Thực hiện chủ trương di dời trụ sở các bộ, ngành khỏi khu vực nội đô Hà Nội, 15 năm qua, Chính phủ đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng công trình mới. TP Hà Nội dành khoảng 100ha đất trên địa bàn quận Cầu Giấy và Nam Từ Liêm để sắp xếp. Tuy nhiên, đến nay, Hà Nội chưa thu hồi được mét đất nào từ các cơ sở cũ gây lãng phí lớn đối với ngân sách nhà nước, đồng thời, mục tiêu giảm tải cho khu vực nội đô cũng chưa biết khi nào thành hiện thực... |
Bộ Tài nguyên Môi trường cũ (số 83 Nguyễn Chí Thanh) và Bộ Tài nguyên Môi trường mới (số 10 Tôn Thất Thuyết). Ảnh: Như Ý. |
Có không ít cơ quan đơn vị đã thực hiện di dời tuy nhiên quỹ đất sau di dời, được sử dụng làm cơ sở 2 hoặc lập dự án đầu tư xây dựng kinh doanh, thương mại, không bàn giao quỹ đất sau di dời cho thành phố để quản lý, khai thác bổ sung hạ tầng xã hội và kỹ thuật…
Tháng 12/2010, Bộ Nội vụ tổ chức lễ khánh thành khá quy mô toà trụ sở mới tại số 8 Tôn Thất Thuyết (Cầu Giấy), Hà Nội. Trụ sở mới của Bộ Nội vụ cao 17 tầng liền khối, 2 tầng hội trường đa năng với các thiết bị hiện đại vượt trội so với trụ sở của nhiều Bộ cùng thời điểm.
Tuy nhiên, thay vì bàn giao lại trụ sở cũ ở 37 Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hai Bà Trưng) cho Hà Nội lập phương án quy hoạch sử dụng vào mục đích công cộng, Bộ Nội vụ tiếp tục “giữ” 2 trụ sở từ năm 2010, trước khi trụ sở này được chuyển giao cho Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội sử dụng theo quyết định của Bộ Tài chính tháng 5/2017.
Cùng thời điểm, Tổng cục Hải quan cũng được đầu tư xây dựng khu trụ sở mới tại Lô E3 - Trung Hòa - Cầu Giấy. Trụ sở tọa lạc ở vị trí “vàng” gồm một khối nhà hỗn hợp cao 18 tầng, được thiết kế và đầu tư trang thiết bị hiện đại, với kinh phí hơn 200 tỷ đồng.
Cũng giống như nhiều bộ, ngành khác, trụ sở cũ của Tổng cục Hải quan tại địa chỉ 160 Nguyễn Văn Cừ không được chuyển giao cho địa phương lên kế hoạch quản lý và sử dụng, mà lập tức biến thành trụ sở của Trường đào tạo cán bộ ngành Hải quan!
Tại vị trí Lô D24 - Khu đô thị mới Cầu Giấy có trụ sở mới của Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) rộng 1,38ha, cao 18 tầng với tổng kinh phí đầu tư khoảng 372 tỷ đồng. Dù vậy, bộ này vẫn giữ lại trụ sở cũ tại đường Nguyễn Chí Thanh để sử dụng. Đại diện Bộ TN&MT lý giải, việc bộ này vẫn giữ lại trụ sở cũ ở Nguyễn Chí Thanh là do Bộ TN&MT được giao quản lý thêm 3 lĩnh vực nên công năng trụ sở mới vẫn không đáp ứng đủ.
Mới đây nhất, giữa tháng 6/2017, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đề xuất chuyển trụ sở về khu Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm) do quá tải về trụ sở làm việc. Theo BHXH Việt Nam, dự kiến đến năm 2030, cơ quan sẽ cần tới 72.000m2, diện tích sàn xây dựng để đáp ứng nhu cầu diện tích làm việc cho các đơn vị chuyên môn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
Do đó, việc xây dựng trụ sở mới tại khu Mễ Trì là cấp thiết. Tuy nhiên, tại trụ sở cũ “khu đất vàng” số 7 Tràng Thi (quận Hoàn Kiếm), đơn vị này lại đề nghị đưa một đơn vị vào xây dựng theo hình thức PPP, hợp đồng BT. Theo đó, nhà đầu tư sẽ ứng vốn thực hiện dự án và được hoàn vốn bằng quỹ đất của cơ sở nhà, đất tại số 7 Tràng Thi.v.v.
 |
Trụ sở mới Thanh tra Chính phủ nằm ở lô D29 khu đô thị mới Trần Thái Tông - Yên Hòa - Cầu Giấy (ảnh lớn); Trụ sở cũ Thanh tra Chính phủ nằm ở số 222 Đội Cấn (ảnh nhỏ). Ảnh: Như Ý. |
Nhiều vướng mắc, thiếu chế tài
Gần 15 năm thực hiện quyết định của Thủ tướng, nhưng đến nay Hà Nội vẫn chưa thu hồi được một khu đất nào để xây dựng các công trình công cộng. Trong tổng số 28 cơ quan bộ, ngành thuộc khu vực nội đô Hà Nội được xem xét di dời, đã có 10 cơ quan thực hiện chủ trương di dời, dù đang rất thiếu quỹ đất để bố trí chức năng sử dụng phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Tuy nhiên, Hà Nội cũng không cách nào để yêu cầu các bộ, ngành bàn giao lại các khu đất cũ.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội cho biết, để việc bàn giao - tiếp nhận có hiệu quả cần có sự phối hợp giữa bên được tiếp nhận trụ sở mới với cơ quan quản lý địa bàn là TP Hà Nội. Tuy nhiên, do chưa có một chế tài quy định rõ ràng nên việc tổ chức thực hiện không hiệu quả, có nhiều khó khăn và vướng mắc.
Trong đó, vướng mắc nhiều nhất nằm ở ý thức của các đơn vị có trụ sở mới chưa muốn bàn giao lại cơ sở cũ. Theo ông Nghĩa, hiện Bộ Xây dựng là cơ quan được Chính phủ giao rà soát, lập phương án sắp xếp lại trụ sở các bộ, ngành. Sở TN&MT sẽ có văn bản tham mưu Thành phố báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời làm việc với các bộ, ngành liên quan về vấn đề trên.
Mới đây, Bộ Tài chính có báo cáo chỉ rõ: Tính đến tháng 12/2016, các bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã báo cáo kê khai và đề xuất phương án xử lý đối với gần 155.000 cơ sở nhà, đất với tổng diện tích khoảng trên 3 tỷ m2 đất và khoảng 140 triệu m2 nhà.
Các cấp có thẩm quyền đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với trên 123.800 cơ sở với tổng diện tích là 1.967 triệu m2 đất và 116 triệu m2 nhà. Trong số trên, cơ quan chức năng đã quyết định giữ lại tiếp tục sử dụng phần lớn diện tích với 1.857 triệu m2 đất; còn lại là bán, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất,…
Tổng số tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất của các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các địa phương trên phạm vi cả nước là 50 nghìn tỷ đồng.
Theo đại diện Bộ Tài chính, việc sắp xếp nhà, đất triển khai còn chậm do nguyên nhân từ cơ chế, chính sách. Báo cáo của Bộ Tài chính cũng thẳng thắn nêu lên, một số bộ, ngành, địa phương chưa nghiêm túc chấp hành chấm dứt việc cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết chưa đúng quy định.
Đặc biệt, đại diện một số bộ, ngành, địa phương còn tỏ ra cố giữ nhà, đất đang quản lý, sử dụng. Việc để sự việc xảy ra là do hiện chưa có chế tài xử lý phù hợp. Ngoài ra, công tác hậu kiểm việc thực hiện phương án chưa được quy định ở chính sách và tổ chức thực hiện còn hạn chế.
Báo cáo Bộ Tài chính cho biết, nhà, đất là những tài sản có giá trị lớn, cần được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Bởi vậy, định hướng việc xử lý, sắp xếp nhà, đất trong thời gian tới theo cơ quan này cần thông qua cơ chế sắp xếp nhà, đất để khắc phục tình trạng sử dụng sai quy định, lãng phí nguồn tài sản công của Nhà nước.
Bộ Tài chính khẳng định: Cần xử lý nghiêm minh và triệt để các trường hợp sử dụng sai quy định như cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết, bố trí làm nhà ở, lấn chiếm… Đối với nhà, đất sử dụng không hiệu quả, sai quy định, đại diện Bộ Tài chính đề nghị Nhà nước thu hồi giao cho tổ chức khác sử dụng. |
Theo Tiền phong

Hậu trường thanh tra việc chuyển đổi ‘đất vàng’
Thanh tra Chính phủ (TTCP) thực hiện thanh tra việc chuyển nhà đất công sang mục đích khác có vị trí đắc địa, tại một dự án lớn ở Hà Nội nhận được thông tin Kiểm toán nhà nước đã vào cuộc, TTCP phải dừng lại.
" alt=""/>Di dời trụ sở bộ ngành khỏi nội đô Hà Nội: Đua nhau bám trụ “đất vàng”
Chia sẻ với VietNamNet, cô Trần Thị Kim Tình, giáo viên Trường Tiểu học Đại An (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) cho hay, trong thời gian qua, rất nhiều phụ huynh ý kiến về nội dung sách giáo khoa mới.Với 21 năm dạy trẻ lớp 1, đã từng dạy sách giáo khoa phổ thông trước đây, sách Công nghệ giáo dục và sách mới, cô Tình thừa nhận cách tiếp cận của chương trình phổ thông mới hơi gấp gáp trong phần xuất hiện âm ở môn Tiếng Việt. “Nhưng số đông học sinh theo được, chỉ có một vài học sinh chậm thì thực sự hơi khó để tiếp cận với chương trình”, cô Tình nói.
 |
Cô Trần Thị Kim Tình, giáo viên Trường Tiểu học Đại An (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) trong một tiết học chương trình phổ thông mới. |
Cô Tình cho rằng, năm nay cũng là năm tương đối khó khăn bởi ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. “Trong thời gian đó, trẻ cũng không được đến trường mầm non. Bước vào năm học mới này, các giáo viên cũng không có tuần 0 (tuần đệm) để rèn luyện nề nếp học sinh lớp 1 như các năm học trước. Do đó vào năm học, vừa phải dạy kiến thức mới vừa phải rèn nề nếp cho học sinh nên cả cô và trò đều khá vất vả”.
Thế nhưng, theo cô Tình, điểm sáng là sách giáo khoa có nhiều hình ảnh đẹp, bắt mắt, kích thích sự hứng khởi, tư duy tò mò sáng tạo của học sinh.
Đặc biệt, môn Tiếng Việt được xây dựng một cách cụ thể hơn theo hướng từ các vật để trẻ bật được ra các tiếng, nẩy ra các âm cần học, chứ không trừu tượng.
“So với những chương trình với quan điểm “chân không về nghĩa” khi xuất hiện nhiều từ không có nghĩa, thì trong sách giáo khoa mới lần này đã trực quan hơn. Tức khi đã xuất hiện tiếng nào, từ nào thì phải gắn với nghĩa của tiếng, từ đó”.
Bà Mai Thị Ngọc Quỳnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đại An (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) cho hay: “Vẫn còn một số phụ huynh bỡ ngỡ bởi việc thay sách. Từ trước đến nay, tỉnh Nam Định dạy học theo chương trình Công nghệ giáo dục, thậm chí, cách đánh vần từ ngày xưa đã in sâu vào tâm trí của nhiều phụ huynh. Nhiều phụ huynh tưởng rằng mình có thể tự dạy được cho con và về nhà cũng tự thêm thắt vào. Song cũng chính vì những điều đó đôi khi gây khó khăn cho nhà trường".
 |
Bà Mai Thị Ngọc Quỳnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đại An (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) |
Nói về chương trình, bà Quỳnh cho rằng một thứ rất mới, thực hiện chưa được 1 tháng rưỡi thì chưa thể kết luận rằng có nặng hay không. “Tôi có nghiên cứu và cũng được đi tập huấn thì biết rằng tổng thể số âm, số vần vẫn như vậy thì không thể nói là nặng được”.
Song, bà Quỳnh cho rằng, với một chương trình mới, vừa được đưa vào một thời gian ngắn, lại trong bối cảnh năm học ảnh hưởng bởi Covid-19, các giáo viên tự mày mò hoặc được tập huấn qua kênh trực tuyến, nên chắc chắn sẽ rất khó khăn.
Vì vậy, nhà trường tích cực tổ chức sinh hoạt chuyên môn. "Hai tuần trường tổ chức họp chuyên môn một lần. Riêng giáo viên dạy lớp 1 được tập huấn riêng và được đưa ra những thắc mắc trên thực tế để giải đáp", bà Quỳnh nói.
 |
|
Nói về nội dung của SGK Tiếng Việt 1, cô Nguyễn Thu Trang (giáo viên chủ nhiệm lớp 1A3 Trường Tiểu học Trần Nhân Tông, TP Nam Định) cho hay: “Có ý kiến của một số phụ huynh cho rằng những bài tập đọc dài, không phù hợp khi chọn những từ ngữ chưa hay. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần hiểu rằng, để tạo được ra những bài tập đọc đó, các tác giả cũng đã rất cố gắng lựa chọn làm sao cho phù hợp nhất, làm sao trong bài tập đọc đó xuất hiện được nhiều nhất những từ ngữ mà các âm, vần mà các con đã được học; ngoài ra còn đảm bảo quy tắc không sử dụng những âm, vần mà các con chưa được học để đưa vào bài. Ví dụ như cụm “Thỏ nhá cỏ”, có phụ huynh ý kiến rằng tại sao không thay từ “nhá” bằng từ “nhai” vì phổ thông hơn. Nhưng các bậc phụ huynh cũng cần hiểu rằng là các con chưa học đến vần “ai”, do đó sách đã phải đưa vào tiếng “nhá” thay cho tiếng “nhai”. Lý đo đôi khi chỉ đơn giản là như vậy, nên cũng rất mong phụ huynh thấu hiểu và cùng đồng hành với giáo viên để giúp các con tiếp cận chương trình, sách giáo khoa mới được tốt nhất”.
 |
Một giờ học Tiếng Việt theo chương trình phổ thông mới của học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Trần Nhân Tông, TP Nam Định. |
Sau 6 tuần dạy học, cô Trang cho rằng “chương trình phổ thông mới trao quyền chủ động hơn cho giáo viên trong việc lựa chọn kiến thức nào dạy trước hay sau, thậm chí có thể kết hợp với sách giáo khoa của các bộ khác để chắt lọc những từ ngữ, bài đọc hay để đưa vào dạy học sinh”.
 |
Cô Trần Thị Phương Nhung cùng học trò trong giờ Giáo dục thể chất của Trường Tiểu học Trần Nhân Tông (TP Nam Định). Tiết học Giáo dục thể chất mà mình vừa tổ chức đã tích hợp cả các nội dung về Âm nhạc, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, Bảo vệ môi trường và An toàn giao thông. |
Ông Nguyễn Thế Lâm, Trưởng phòng GD-ĐT TP Nam Định chia sẻ: “Việc một số phụ huynh cho rằng chương trình nặng có thể do phụ huynh chưa hiểu hết. Bởi chương trình mới là khung, còn sách giáo khoa chỉ là tài liệu để giáo viên tham khảo, vận dụng và triển khai. Trong sách giáo khoa cũng có thể có những “hạt sạn” nhưng điều đó cũng khó có thể tránh khỏi, bởi trong quá trình biên soạn các tác giả tập trung vào mục tiêu chuyên môn. Tuy nhiên, ngành giáo dục sẽ phải hướng tới việc lắng nghe, tiếp thu để làm sao vừa đạt được mục tiêu chuyên môn vừa đảm bảo phù hợp thực tiễn, thỏa mãn phụ huynh”.
Ông Lâm cho hay, ý kiến nặng hay nhẹ cần phải kết thúc học kỳ 1 khi có đánh giá tổng kết qua kết quả của các học sinh. “Tôi nghĩ cần phải có những ý kiến thì mới cho thấy tính mới, thay đổi của bộ sách. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới này, ngành giáo dục rất cần lắng nghe và có sự chắt lọc, phân tích có cơ sở khoa học để có quyết định điều chỉnh hay không”.
 |
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định. |
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định cho hay, chương trình là cốt lõi của sự đổi mới, còn sách giáo khoa chỉ là công cụ giúp giáo viên thể hiện sự đổi mới phương pháp, ý tưởng bài dạy.
Theo ông Hồng, truyền thông tinh thần của chương trình phổ thông mới là điểm quan trọng.
“Học sinh lớp 1 vừa từ bậc mầm non lên nên còn bỡ ngỡ. Do đó, nếu phụ huynh không nắm được ý tưởng đổi mới, cốt lõi của chương trình thì dễ dẫn đến không hiểu rõ bản chất và dạy học sinh theo lối cũ gây va vấp, khó thống nhất, đồng bộ trong quá trình dạy học”.
Hải Nguyên

Phụ huynh 'hết hồn' với chương trình SGK lớp 1, các giáo viên nói gì?
Sau một tuần “làm quen” với SGK mới, giáo viên, học sinh và đặc biệt là phụ huynh đã có những cảm nhận bước đầu về sự đổi mới trong chương trình và phương pháp giảng dạy.
" alt=""/>Nhiều phụ huynh chưa hiểu về chương trình SGK mới nên có phản ứng trái chiều