Theo điều tra ban đầu, vào khoảng 1h20 sáng 25/4, sau khi sử dụng ma túy, Nguyễn Văn Xuân điều khiển xe máy lưu thông trên đường Phan Văn Trị, phường Kim Dinh, TP Bà Rịa thì nhìn thấy chị Võ Thị Diễm M. (21 tuổi, trú TP Vũng Tàu) đang đứng bên đường đợi bạn trai bên đường để lấy đồ, trên vai đeo một giỏ xách nên nảy sinh ý định cướp giật tài sản.
Lúc này, Xuân điều khiển xe áp sát, dùng tay giật mạnh chiếc giỏ xách, nhưng bị chị M. phản kháng. Xuân liền rút ra 1 con dao dài khoảng 40cm kề vào cổ nạn nhân đe dọa rồi tiếp tục giật túi xách, tăng ga bỏ chạy.
Cùng lúc, bạn trai chị M. trên đường chạy đến phát hiện sự việc nên lao thẳng xe vào tên cướp, khiến cả hai ngã nhào xuống đường.
Sau một lúc giằng co và bị bạn trai chị M. quật ngã, Xuân cầm dao rượt đuổi cả hai rồi vứt lại túi xách, dựng xe rú ga bỏ chạy. Toàn bộ sự việc được camera nhà dân bên đường ghi lại.
Đến rạng sáng 6/5, Xuân bị Công an huyện Đất Đỏ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) trong lúc tuần tra địa bàn phát hiện, bắt giữ.
Tại cơ quan công an, Xuân khai nhận là đối tượng gây ra vụ cướp tài sản của chị M. tại TP Bà Rịa, vào rạng sáng 25/4.
Quang Hưng
" alt=""/>Bắt kẻ kề dao vào cổ cô gái đe dọa cướp túi xách ở TP Bà RịaTheo bà, chính tình yêu bền lâu với chồng trẻ tuổi hơn là bí quyết giúp bà sống lâu. Bà Edna ca ngợi người chồng David, 90 tuổi, kém bà 11 tuổi, là "tảng đá" - chỗ dựa của mình.
Theo Daily Mail, bà Edna từng là y tá điều trị cho những người lính bị thương trong Thế chiến thứ hai. Bà gặp chồng hơn 60 năm trước tại một lớp học khiêu vũ ở London (Vương quốc Anh).
Chia sẻ về mối quan hệ của họ, bà Edna nói: “Gia đình là tất cả và David là chỗ dựa vững chắc của tôi. Tình yêu giữ cho cả hai chúng tôi trẻ trung”. Những người xung quanh nhận xét hai vợ chồng có niềm đam mê cuộc sống dễ lan tỏa sang cho người khác.
Cặp đôi đã có kế hoạch cho kỳ nghỉ tiếp theo là chuyến đi du thuyền trên sông ở Hà Lan.
Ngoài cuộc hôn nhân của mình, bà Edna cho biết sự hỗ trợ từ các nhân viên chăm sóc xã hội địa phương cũng giúp bà sống lâu sống khỏe. Bà thường xuyên nhận sự giúp đỡ của Dịch vụ Ban ngày tại Stonehouse Lifestyles.
Gần đây, các nhân viên của dịch vụ vừa tổ chức một bữa tiệc để chúc mừng sinh nhật của bà Edna. Tham dự bữa tiệc sinh nhật của bà Edna còn có ông Janet Low, đại diện cho nhà vua Anh.
Một trong những khách mời tại sự kiện là người đứng đầu dịch vụ, bà Margaret Cooper. Theo bà Cooper, gặp bà Edna đem lại niềm vui lớn. Mô tả về mối quan hệ của vợ chồng bà Edna, bà Cooper nói, sự tận tụy của ông David với vợ thật đáng yêu.
Mọi người đều có những suy nghĩ tốt đẹp về cụ già trăm tuổi. Bà Edna cũng thường xuyên đánh giá cao các nhân viên và cảm ơn họ. “Cả cuộc đời, tôi đã làm y tá và trong thời gian chiến tranh, tôi luôn tập trung vào việc chăm sóc người khác”, bà kể. Giờ đây, bà là người nhận được sự hỗ trợ khi kết nối với cộng đồng ở thị trấn Strathaven.
Trước đó, bà đã tham dự bữa tiệc sinh nhật của mình cùng với đại gia đình ở Newcastle.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực phải áp dụng các biện pháp hồi sức kiểm soát hô hấp nhân tạo (mở khí quản thở máy), dùng huyết thanh kháng độc liều cao, kiểm soát các triệu chứng và biến chứng, dùng kháng sinh dự phòng chống bội nhiễm...
Bác sĩ Hà Thị Bích Vân, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết sau 4 tuần điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh, bỏ được máy thở, hết co giật.
Theo bác sĩ Vân, uốn ván là bệnh lý cấp tính nặng do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương dưới dạng nha bào.
Các vết thương có thể nhỏ như gai đâm, đinh đâm, xước da, dập móng, ngoáy tai, xỉa răng, bấm lỗ tai… hoặc các vết thương to, rộng nhiều ngóc ngách gặp trong lao động, tai nạn giao thông, gãy xương hở, bỏng. Thậm chí, nạo thai, sau mổ đường tiêu hóa, cắt trĩ, cắt rốn với dụng cụ bị nhiễm bẩn, không đảm bảo điều kiện vô trùng cũng có thể nhiễm vi khuẩn này.
Bệnh uốn ván nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể tiến triển nhanh sang tình trạng co cứng, co giật toàn thân, suy hô hấp, ngưng thở.
Bác sĩ Vấn khuyến cáo tiêm phòng là biện pháp đơn giản và hiệu quả, giúp ngăn ngừa bệnh uốn ván khi có vết thương ngoài da. Những người có nguy cơ cao như nông dân, người làm công việc dọn vệ sinh, công nhân xây dựng, phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc sinh nở, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được tiêm phòng uốn ván đủ liều. Nếu vết thương nhiễm bẩn, dính đất cát, người dân cần đến cơ sở y tế để được sát trùng và tiêm uốn ván kịp thời.