Nhật Kim Anh và Ngô Bửu Lộc từng có mối duyên đẹp. Cả hai chẳng ai thích ai, Bửu Lộc không thích đi bar nhưng lại đến bar nghe Kim Anh hát. Trong 2 năm tìm hiểu nhau, Nhật Kim Anh chính thức “đổ” khi Bửu Lộc quan tâm cô bị thương trên phim trường.
Dù yêu nhau, cả hai mất không ít thời gian để hòa hợp lẫn thuyết phục người nhà khi Kim Anh là nghệ sĩ nổi tiếng còn Bửu Lộc là nhân viên văn phòng. Hai người trái ngược nhau nhiều, nhất là gia đình Bửu Lộc lo lắng khi con trai muốn cưới người nổi tiếng. Vậy mà, cả hai vẫn đám cưới vào năm 2014.
![]() |
Dù hiện thực bẽ bàng, Nhật Kim Anh và Bửu Lộc cũng từng có những ngày hạnh phúc. |
Đến giờ, dù Kim Anh và Bửu Lộc có phải ra tòa vì tranh chấp thì sự thật vẫn là cả hai từng có năm tháng hạnh phúc trong quá khứ. Kim Anh được mẹ chồng yêu thương, chiều chuộng. Cô không phải làm việc nhà; lúc mang thai thèm thanh trà, mẹ Bửu Lộc đã tìm khắp Cần Thơ cây thanh trà ngọt để “bao quả” cho con dâu ăn.
Những kỷ niệm được Kim Anh kể vào tháng 1/2018, vào thời điểm đã nộp đơn ly hôn, cho thấy cô rất trân quý tình cảm nhận được từ phía người thân của Bửu Lộc. Hai tháng sau, Kim Anh và Bửu Lộc được Tòa án giải quyết cho chấm dứt quan hệ hôn nhân.
Trong một mối quan hệ đổ vỡ, dĩ nhiên không phía nào là không có trách nhiệm; và mỗi người đều có lý lẽ, quan điểm riêng. Bửu Lộc trách vợ cũ hiếm khi ở nhà, không làm tròn trách nhiệm người mẹ với con nhỏ. Phía Kim Anh, chị ruột cô là diễn viên Kim Tính, từng tố Bửu Lộc đánh vợ cũ lúc mang thai. Sau đó, Bửu Lộc phủ nhận thông tin này.
Ai tổn thương hơn ai?
Thời gian Nhật Kim Anh và Bửu Lộc bị cuốn vào vòng xoáy lời qua tiếng lại, ai cũng mệt mỏi. Đi sự kiện, Nhật Kim Anh phờ phạc, xanh xao như người mất hồn. Những cuộc tấn công mạng khiến cuộc sống của gia đình nhân viên văn phòng bình thường như Bửu Lộc bị đảo lộn, bố mẹ anh mang điều tiếng.
Càng đào xới, Kim Anh hay Bửu Lộc càng lộ phần lỗi khiến hôn nhân tan vỡ; việc đấu tố nhau khiến chuyện riêng tư của hai người đưa lên cho công luận mổ xẻ. Tai hại hơn, gia đình và người xung quanh bị vạ lây, từng là thông gia thân thiết nay bỗng trở mặt thành thù.
Kỳ thực, Kim Anh và Bửu Lộc vẫn giữ im lặng hơn một năm trời chuyện ly hôn nhưng sau đó ca sĩ đã công khai mọi thứ vì cho rằng chồng cũ ngăn cô gặp con. Cô từng nói việc liên tục đăng đàn như vậy nhằm muốn gây sức ép để Bửu Lộc cho cô thăm con. “Ai ngờ, càng gây áp lực, anh ấy lại càng không cho gặp”, Nhật Kim Anh chua chát.
Như vậy, nếu Tòa án vẫn là nơi cuối cùng có thẩm quyền phán quyết giao bé Long cho bố hoặc mẹ nuôi, việc Nhật Kim Anh và chồng cũ lời qua tiếng lại gần một năm có ý nghĩa gì?
![]() |
Nhật Kim Anh vui vẻ bên chồng cũ trong sinh nhật con trai - chỉ hai tháng trước khi họ tiếp tục đăng đàn đấu tố nhau. |
Đôi lúc, Nhật Kim Anh góp mặt vui vẻ bên chồng cũ trong sinh nhật con hay lần Bửu Lộc chia sẻ thông tin giúp vợ cũ mau tìm ra kẻ trộm tài sản từng khiến khán giả nhẹ lòng, mong cả hai hòa hoãn vì con.
Tranh chấp quyền nuôi con của Nhật Kim Anh và Bửu Lộc cũng không dễ. Về pháp lý, cả hai đảm bảo gần như đủ điều kiện nuôi con từ điều kiện vật chất (thu nhập, tài sản, chỗ ở của bố mẹ và chuyện ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… của con) đến điều kiện tinh thần (thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của bố mẹ).
Tuy nhiên, theo lời kể một phía của Nhật Kim Anh và Bửu Lộc, cả hai đều có những điểm yếu trong tranh chấp này. Nếu Nhật Kim Anh chứng minh được chuyện Bửu Lộc từng có hành vi bạo lực, nhất là cô lúc mang thai thì anh này có thể mất quyền nuôi con. Tương tự, Bửu Lộc cần chứng minh chuyện Kim Anh từng không làm tròn trách nhiệm nuôi con.
Tranh chấp quyền nuôi con của Nhật Kim Anh và chồng cũ có thể còn kéo dài nếu Bửu Lộc kháng cáo.
![]() |
Nụ cười hồn nhiên của bé Bửu Long giữa tranh chấp của bố mẹ. |
Nhật Kim Anh và Bửu Lộc đều mệt mỏi, khổ sở vì tranh chấp quyền nuôi con nhưng khán giả lại quan tâm nhiều hơn ở cảm xúc của bé Long. Bởi lẽ, mấu chốt của vụ việc không còn nằm ở ai có lỗi mà là làm thế nào để bé Long sống với bố hoặc mẹ đều hạnh phúc.
Liệu rằng sau khi Tòa án có quyết định chung thẩm, Nhật Kim Anh hoặc Bửu Lộc được giao nuôi dưỡng bé Long thì người còn lại có thoải mái thăm nom, nuôi dạy con không? Cả hai đối diện nhau khi thăm con sẽ thế nào?
Khía cạnh xã hội, phán quyết cuối cùng của Tòa án không quan trọng bằng việc người bố, mẹ hành xử với nhau thế nào để con cái không bị tổn thương. Nhất là khi việc bố mẹ ly hôn đã là thiệt thòi quá lớn với con trẻ, bé Long có ở với mẹ Nhật Kim Anh hay bố Bửu Lộc đi nữa thì vẫn là bất lợi, không vẹn toàn.
Nhật Kim Anh và Bửu Lộc quyết liệt vì họ tha thiết được gần con nhưng bên cạnh cảm xúc, mong muốn cá nhân của người bố, người mẹ thì cảm xúc của con trẻ cũng cần bảo đảm. Vì trẻ con không có lỗi và không đứa trẻ nào đáng nhận hoàn cảnh này.
Mỹ Niệm
Trò chuyện với VietNamNet, Nhật Kim Anh tiếp tục khóc vì quá nhiều cảm xúc sau thời gian dài theo đuổi tranh chấp quyền nuôi con với chồng cũ.
" alt=""/>Nhật Kim Anh: Tình yêu mặn nồng đến chia tay đòi quyền nuôi conTrong diễn từ nhận giải, GS. Pierre Darriulat dành một phần lớn để nói về những vấn đề của giáo dục ĐH Việt Nam hiện nay.
![]() |
Giáo sư Pierre Darriulat tại lễ trao giải (Ảnh: Trâm Anh) |
Lãng phí 4, 5 năm cho những bài giảng cách xa hàng dặm
GS. Pierre Darriulat nhận xét: “ĐH của chúng ta được mô hình hoá như những ĐH ở các nước phát triển cách đây 50 năm. Tuy nhiên, 50 năm đã qua và chúng ta là một đất nước vẫn đang đấu tranh để phát triển sau nhiều thập kỷ chiến tranh và đói kém với những vết thương vẫn chưa lành”.
Theo ông, “chúng ta phải xem xét lại cần loại ĐH nào để phục vụ tốt nhất cho lợi ích dân tộc. Chúng ta phải chú trọng hơn nữa đến hướng nghiệp. Chúng ta cần phải làm rõ, để phát triển phải cần bao nhiêu công nhân, kỹ thuật viên và kỹ sư; cũng như vậy, phải xác định sự cân bằng tỉ lệ giữa các ngành nghề như thế nào: cần bao nhiêu bác sĩ, bao nhiêu y tá, bao nhiêu kiến trúc sư, bao nhiêu giáo viên và bao nhiêu nông dân”.
Ông nhìn nhận rằng ngày nay, rất nhiều sinh viên ĐH phải lãng phí 4 - 5 năm quý giá nhất cuộc đời mình để nghe những bài giảng mà chất lượng của nó cách xa hàng dặm so với những gì mà họ đáng được học.
“Trong nhiều lớp vật lý hạt nhân, nhiều kiến thức lạc hậu mà tôi đã học cách đây 60 năm khi còn là sinh viên vẫn đang được giảng dạy. Trong hơn hai mươi năm qua, chúng ta vẫn chưa thể để đào tạo ra được một nhóm các kỹ sư, nhà khoa học những người có thể làm chủ được việc xây dựng, vận hành, khai thác và bảo dưỡng nhà máy điện hạt nhân mà chúng ta sẽ xây dựng trong tương lai”.
Chưa xác định kỹ năng cần cho đất nước
"Những gì tôi nói không phải là mới, mà chủ yếu là những nhận thức chung và sự can cảm đối mặt với sự thật" |
Điều khiến ông rất trăn trở là “Ngày nay, chúng ta đang đào tạo quá nhiều sinh viên cho khu vực thứ ba như tiếp thị, ngân hàng, quản lý - những cái tên mỹ miều thường giấu đi sự thật là nguồn cung cấp lao động giá rẻ từ những nước đang phát triển cho toàn cầu hóa dưới hình thức kinh tế thị trường”.
GS. Pierre Darriulat cho rằng “Trước khi dạy tiếp thị, chúng ta nên dạy cách tạo ra những sản phẩm có thể cần tiếp thị; trước khi dạy quản lý, chúng ta nên dạy những kỹ năng, mà tương lai sẽ cần phải quản lý. Nếu không chúng ta sẽ chỉ tạo ra các nhà quản lý, những người sẽ không có ai để quản lý ngoài bản thân họ”.
Bên cạnh đó,“Chúng ta đang tiêu tốn nhiều tiền của gửi con em mình đi học ở nước ngoài để kiếm những tấm bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ.Nhưng chúng ta chưa xác định rõ những kỹ năng nào cần phải học hỏi cho đất nước”- GS. Pierre Darriulat bình luận.
Cũng theo ông, “Chúng ta chưa nỗ lực đủ mạnh trong việc tận dụng những kiến thức những du học sinh thu nhận được khi trở về nước. Vì vậy, nhiều đầu tư của nhà nước cho công tác đào tạo ngoài nước chỉ đơn giản là bị lãng phí. Tệ hơn nữa, nó tạo điều kiện thuận lợi cho nạn chảy máu chất xám tai hại cho đất nước”.
Ông nhấn mạnh “Không có lý do gì để ta tiếp tục lãng phí nhiều tiền của như vậy vào việc gửi người ra nước ngoài và duy trì mức chảy máu chất xám quá cao. Dành số tiền này để hỗ trợ cho những người trong nước với quyết tâm thay đổi sẽ tốt hơn nhiều”.
Cần chọn người trên cơ sở duy nhất là tài năng
Thay đổi cung cách làm việc là điều mà GS. Pierre Darriulat đề nghị. “Chúng ta nên chọn nhân sự một cách nghiêm túc hơn dựa trên cơ sở duy nhất là tài năng để có thể chọn ra được những người có năng lực; chúng ta nên tạo điều kiện, cả về tiền lương và môi trường làm việc, để thu hút họ.
Chúng ta phải có một chính sách phát triển dài hạn, được quảng bá rõ ràng, để cho họ cảm thấy những hành động của mình nằm trong đó, tạo cho họ niềm tin vào sự hỗ trợ dài hạn, cho họ cơ sở để tự hào về những thành tựu đạt được, đem lại cho họ cảm giác được phục vụ một đất nước mà đóng góp của họ được ghi nhận”.
![]() |
Giáo sư Pierre Darriulat cùng các thành viên trong nhóm đang làm việc (Ảnh: TL) |
Với một thế giới quanh ta đang liên tục thay đổi với tốc độ thay đổi nhanh hơn nhiều so với trước đây, theo vị GS này, “Chúng ta cần phải đào tạo nên những công dân trẻ có trách nhiệm, những người nhìn ra thế giới với con mắt mở rộng, những người có chính kiến, có thể thích ứng nhanh với môi trường mới.
Chúng ta cần phải đào tạo nên những công dân trẻ có trách nhiệm, những người có thể bác bỏ những học thuyết và giáo điều, những người có khả năng chiến đấu chống lại sự trì trệ, quan liêu và bảo thủ, những người biết nổi giận khi chứng kiến những điều chướng tai gai mắt đi ngược với đạo đức xã hội.
Chúng ta cần phải đào tạo nên những công dân trẻ có trách nhiệm, những người có thể thay đổi những luật lệ điều hành xã hội khi thế giới quanh ta đòi hỏi, họ phải là những người không chỉ đơn giản áp dụng một cách mù quáng những quy tắc lỗi thời là nguyên nhân của sự xơ cứng và tê liệt của xã hội”.
Những đòi hỏi để thay đổi cung cách để tiến bộ, theo ông, đó là “Gây dựng lại sự nghiêm ngặt đạo đức, tri thức và sự chuyên nghiệp trong thói quen và công việc”.
Đó còn là “Khôi phục lại sự tôn trọng tri thức, liêm chính và vì lợi ích tập thể hơn lợi ích cá nhân”.
Ông nhận định :Thất bại trong việc khôi phục những giá trị này đồng nghĩa với việc không thể mở cửa đất nước để phát triển”.
Văn hóa không có nghĩa là bảo thủ, cũng không có nghĩa là loại trừ, mà theo ông nó có nghĩa là tiến bộ và khoan dung.
“Chúng ta phải cảm thấy rằng đấu tranh cho sự phục hồi những giá trị tri thức và đạo đức là góp phần đề cao phẩm giá con người. Chúng ta phải cảm thấy có trách nhiệm trong việc thúc đẩy tạo nên một nền khoa học không biên giới”.
Giới trẻ phải chiến thắng trong hòa bình
"Động lực duy nhất của tôi là được chứng kiến đất nước này trao cho họ những cơ hội mà tài năng và sự hào phóng của họ xứng đáng có được" |
“Để thành công, chúng ta cần phải tin tưởng vào thế hệ trẻ nhiều hơn nhiều so hiện nay” – GS. Pierre Darriulat khẳng định.
Ông phân tích “Chúng ta cần phải dựa vào sự nhiệt tình, năng lượng, tài năng, sự hào phóng, niềm tin của họ vào tương lai mà ở đó họ là những nhân vật chính. Chúng ta cần phải trao cho họ cơ hội để mang lại cho đất nước nguồn không khí trong lành mà chúng ta rất cần để thở sâu hơn.
Chúng ta cần phải trao cho họ cơ hội để thay đổi mọi thứ trở nên thứ tốt đẹp hơn, động viên họ chủ động đóng góp công sức của mình cho sự tiến bộ và phát triển của dân tộc. Tương lai của đất nước nằm trong tay họ, những bàn tay của thế hệ Đổi Mới”.
Giới trẻ, theo ông, đã không phải chịu đựng những cuộc chiến tranh, đói khổ, những nỗi đau, nỗi buồn, sự áp bức mà cha mẹ và ông bà họ đã phải chịu đựng. Họ được thừa hưởng từ ông bà cha mẹ độc lập và tự do.
“Mục tiêu của họ không còn là chiến thắng trong những cuộc chiến tranh mà là chiến thắng trong hòa bình. Sự nghiệp đó cũng cao quý như sự nghiệp mà các bậc cha mẹ và ông bà của họ đã từng chiến đấu. Điều đó vừa cao quý nhưng cũng đồng thời là thử thách.
Chúng ta phải làm hết sức mình để ủng hộ và động viên họ thực hiện nhiệm vụ; trang bị cho họ những công cụ giúp họ vượt qua những khó khăn trở ngại trong tương lai”.
Pierre Darriulat là một tên tuổi lớn trong lĩnh vực hạt nhân và vật lý thiên văn, viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Pháp từ 1986, giám đốc khoa học Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu từ 1987 - 1994. Theo giới thiệu của nhà văn Nguyên Ngọc thì cuối năm 1999, sau khi nghỉ hưu GS Pierre Darriulat sang định cư ở Hà Nội cùng người vợ Việt Nam, dành gần hết thời gian và công sức giúp đỡ xây dựng và phát triển vật lý thiên văn ở Việt Nam. Đặc biệt, với những thiết bị tự mua sắm bằng tiền túi hoặc tự tạo bằng nhiều cách, ông thành lập Phòng thí nghiệm tia vũ trụ Vietnam – Auger ở Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân Việt Nam, đặt ngay trên nóc nhà trụ sở của Viện; đã hoạt động hiệu quả nhiều năm nay như một thành viên của Dự án thí nghiệm quốc tế Pierre Auger săn tìm các tia vũ trụ năng lượng siêu cao. Ông sống giản dị, khiêm tốn, say mê nghiên cứu và hướng dẫn nghiên cứu, thương yêu chăm sóc tận tình các học trò của mình, đồng thời quan tâm thiết tha đến mọi mặt đời sống, nhất là về khoa học và giáo dục, ở đất nước mà ông đã gắn bó như một tổ quốc thứ hai. Tự ông nêu một tấm gương sáng về người thầy trong một nền giáo dục mà chúng ta cần có. Ông đặc biệt quan tâm đến những người trẻ, một mặt cổ vũ cho thế hệ trẻ được mạnh dạn giao phó trách nhiệm xứng đáng từ sớm, mặt khác luôn nhắc nhở họ “biết trọng trí tuệ hơn tiền bạc, quyền lực, và nhớ rằng sự giàu có của một đất nước chủ yếu là ở bàn tay và khối óc chứ không phải ở két sắt của các ngân hàng, là ở những sản phẩm làm ra hơn là những kỹ năng tiếp thị, rằng sự giàu có ấy chủ yếu nhờ những giọt mồ hôi của người lao động hơn là những quy định có khi ngớ ngẩn đặt ra bởi những người, những cơ quan quản lý thiếu chuyên nghiệp”. |
Người chuyển dịch bài Diễn từ của GS Pierre Darriulat là ông Phạm Ngọc Diệp.
Ngân Anh lược thuật
Tiếng ngáy của Cruise dường như tệ đến mức khiến anh phải làm riêng một phòng cách âm phía sau ngôi nhà để không làm phiền đến ai – một vị khách từng tới thăm nhà nam diễn viên cho hay.
“Nó rất nhỏ, thoải mái và tối” – vị khách này chia sẻ.
Winston Churchill chợp mắt 2 tiếng mỗi ngày
![]() |
Hàng ngày cứ 5 giờ chiều, ông sẽ uống một ly whiskey và soda trước khi đi ngủ. Churchill nổi tiếng là một người làm việc thông đêm. Do lịch ngủ bất thường nên ông được cho là chủ trì các cuộc họp trong phòng tắm.
Mariah Carey ngủ 15 giờ mỗi đêm
![]() |
“Tôi phải ngủ 15 giờ để hát theo cách mà tôi muốn” – Carey trả lời phỏng vấn năm 2007.
Cô ca sĩ này cũng thừa nhận đi ngủ với 20 chiếc máy giữ ẩm quanh giường để làm dịu cơn đau họng và thêm độ ẩm cho không khí khô. “Về cơ bản, giống như là ngủ trong phòng xông hơi” – cô nói.
Tất cả gối của Stephen King đều quay một hướng nhất định
![]() |
Theo cuốn sách “Haunted Heart: The Life and Times of Stephen King”, nhà văn khoa học viễn tưởng này có một thói quen lạ lùng vào ban đêm.
“Tôi đánh răng, tôi rửa tay. Tại sao ai cũng rửa tay trước khi đi ngủ? Tôi không biết” – ông nói. “Và những chiếc gối phải quay về một hướng nhất định”.
Charles Dickens ngủ quay mặt về hướng bắc để tăng tính sáng tạo
![]() |
Dickens – người bị chứng mất ngủ - luôn giữ một chiếc la bàn bên cạnh để đảm bảo rằng ông luôn viết và ngủ quay về hướng bắc.
Nhà văn tin rằng hành động kỳ quặc này sẽ cải thiện tính sáng tạo của mình.
Marissa Mayer ngủ bù trong những kỳ nghỉ 4 tháng một lần
![]() |
CEO của Yahoo nổi tiếng là nghiện công việc, đôi khi bà làm việc tới 130 giờ/ tuần, khiến bà không còn nhiều thời gian để ngủ. Để nạp lại năng lượng, bà tìm cách ngủ bù trong những kỳ nghỉ dài hàng tuần cứ 4 tháng một lần.
Tiểu thuyết gia Emily Bronte đi lòng vòng cho tới khi ngủ thiếp đi
![]() |
Nhà văn thế kỷ 19 này mắc chứng mất ngủ và bà phải đi lòng vòng quanh phòng ăn cho tới khi mệt đến mức ngủ thiếp đi.
Arianna Huffington biến phòng ngủ thành “cung điện”
![]() |
Sau lần bị kiệt sức năm 2007 – và tỉnh dậy trong vũng máu của chính mình, Arianna Huffington trở thành người ủng hộ một giấc ngủ ngon.
Tổng biên tập tờ Huffington Post biến phòng ngủ của mình thành một thiên đường, với rèm và màn che. Trước khi ngủ, bà tắt điện thoại và rút tất cả phích cắm. Sau đó, bà tắm nước nóng, phủ đầy muối Epsom và dầu hoa oải hương để giữ bình tĩnh tâm trí cũng như quên đi những căng thẳng trong ngày.
Bà chỉ yên tâm đi ngủ khi khoác trên mình bộ đồ ngủ. Cuối cùng, bà chìm đắm vào một cuốn sách thơ hoặc sách triết lý để ru mình ngủ dễ hơn.
Martha Stewart chỉ ngủ 4 giờ mỗi đêm
![]() |
Bà thức dậy trước các nhân viên của mình vài tiếng để nấu bữa sáng cho một đàn vật nuôi, gồm ngựa, lừa và hơn 200 con gà.
Stewart cũng thức khuya đọc sách hoặc xem tivi. Nữ doanh nhân chia sẻ rằng ngủ bây giờ không quan trọng với bà.
Cứ mỗi 4 tiếng Leonardo da Vinci lại ngủ 20 phút
![]() |
Da Vinci ngủ theo một chu kỳ gọi là “chu kỳ giấc ngủ Uberman”, trong đó cứ 4 tiếng lại ngủ 20 phút.
Cách ngủ này giúp ông có nhiều thời gian thức hơn trong một ngày, nhưng nó có thể gây khó khăn cho ông khi thực hiện các dự án dài hạn.
Vận động viên bơi lội Michael Phelps ngủ trong căn phòng tương đương ở độ cao 2.600-2.700 mét
![]() |
Bằng cách đặt phòng ngủ trên cao, Phelps làm giảm lượng oxy trong phòng. Điều này khiến cơ thể anh phải làm việc vất vả hơn để sản xuất ra nhiều tế bào máu hơn và cung cấp oxy cho cơ bắp. Nó cũng giúp tăng sức bền và giúp anh chuẩn bị tốt hơn cho các cuộc thi.
Lyndon B. Johnson chia ngày của mình thành 2 ca
![]() |
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ chia một ngày của mình thành 2 ca để làm được nhiều việc hơn. Ông thường thức dậy lúc 6 giờ 30 – 7 giờ, rồi làm việc cho tới 2 giờ chiều. Sau khi tập thể dục nhanh, Johnson quay trở lại giường ngủ trong khoảng 30 phút, thức dậy vào khoảng 4 giờ chiều và làm việc tới sáng sớm.
Johnson cho biết ông học thói quen ngủ này từ người tiền nhiệm John F. Kennedy – người cũng chia một ngày của mình thành 2 ca.
Xem thêm:
Người thành công từ bỏ 10 thói quen này để làm việc hiệu quả hơn" alt=""/>Những thói quen ngủ kỳ quặc của người thành công