Trung Quốc sẽ hạn chế xuất khẩu các kim loại quan trọng với nền kinh tế thế giới. Ảnh: Xinhua.
Theo Bloomberg, Bắc Kinh gần đây đã công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhắm vào các kim loại chính bao gồm than chì, hợp kim nhôm và magie - có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thế giới.
Trung Quốc có vị thế thống lĩnh trong nhiều lĩnh vực này. Quốc gia này hiện chiếm khoảng 80% sản lượng magie toàn cầu, được sử dụng trong mọi thứ từ sản xuất điện thoại thông minh đến máy bay.
Ngoài ra, Bắc Kinh đang điều tra công ty PVH, chủ sở hữu thương hiệu Calvin Klein và Tommy Hilfiger, vì không sử dụng bông từ Tân Cương. Trước đó, các nhà chức trách Trung Quốc đã đột kích vào văn phòng Bain & Company tại Thượng Hải, gây lo ngại cho cộng đồng doanh nghiệp Mỹ.
Tuy nhiên, nếu Bắc Kinh quyết định áp đặt lệnh trừng phạt hay đưa doanh nghiệp Mỹ vào danh sách đen, điều đó sẽ được thực hiện một cách chọn lọc và cẩn trọng như trường hợp của PVH nhằm tránh làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài và bảo vệ chuỗi cung ứng toàn cầu, The Diplomatphân tích.
Các chuyên gia cũng cho rằng khả năng Trung Quốc hạ giá đồng nội tệ để giúp ích cho xuất khẩu nếu ông Trump áp dụng mức thuế mới là biện pháp khó có thể xảy ra.
Ông Sean Callow, nhà phân tích ngoại hối cấp cao tại ITC Markets, cho biết hiện Trung Quốc cũng muốn định vị đồng nhân dân tệ như một lựa chọn đáng tin cậy thay thế đồng USD cho các ngân hàng trung ương quản lý dự trữ ngoại tệ, đặc biệt sau khi Mỹ và châu Âu đóng băng tài sản của Nga từ năm 2022.
Tự củng cố nội lực
Theo các chuyên gia, Trung Quốc cũng có thể dựa vào thị trường tiêu dùng nội địa khổng lồ với 1,4 tỷ dân để giảm bớt tác động của các biện pháp thuế quan mới từ Mỹ.
“Phản ứng tốt nhất của Bắc Kinh là tập trung củng cố nội lực, bắt đầu từ việc khôi phục niềm tin cho các doanh nghiệp trong nước - vốn đóng góp 90% việc làm tại thành thị và hầu hết hoạt động đổi mới. Điều này sẽ thúc đẩy niềm tin tiêu dùng, dẫn đến tăng trưởng tiêu dùng nội địa mạnh mẽ hơn, qua đó giảm thiểu tác động từ sự suy yếu trong xuất khẩu sang Mỹ”, Andy Rothman, chiến lược gia tại Matthews Asia nhận định.
Dẫu vậy, kinh tế Trung Quốc hiện vẫn đối mặt với nhiều vấn đề, từ tiêu dùng yếu đến bất ổn trong thị trường bất động sản. Chính phủ Trung Quốc đã phải đưa ra gói kích thích kinh tế mới vào cuối tháng 9, chủ yếu tập trung vào chính sách tiền tệ. Những biện pháp mới cũng đã được tung ra vào đầu tháng này, dù vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng của nhiều chuyên gia.
Các nhà phân tích dự đoán Bắc Kinh sẽ chỉ đưa ra các biện pháp mạnh hơn nếu ông Trump chính thức áp thuế mới sau khi nhậm chức vào tháng 1/2025.
Người giàu nhất Trung Quốc chỉ trích công ty mẹ Temu, TikTok
Tỷ phú Zhong Shanshan cáo buộc các sàn thương mại điện tử khơi mào cuộc chiến giá, gây tổn hại nặng nề đến các thương hiệu nội địa.
14:01 23/11/2024
" alt=""/>Trung Quốc chuẩn bị cho cuộc chiến thương mại 2.0 với ông Trump