
 |
Lễ mở bán dự án của Mland Vietnam vào ngày 20/1 |
Từ tháng 5/2018, First Real Miền Nam đã mở bán, khi dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, với tên thương mại là Trị Yên Riverside. Sau nhiều thông tin lùm xùm về pháp lý dự án, Mland Vietnam hiện là nhà phân phối độc quyền dự án với 2 lần mở bán vào các ngày 6/1 và 20/1 với tên Long Thượng Riverside và Khu dân cư Long Thượng.
Cả hai lần mở bán MLand Vietnam đều quảng cáo rằng dự án có các tiện ích nội khu như: Trung tâm thương mại; công viên ven sông, cầu cảnh quan; Trường tiểu học và trường mẫu giáo. Đặc biệt ở lần bán lần một còn có thêm các tiện ích như: Khu compound có camera an ninh 24/24, khu vui chơi trẻ em. Các tiện ích được quảng cáo ở cả hai lần mở bán này đều không có trong quy hoạch 1/500 đã được phê duyệt.
Trao đổi với VietNamNet sau khi dự án được Mland mở bán vào ngày 6/1, ông Nguyễn Văn Thông, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường (TN-MT) tỉnh Long An, cho biết, hiện Sở TN-MT chưa nhận được hồ sơ chuyển nhượng dự án Khu dân cư liên xã Phước Hậu - Long Thượng.
“Theo quy trình, Sở TN-MT khi tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra thực tế dự án có đầy đủ hạ tầng, thì mới cấp phép cho chuyển nhượng. Bởi khi chuyển nhượng người dân vào ở thì phải có điện, có nước, có đường đầy đủ. Việc chủ đầu tư và công ty môi giới mở bán dự án khi Sở TN-MT chưa phê duyệt hồ sơ cho phép chuyển nhượng, chưa đủ điều kiện chuyển nhượng thì thẩm quyền xử lý thuộc Sở Xây dựng hoặc UBND huyện Cần Giuộc”, ông Thông nói.
 |
Lễ mở bán của Mland Vietnam vào ngày 6/1 |
Cần xem xét từ vấn đề lấp sông làm khu dân cư
Được hình thành từ việc lấp đoạn sông Cầu Tràm dài 1,2km, ngày 16/3/2018, dự án Khu dân cư liên xã Phước Hậu - Long Thượng được ông Nguyễn Tuấn Thanh, Chủ tịch huyện Cần Giuộc, ký duyệt cho bà Trương Ngọc Hiền Khanh làm chủ đầu tư, trái Luật Kinh doanh Bất động sản.
Việc lấp đoạn sông Cầu Tràm còn kéo theo ngập lụt, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân ở Long An. Các chuyên gia cho rằng, đây chỉ là hậu quả trước mắt. Tác động lâu dài vẫn là điều khôn lường, nếu thiếu đánh giá tác động môi trường từ các nhà chuyên môn.
Luật sư Trần Thái Bình, Công ty Luật LNT & Partner, cho rằng, nếu con rạch có chiều rộng tới 34m, thì cũng là con sông quan trọng. Do đó, chính quyền địa phương không thể đơn phương, tự ý ra quyết định lấp đi được.
“Cần xác định thực tế là việc lấp sông có ảnh hưởng tới đời sống người dân hay không? Nếu ảnh huởng thì người dân có quyền khiếu nại tới các cơ quan nhà nước. Cụ thể như UBND tỉnh, cơ quan thanh tra tỉnh, HĐND tỉnh để được bảo vệ quyền lợi”, luật sư Bình nói.
Luật sư Bình cho biết thêm: “Tôi đánh giá dự án này là chủ trương của tỉnh đó (Long An - PV) rồi, vấn đề là chủ trương đó xét về góc độ khoa học có đúng hay không. Đánh giá về tác động môi trường và xã hội đã được làm đầy đủ hay chưa. Có nhiều khi có những quyết định, chính sách của chính quyền cũng sai, đâu phải lúc nào cũng hoàn toàn đúng”.
 |
Cần xem xét từ vấn đề lấp sông làm khu dân cư |
Trong khi đó, luật sư Trần Đức Phượng cho rằng, việc lấp hay tạo mới sông rạch nói chung, đều phải dựa vào khoa học và có sự đánh giá tác động tốt và tác động xấu. Điều này được thực hiện thông qua ý kiến của các sở ngành; ý kiến của người dân qua việc quy hoạch dự án (Luật Quy hoạch); điều tra lập báo cáo tác động môi trường.
“Trong phạm vi dự án này, cần xem xét về những vần đề báo cáo tác động môi trường và về quy hoạch (đặc biệt là các bản đồ kèm theo quy hoạch). Việc điều chỉnh các tuyến sông, suối, kênh, rạch… là cần thiết, nếu giúp cải thiện môi trường tốt hơn. Tuy nhiên, phải dựa vào các công tác quản lý chuyên ngành địa phương (giao thông, thủy lợi) và việc giảm các tác động môi trường. Nếu việc thực hiện chưa đúng, chưa phù hợp thì cần phải có sự tham gia ý kiến của các Sở ngành chuyên môn và việc báo cáo đánh giá tác động môi trường đầy đủ”, luật sư Phượng nói.
Mạnh Đức

Báo động hằng trăm khu đất vàng, Long An nóng sai phạm
Hàng trăm khu đất vàng TP.HCM có thể bị thu hồi, truy thu thuế, Chủ tịch huyện Cần Giuộc và Chủ tịch huyện Cần Đước ký văn bản trái luật, môi giới giăng bẫy lừa bán đất ở Long An… là những thông tin đáng chú ý trong tuần qua.
" alt=""/>Bát nháo phân lô bán nền trên sông, Sở Xây dựng vào cuộc
Với 138 bệnh viện vệ tinh tuyến tỉnh và tuyến huyện trên cả nước, chất lượng khám, chữa bệnh ở các tỉnh ngày càng được nâng cao, người dân không phải đi xa vẫn có thể tiếp cận kỹ thuật cao, giảm quá tải tại các BV tuyến cuối.85% bệnh viện vệ tinh có xu hướng giảm chuyển tuyến
Tháng 11/2018, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Đề án bệnh viện vệ tinh năm 2013-2018 và kế hoạch 2018-2020. Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trên cả nước có 23 bệnh viện hạt nhân, chủ yếu là bệnh viện tuyến T.Ư chuyển giao các kỹ thuật y tế cho 138 bệnh viện vệ tinh tuyến tỉnh và tuyến huyện, nâng cao năng lực chuyên môn cho tuyến dưới và từng bước giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Sau 5 năm, Đề án Bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2018 đã xây dựng và hình thành 23 bệnh viện hạt nhân và 138 bệnh viện vệ tinh. 10 chuyên khoa được đầu tư và ưu tiên phát triển là ung bướu, ngoại chấn thương, tim mạch, sản, nhi, nội tiết, thần kinh, huyết học lâm sàng, hồi sức cấp cứu, chống độc.
Cục Quản lý khám chữa bệnh cho hay, 85% số bệnh viện vệ tinh có xu hướng giảm chuyển tuyến lên tuyến T.Ư, từng bước giảm tình trạng quá tải của các bệnh viện, đặc biệt là tại Hà Nội và TP HCM.
Cán bộ bệnh viện vệ tinh được nâng cao trình độ tay nghề. Bệnh viện tuyến trên có nhiều thời gian hơn để tập trung thực hiện các kỹ thuật cao ngang tầm quốc tế và nghiên cứu khoa học. Người bệnh cũng được hưởng các kỹ thuật cao mà không cần đi xa như: thụ tinh ống nghiệm, chạy thận nhân tạo, mổ nội soi…
Đáng chú ý, mô hình bệnh viện vệ tinh không chỉ dừng lại ở các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh mà được nhân rộng ra nhiều bệnh viện tuyến huyện và bệnh viện ngoài công lập. Đây là bước chuyển được đánh giá tích cực, giúp người dân ngày càng dễ dàng tiếp cận với dịch vụ khám, chữa bệnh chất lượng ở nhiều nơi, không còn lo lắng “cân đo” chất lượng khám chữa bệnh giữa các tuyến.
 |
|
Tiếp tục nâng cao chất lượng bệnh viện vệ tinh
Đề án Bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020 được Bộ Y tế triển khai nhằm giảm tải bệnh viện tuyến trên, nâng cao hoạt động khám chữa bệnh thông qua đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, nâng cấp các cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị y tế giúp người dân tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng cao ở tuyến dưới. Hiện Đề án đã chuyển sang giai đoạn 2, mở rộng mô hình bệnh viện vệ tinh ra 63 tỉnh thành.
Hiện khó khăn lớn nhất các bệnh viện T.Ư gặp phải khi chuyển giao chính là ở chất lượng nguồn nhân lực. Để giải quyết vướng mắc này, việc triển khai đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các bệnh viện vệ tinh sẽ được nhân rộng đến các bệnh viện tuyến huyện, xã và sẽ triển khai hệ thống Temedicin, hỗ trợ hội chẩn trực tiếp qua màn hình với các ca cấp cứu không thể chuyển lên tuyến trên.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đề nghị những bệnh viện tuyến cuối như Việt Đức, Bạch Mai, Nhi Trung ương, K Trung ương... bên cạnh hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh ở tuyến dưới, cần tập trung xây dựng các trung tâm đào tạo ngang tầm quốc tế và triển khai thực hiện các kỹ thuật cao
Để tiếp tục nâng cao chất lượng của các bệnh viện vệ tinh, từ nay đến năm 2020, Bộ Y tế sẽ triển khai đề án bệnh viện vệ tinh mở rộng chuyển giao kỹ thuật thêm các chuyên khoa khác như: nội tiết, thần kinh, huyết học lâm sàng, hồi sức cấp cứu và chống độc…
Diệu An
" alt=""/>Bệnh viện vệ tinh ‘nâng chất’, chuyển tuyến giảm