS. Huy cho biết.
Là trưởng nhóm Code Blue ngày hôm đó, ThS.BS Lê Văn Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City, đánh giá sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng và nhanh chóng của tất cả các khoa, phòng tại Vinmec theo quy trình báo động khẩn cấp đã được thiết lập sẵn chính là chìa khóa giúp cứu sống và giảm tổn thương não cho người bệnh. Quy trình mà vị chuyên gia nhắc đến chính là Code Blue - một trong số các mã báo động khẩn cấp mà Vinmec đang áp dụng cho bệnh nhân đột ngột ngưng tim.
Theo ThS.BS Bình, 100% nhân viên Vinmec đều có thể phát hiện được sớm bệnh nhân ngừng tuần hoàn, được đào tạo cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản và được tái đào tạo hàng năm. Đặc biệt, toàn bộ bác sĩ, điều dưỡng của khoa Hồi sức tích cực, Cấp cứu và Gây mê hồi sức được đào tạo cấp cứu ngừng tuần hoàn nâng cao theo tiêu chuẩn của Hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA).
“Vinmec là hệ thống y tế hiếm hoi tại Việt Nam đã triển khai hệ thống báo động về cấp cứu ngừng tuần hoàn Code Blue trên toàn hệ thống ngay từ khi các bệnh viện đi vào hoạt động. Không những thế, Code Blue tại Vinmec còn đạt tiêu chuẩn JCI của Mỹ. Theo đó, đến từng nhân viên bảo vệ, nhân viên hành chính đều có thể phát hiện và cấp cứu bệnh nhân ngưng tim. Các thành viên trong đội Code Blue của Vinmec luôn túc trực 24/7 và trong mọi tình huống đều có thể huy động trong thời gian vàng để cứu sống bệnh nhân”, ThS.BS Bình cho biết.
Với tầm nhìn trở thành tổ chức y tế hàn lâm mang lại giá trị cao nhất và trải nghiệm xuất sắc cho người bệnh, Vinmec hiện đang mạnh tay đầu tư để xây dựng Trung tâm xuất sắc về Tim mạch với trình độ ở tầm quốc tế. Thời gian tới, Vinmec sẽ triển khai các kỹ thuật tối tân như phẫu thuật tim ít xâm lấn, nội soi tim, thay van không khâu, điều trị rung nhĩ bằng các công nghệ hiện đại nhất của thế giới… để bắt kịp xu hướng toàn cầu.
Thế Định
" alt=""/>‘5 phút vàng’ cứu sống bệnh nhân vỡ tim, 2 lần ngừng tuần hoànFinnovation 2022 sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 12/8/2022 với nhiều hoạt động ở cả 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến. Mục tiêu của Finnovation 2022 là tuyển chọn được ít nhất 100 dự án sinh viên vào vòng 1, 30 dự án vào vòng 2 và 10 dự án vào chung kết.
Cơ cấu giải thưởng của Finnovation 2022 sẽ bao gồm 1 giải nhất, 2 giải nhì và 2 giải ba. Trong đó, dự án đạt giải nhất sẽ nhận được Bằng khen của Hội Sinh viên Việt Nam, 50 triệu đồng tiền mặt và quà tặng tương đương 50 triệu đồng. Cá nhân hoặc nhóm đạt giải nhất cũng sẽ được đề xuất tặng bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ KH&CN.
Ngoài ra, các dự án tiến tới vòng chung kết toàn quốc sẽ được BTC giới thiệu với các đơn vị đầu tư, tư vấn, hỗ trợ triển khai. Đặc biệt, các dự án có số điểm cao nhất vòng chung kết sẽ được xúc tiến gặp gỡ các nhà đầu tư để tiến hành gọi vốn.
Trong ngày đầu phát động Finnovation 2002, đã có hơn 150 sinh viên trên địa bàn Hà Nội đăng ký tham gia cuộc thi.
Theo ông Lê Xuân Định - Thứ trưởng Bộ KH&CN, chúng ta đang đối mặt với thách thức lớn từ cuộc Cách mạng Công nghệ lần thứ 4. Chuyển đổi số là giải pháp, xu hướng tất yếu để các đơn vị sản xuất kinh doanh nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, tồn tại và phát triển.
Cuộc thi Finnovation 2022 được tổ chức với mục đích phổ biến, nâng cao nhận thức của xã hội về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ tài chính và chuyển đổi số, góp phần thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.
Finnovation 2022 hướng đến việc xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo đa lĩnh vực, có quy mô quốc tế, trong đó lấy công nghệ, đổi mới sáng tạo làm phương tiện, lấy lực lượng trẻ, sinh viên làm nòng cốt, lấy lợi ích cộng đồng làm định hướng sáng tạo.
Đây là sự kiện rất có ý nghĩa trong bối cảnh chuyển đổi số với mục tiêu phát triển thanh toán số theo hướng phổ cập tài chính toàn diện, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Cuộc thi sẽ giúp các cá nhân, nhóm sinh viên có cơ hội giới thiệu ý tưởng, mô hình kinh doanh với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Fintech cùng cơ hội tìm kiếm nguồn vốn khởi nghiệp.
Chia sẻ tại lễ phát động, ông Nguyễn Minh Triết - Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam cho biết, đổi mới sáng tạo là động lực then chốt thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, là chìa khóa để Việt Nam chuyển đổi từ mô hình kinh tế truyền thống sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo.
Trong năm 2021, toàn đoàn đã tổ chức 1.453 cuộc thi ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp với hơn 13.900 ý tưởng khởi nghiệp và 223.000 lượt người tham gia.
Theo ông Nguyễn Minh Triết, sinh viên là những người chủ tương lai của đất nước, nhanh nhạy về tư duy, có khả năng tiếp cận nhanh với công nghệ mới. Việc khởi dậy tinh thần khởi nghiệp, truyền cảm hứng cho thanh niên vì thế sẽ đóng vai trò quan trọng tới sự phát triển của quốc gia.
Trọng Đạt
" alt=""/>Việt Nam lần đầu tổ chức cuộc thi quốc gia về khởi nghiệp FintechToạ lạc tại địa bàn phường Long Bình, quận 9, TP.HCM và một phần thuộc TP.Dĩ An, tỉnh Bình Dương, dự án Công viên Lịch sử - Văn hoá dân tộc được quy hoạch xây dựng trung tâm sinh hoạt văn hoá, lễ hội và du lịch về nguồn tiêu biểu của các tỉnh khu vực phía Nam.
Tháng 5/1997, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án tiền khả thi Công viên Lịch sử - Văn hoá dân tộc, giao UBND TP.HCM chỉ đạo thực hiện công tác thu hồi đất, chuẩn bị đầu tư xây dựng. Quy mô ban đầu dự án Công viên Lịch sử - Văn hoá dân tộc là 408ha, tuy nhiên sau đó được điều chỉnh xuống còn 395ha nhằm tránh giải toả các khu dân cư hiện hữu có mật độ dày.
Năm 2001, khoảng 353ha đã được cơ quan chức năng thu hồi, giao cho Ban quản lý Công viên Lịch sử - Văn hoá dân tộc (BQL Công viên) quản lý, sử dụng và đầu tư các dự án thành phần. Tuy vậy, giai đoạn từ năm 2003 – 2017, BQL Công viên đã tự ý cho 15 doanh nghiệp thuê mặt bằng với diện tích hơn 35 ha.
Một số doanh nghiệp thuê mặt bằng trên đất công viên là Công ty TNHH Sài Gòn Đông Dương, Công ty TNHH Hiệp Phú, Công ty Giao thông Sài Gòn – T&T, Công ty Đầu tư SX-TM Ngọc Thành, Công ty TNHH Gỗ Đông Dương, Công ty CP Đầu tư Giải trí Thỏ Trắng… Hầu hết các mặt bằng được thuê lại được sử dụng làm xưởng gỗ, bãi xe container.
![]() |
BQL Công viên Lịch sử - Văn hoá dân tộc tự lý "xẻ" đất dự án công viên để cho thuê. |
Vụ việc “xẻ thịt” đất Công viên Lịch sử - Văn hoá dân tộc đã được Thanh tra TP.HCM thanh tra và có kết luận vào năm 2018. Theo đó, BQL Công viên đã ký 19 hợp đồng cho thuê mặt bằng trên đất dự án mà không báo cáo, xin ý kiến của UBND TP.HCM.
Trước khi cho thuê, BQL Công viên không xác định trước vị trí, diện tích đất cho thuê mà chủ yếu dựa vào nhu cầu của đơn vị thuê, dẫn đến quản lý không chặt chẽ, đơn giá thuê không phù hợp giá thị trường.
Mặc dù Thanh tra TP.HCM đã có kiến nghị phải chấm dứt tình trạng cho thuê đất trái quy định tại dự án này. Tuy nhiên, đến thời điểm này việc thu hồi mặt bằng cho thuê vẫn chưa được BQL Công viên thực hiện triển để.
Tìm hiểu của VietNamNet, đến cuối tháng 7/2020, BQL Công viên đã thanh lý10 hợp đồng và bên thuê đã bàn giao toàn bộ đất. 3 hợp đồng đã thanh lý và bên thuê chỉ bàn giao một phần mặt bằng. 5 hợp đồng đã thanh lý hoặc hết hạn hợp đồng nhưng bên thuê không bàn giao đất.
Một trường hợp không đồng ý thanh lý hợp đồng, không bàn giao mặt bằng là Công ty CP Đầu tư Giải trí Thỏ Trắng. Doanh nghiệp này không thanh lý vì lý do chưa hết hạn hợp đồng.
Với các đơn vị chưa bàn giao hoặc bàn giao một phần mặt bằng, BQL Công viên cho biết đã nhiều lần mời làm việc và tống đạt thông báo nhưng bên thuê không hợp tác, kéo dài thời gian gây khó khăn khi thu hồi.
Xuất hiện người lạ mặt đến chiếm đất
Tại dự án Công viên Lịch sử - Văn hoá dân tộc hiện có tình trạng người dân lấn chiếm, sử dụng đất trái phép. Thậm chí, có trường hợp đã nhận bồi thường nhưng chưa bàn giao đất mà tiếp tục sử dụng nhà, đất hoặc lấn chiếm đất để ở và cho thuê.
Theo UBND quận 9, địa phương đã ban hành 11 quyết định xử phạt hành chính, quyết định cưỡng chế đối với 11 trường hợp lấn chiếm, sử dụng đất trái phép tại dự án. Từ ngày 7 – 9/7/2020, UBND phường Long Bình đã phối hợp với BQL Công viên và các đơn vị đã thực hiện cưỡng chế các trường hợp này.
Trước đó, tháng 9/2018 BQL Công viên phát hiện 2 người lạ mặt chiếm đất trống trên đường Hàng Tre nên đề nghị UBND phường Long Bình hỗ trợ xử lý. Dù UBND phường đã ra quyết định xử lý vi phạm hành chính nhưng hai người này không chấp hành và vẫn tiếp tục sử dụng trái phép.
![]() |
Đất dự án công viên văn hoá được cho thuê làm xưởng gỗ, bãi xe container. |
UBND quận 9 cho biết, hiện dự án Công viên Lịch sử - Văn hoá dân tộc vẫn còn 279 hộ dân và 1 tổ chức chưa thu hồi mặt bằng, diện tích 15,41ha. Đã có 2 hộ tháo dỡ nhà và bàn giao đất.
Trong 277 hộ dân còn lại có 119 hộ đã nhận bồi thường, không còn cư trú nhưng không giao đất, hiện đang cho thuê; 129 hộ đã nhận bồi thường nhưng còn cư trú tại đất; 29 hộ chưa đồng ý với chính sách bồi thường.
Đến nay, UBND quận 9 đã ban hành 51/279 quyết định cưỡng chế thu hồi đất với các hộ dân đã xem xét chính sách bồi thường theo quy định. Tuy nhiên, quận chưa thực hiện cưỡng chế.
Sau phản ánh về tình trạng cho thuê đất trái quy định và tái lấn chiếm đất của các hộ dân tại Công viên Lịch sử - Văn hoá dân tộc, ngày 6/8/2020 Thanh tra TP.HCM có văn bản kiến nghị UBND TP.HCM giao UBND quận 9 và BQL Công viên thực hiện dứt điểm những nội dung về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và quản lý, sử dụng đất.
Giao UBND quận 9 tổ chức cưỡng chế thu hồi đất 279 hộ dân và 1 tổ chức chưa bàn giao để thực hiện dự án, có biện pháp xử lý, thu hồi đất với trường hợp người lạ mặt đến chiếm đất nhưng không chấp hành.
Dù chưa được duyệt đồ án điều chỉnh cục bộ nhưng đất công là trụ sở khu phố tại Khu dân cư Tân Hải Minh đã bị dời vào… công viên, còn đất trụ sở khu phố cũ đã bị chủ đầu tư bán, bỏ túi tiền tỷ.
" alt=""/>“Biến” đất công viên văn hoá thành xưởng gỗ, bãi xe container