Họ cho biết các bữa trưa hằng ngày giống nhau bao gồm súp minestrone (súp rau kiểu Italy), bánh mì sourdough (bánh mì men chua tự nhiên) và một ly rượu vang đỏ.
Lý do súp Minestrone có thể giúp bạn sống đến 100 tuổi
Súp minestrone được nấu từ các loại rau sẵn có trong vườn, đậu và một số loại mì ống, thực sự tốt cho bạn. Sự kết hợp các thực phẩm đó mang lại bữa ăn ngon miệng có nhiều protein và quan trọng là một lượng lớn chất xơ, cung cấp năng lượng cho hệ vi sinh vật trong cơ thể.
Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Edwina Clark giải thích: “Súp minestrone chứa nhiều thực vật và cung cấp nhiều loại chất dinh dưỡng tăng cường sức khỏe bao gồm chất xơ, protein, kali, vitamin A, sắt và chất dinh dưỡng thực vật”.
Theo đó, ăn nhiều loại thực vật liên quan đến rất nhiều lợi ích sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, một số dạng ung thư, tiểu đường loại 2, tử vong do mọi nguyên nhân và suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác.
Như vậy, chế độ ăn uống bao gồm súp minestrone rất tốt cho việc ngăn ngừa bệnh tật.
Bánh mì men chua và rượu vang đỏ
Súp minestrone là điểm nhấn đặc biệt trong bữa ăn của người đảo Sardina. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý tới bánh mì men chua và rượu vang đỏ. Chuyên gia Clark cho hay: “Loại bánh mì đó có chỉ số đường huyết thấp hơn nên không làm tăng lượng đường trong máu nhiều như các dạng bánh mì tinh chế khác. Bánh mì men chua cũng có xu hướng chứa ít gluten hơn”. Gluten là một loại protein có thể gây ra vấn đề đường ruột với một số người nhạy cảm, dễ dị ứng.
Đối với rượu vang đỏ, các chuyên gia vẫn chưa xác định liệu lượng rượu như thế nào sẽ tốt cho bạn. Có một số nghiên cứu cho thấy, trong số tất cả các loại rượu, rượu vang đỏ có lẽ là loại tốt nhất.
Chuyên gia Clark thông tin: “Nghiên cứu ghi nhận tiêu thụ rượu vang đỏ vừa phải (một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly mỗi ngày đối với nam giới) có liên quan đến cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm viêm và kiểm soát đường huyết tốt hơn. Những lợi ích này phần lớn do sự phong phú của các hợp chất polyphenol và chống oxy hóa có trong rượu vang đỏ".
Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra quan điểm chính thức rằng không có lượng rượu nào an toàn cho sức khỏe của bạn. Nghiên cứu quy mô lớn năm 2022 với hơn 36.000 người trưởng thành kết luận uống rượu có thể làm giảm thể tích não.
Như vậy, khi rượu vang đỏ chưa chắc là một yếu tố tốt cho tuổi thọ, thưởng thức súp minestrone và bánh mì men chua là lựa chọn bạn có thể yên tâm.
Trên miệng bệnh nhi xuất hiện các vết loét, triệu chứng đặc trưng của tay chân miệng
Ngay khi vào viện, bệnh nhi được chuyển thẳng lên khoa Hồi sức cấp cứu, sau đó xuất hiện liên tiếp 2 cơn co giật cách nhau 30 phút.
Khi khám họng, bác sĩ phát hiện vết loét ở hàm ếch, thành sau họng loét có giả mạc trắng. Tay chân vẫn không có tổn thương mụn nước.
Được biết, trong gia đình bé có chị gái 3 tuổi và em họ 1 tuổi ở cùng nhà bị loét miệng nhưng đã hết sốt, theo dõi tại nhà.
Các bác sĩ tại Bắc Giang chẩn đoán trẻ mắc tay chân miệng độ 2b do virus EV71, nghi ngờ viêm não, chỉ định điều trị kháng sinh kết hợp hạ sốt và thuốc chống co giật. Tuy nhiên do một loại thuốc bị thiếu nên sau đó đã chuyển bệnh nhi lên Bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị.
Tại tuyến trên, trẻ được chẩn đoán mắc tay chân miệng có biến chứng viêm não, viêm màng não. Sau vài ngày điều trị ổn định, bệnh nhi được chuyển sang Bệnh viện Châm cứu Trung ương để châm cứu phục hồi chức năng do biến chứng thần kinh khiến trẻ không thể tự đứng, tự đi.
Qua trường hợp này, TS Đỗ Thiện Hải, Trưởng khoa Nội, Trung tâm Bệnh nhiệt đới Trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương lưu ý các bác sĩ, khi chẩn đoán tay chân miệng, cần dựa vào lâm sàng, không nên chờ kết quả xét nghiệm. Các kết quả xét nghiệm chỉ để chẩn đoán, theo dõi các biến chứng.
Với bệnh nhi Đ., hình ảnh chụp cộng hưởng từ sọ não không hề phát hiện bất cứ tổn thương nào ở bán cầu tiểu não, thân não, nhu mô não. Tuy nhiên, trẻ vẫn bị tổn thương thần kinh.
Theo TS Hải, để dựa vào hình ảnh CT sọ não xác định trẻ mắc tay chân miệng có tổn thương hay không sẽ cần bác sĩ rất nhiều kinh nghiệm mới có thể nhìn ra.
TS Hải cho biết, tay chân miệng rất dễ lây từ trẻ này qua trẻ khác, thường do 2 nhóm virus đường ruột Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Bệnh có thể gây thành dịch lớn.
Đa phần trẻ có diễn biến nhẹ nhưng bệnh cũng có thể có biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có nguy cơ dẫn đến sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong. Trẻ nhiễm EV71 thường có diễn biến nặng hơn.
3 dấu hiệu sớm nhận biết não tổn thương
Theo thống kê tại 5 bệnh viện lớn ở Việt Nam, biến chứng thần kinh hay gặp nhất, chiếm khoảng 70% với biểu hiện như viêm não, viêm màng não, viêm não tủy, viêm tủy gây liệt mềm cấp giống như bại liệt, kế đó là biến chứng tuần hoàn chiếm 24% và 22% bị biến chứng hô hấp.
Riêng tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tỉ lệ viêm não, viêm màng não chiếm hơn 55%. Trong số trẻ gặp biến chứng này, có gần 90% bị rối loạn ý thức, ngủ gà, hôn mê, 96% giật mình nhiều, hơn 53% bị run chi, loạng choạng và hơn 42% bị nôn.
TS Đỗ Thiện Hải (trái) lưu ý các bác sĩ khi chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng
Các biến chứng có thể xảy ra từ bất kỳ ngày nào đến ngày 10, tuy nhiên chủ yếu gặp 5 ngày đầu tiên. Nếu tổn thương thần kinh trung ương càng sớm, tình trạng nặng càng cao.
“Do vậy, việc phụ huynh và nhân viên y tế phát hiện sớm các rối loạn thần kinh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, giúp hạn chế biến chứng ở trẻ. Nếu chờ đến lúc trẻ lơ mơ đã ở giai đoạn muộn rồi”, TS Hải nhấn mạnh.
Theo TS Hải, nhiều trẻ nhỏ mắc tay chân miệng chưa biết nói nên người lớn cần dựa vào 3 dấu hiệu để phát hiện sớm các tổn thương thần kinh:
Thứ nhất,ở giai đoạn sớm trẻ thường xuyên quấy khóc vô cớ, có trẻ khóc cả đêm nhưng nhiều gia đình, nhân viên y tế nghĩ trẻ bị đau miệng, trong khi thực tế đây là triệu chứng sớm của tổn thương thần kinh trung ương.
Nếu không xử trí kịp thời, vài tiếng sau trẻ sẽ rơi vào trạng thái hoảng hốt, kích thích, tiếp theo là li bì, giật mình, lúc này đã trễ thêm 12-24 giờ.
Thứ hai,trẻ có biểu hiện liệt, yếu chi, đôi khi biểu hiện chỉ mới diễn ra nửa ngày hoặc 1 ngày, do đó nhân viên y tế cần khai thác kỹ từ phụ huynh.
Thứ ba,trẻ nôn hoặc buồn nôn không liên quan ăn uống, sốt cao và hay giật mình.
Đến nay, bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trường hợp có các biểu hiện bất thường như trên, cần đưa đến ngay các cơ sở y tế gần nhất. Những trường hợp nhẹ có thể tự theo dõi tại nhà, kết hợp dinh dưỡng, vệ sinh tránh bội nhiễm.
Thúy Hạnh
Đã có 6 trẻ tử vong vì bệnh tay chân miệng và nguyên nhân khiến dịch bệnh này tăng cao, có nhiều ca nặng là do thay đổi thứ nhóm gen của chủng virus EV71.
" alt=""/>Bé 1 tuổi mắc tay chân miệng tổn thương não, 3 dấu hiệu sớm báo bệnh nặngHà Nội bất ngờ dừng đấu giá 44 lô đất tại Đông Anh
Công ty Đấu giá hợp danh số 5 - Quốc gia vừa có thông báo dừng tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với các thửa đất tại khu đất X6 thôn Hà Lỗ, xã Liên Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội) đợt 1 (dự kiến ngày 23/4) và đợt 2 (dự kiến ngày 6/5). (Xem thêm chi tiết)
Nhà đất giảm giá 50%, người mua vẫn chờ 'bắt đáy'
Có những dự án giảm giá tới 40-50% nhưng “ế hàng” do người mua vẫn chờ thị trường “tạo đáy”, thiếu tự tin quyết định xuống tiền, mất lòng tin ở một số chủ đầu tư. (Xem thêm chi tiết)
Bộ Tư pháp ‘tuýt còi’ văn bản tạm dừng tách thửa của Hà Nội
Bộ Tư pháp đề nghị UBND TP Hà Nội tự kiểm tra, xử lý công văn số 1685 (ngày 22/3/2022) của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tạm dừng tách thửa đất vì không bảo đảm cơ sở pháp lý về nội dung và không thuộc thẩm quyền của Sở. (Xem thêm chi tiết)
Đà Nẵng chấm dứt dự án ôm 'đất vàng' 4 mặt tiền suốt 15 năm
Dự án Golden Square nằm ở vị trí đắc địa với 4 mặt tiền ngay giữa trung tâm thành phố Đà Nẵng đã chấm dứt hoạt động sau 15 năm “ôm” đất vàng. (Xem thêm chi tiết)
Hà Nội: Xếp hàng 2 ngày chưa nộp được hồ sơ mua nhà ở xã hội
Dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội có lượng hồ sơ nộp rất đông, dù giá bán cao nhất từ trước đến nay. Thậm chí, có người xếp hàng 2 ngày vẫn chưa nộp được hồ sơ. (Xem thêm chi tiết)