Bộ sưu tập là những bức tranh mô tả sinh động hình ảnh các y bác sĩ, các chiến sĩ bộ đội, công an đang ngày đêm đương đầu với dịch ở tuyến đầu, kể lại chân thực những câu chuyện về sản phụ F0 gắng gượng giành giật sự sống hay em bé lon ton trong bộ đồ bảo hộ chuẩn bị rời nhà đi điều trị cách ly.
![]() |
Hình ảnh F0 nhỏ tuổi phải xa nhà đi điều trị cách ly được họa sĩ vẽ lại một cách sinh động. |
Những hình ảnh đôi mắt long lanh trìu mến của nữ bác sĩ trong bộ đồ bảo hộ, ánh nhìn đầy lưu luyến của chiến sĩ công an khi vội ghé qua nhà dù chỉ là màu sơn trên tấm vải nhưng khiến người xem không khỏi nghẹn ngào xúc động.
Họa sĩ Thuận cho biết: "Tôi thấy hình ảnh đôi tay một nữ bác sĩ phồng rộp sau một ngày đeo găng tay cao su, tôi xúc động rồi nghĩ rằng mình cũng phải làm gì đó để cùng cả nước tham gia chống dịch. Thế là tôi ngồi vẽ lại đôi tay trắng phếch đó, phồng rộp, nhăn nheo nhưng có lẽ là đôi tay đẹp đẽ nhất.
![]() |
Tác phẩm đầu tiên trong bộ sưu tập vẽ chủ đề mùa dịch của họa sĩ Thuận là đôi bàn tay phồng rộp của nhân viên y tế. |
Bức tranh đầu tiên của bộ sưu tập tôi đặt tên "Bàn tay em là cánh sen hồng". Bộ sưu tập của tôi đều là những hình ảnh đời thường dân dã. Tôi muốn qua những bức tranh của mình, mọi người ý thức hơn nữa về trách nhiệm bản thân trong công tác phòng chống dịch, để lực lượng tuyến đầu bớt đi phần nào vất vả", họa sĩ Thuận chia sẻ.
Chất liệu sáng tạo của người họa sĩ là những hình ảnh đẹp, câu chuyện đẹp, đậm tình người trong mùa dịch. Qua những nét cọ, người họa sĩ mong truyền tải được thông điệp về trách nhiệm và tình dân tộc, để mọi người sẽ đồng cảm hơn, biết ơn hơn với sự hy sinh của lực lượng tuyến đầu và quý trọng hơn những gì bản thân đang được hưởng.
![]() |
Một bức vẽ của họa sĩ Thuận hình tượng hóa bác sĩ dành lại sự sống cho các bệnh nhân Covid-19. |
"Vẽ rất lẹ nên về giá trị nghệ thuật thì không có nhiều, giá trị của những bức tranh này là sự chân thực, là những câu chuyện thật. Những tác phẩm này được mọi người rất đón nhận. Còn hình ảnh đẹp, còn câu chuyện đẹp là còn vẽ, được góp một phần nhỏ vào công cuộc phòng chống dịch là hạnh phúc rồi", họa sĩ Thuận nói.
Chị Nguyễn Thụy một người viết thư pháp ở Cần Thơ khi ngắm những bức tranh của họa sĩ Trần Quý Thuận đã nhận xét: "Nét vẽ của họa sĩ làm sống động từng cử chỉ của nhân vật. Nhìn vào tranh ta hiểu được tâm trạng từng nhân vật mà họa sĩ gửi vào. Nét vẽ giữ lại những ký ức không thể nào quên ở trận dịch này!".
![]() |
Họa sĩ Trần Quý Thuận trao đổi với PV. |
Chị Huyền Trân một bác sĩ đang làm việc tại Cần Thơ nhận xét: "Tranh họa sĩ Trần Quý Thuận vẽ rất thời sự, làm bật lên được sự khó khăn, vất vả của cán bộ tuyến đầu tham gia chống. Đặc biệt, khi trông thấy bức ảnh em bé trong bộ đồ bảo hộ tôi ngắm rất kỹ. Vì tôi là bác sĩ từng tiếp xúc với bệnh nhân "nhí" bị mắc Covid-19 ở ngoài đời và thấy bức vẽ của họa sĩ Thuận rất giống.".
Đại diện hội Mỹ Thuật TP Cần Thơ cho biết, những tác phẩm mang tính sự kiện nổi bật của đất nước luôn là chủ đề mà Hội đánh giá cao. Bộ sưu tập vẽ về mùa dịch của họa sĩ Trần Quý Thuận sẽ được Hội lưu lại như tài liệu để đào tạo cho những người trẻ, thế hệ mới của hội.
Theo Dân Trí
Bằng sự khéo léo, người phụ nữ này đã sáng tạo ra các mô hình sống động, mô tả lại lực lượng tham gia chống dịch Covid-19 từ chất liệu giấy Kami.
" alt=""/>Những bức vẽ xúc động về tuyến đầu chống dịch CovidSự lãng mạn của anh từng khiến trái tim tôi loạn nhịp. (Ảnh minh họa)
Nhưng đó là đêm của ba năm về trước, còn bây giờ, anh – chồng tôi khi đã là lại là một người hoàn toàn khác. Không còn những vỗ về, ân ái, những bó hoa nhân dịp ngày lễ, sinh nhật, giờ đây, tất cả những món quà anh định tặng tôi đều được quy đổi thành tiền, kèm theo câu nói xanh rờn “tiền đây, vợ muốn mua gì tùy vợ”.
Ngay cả trong chuyện chăn gối, mỗi lần “làm việc” cùng nhau, anh không bao giờ quan tâm đến cảm giác hay suy nghĩ của vợ mà hoàn toàn “tự biên tự diễn”. Đôi khi, anh còn không cần tôi phải hợp tác. Kể cả những lúc tôi ngủ, anh làm bằng mọi cách đánh thức dậy chỉ để thỏa mãn 5 phút “khoái lạc” của bản thân.
Ba năm làm vợ anh không có ngày nào là anh không bắt tôi phục vụ chuyện chăn gối. Thậm chí, hồi mới cưới có ngày còn phải chiều anh đến 2-3 lần. Tôi thì mệt bã người, còn anh thì chẳng thấy có biểu hiện gì mệt mỏi cả.
Ban đầu tôi nghĩ, vợ chồng mới cưới nên nhu cầu cao là chuyện bình thường nhưng đã mấy năm rồi, anh vẫn thế, thậm chí, còn trở nên sung sức hơn với đủ mọi tư thế mới anh “học tập” trên mạng và ép vợ phải thực hành. Nếu không đáp ứng thì anh lại giận dỗi, và cho rằng tôi không yêu chồng, tôi có người khác hay sao mà không chiều anh. Có lần, bị tôi từ chối, anh vùng vằng bật ra khỏi giường và lẩm bẩm “biết vậy, bỏ vài trăm chơi gái cho đã”, khiến tôi thật sự bất ngờ và thấy bị xúc phạm.
Nhiều lần tôi tự hỏi, tại sao con người lãng mạn, tinh tế trong anh chỉ trong khoảng thời gian ngắn đã biến mất, thay vào đó là con “mãnh thú” sẵn sàng “vồ” lấy tôi và ngấu nghiến thỏa mãn dục vọng của bản thân. Liệu do công việc của anh quá nhàn hạ, hay chồng tôi mắc bệnh gì, mà nhu cầu tình dục lại cao quá so với người bình thường như thế?
Hiện tại, tôi rất hoang mang và mệt mỏi vì không thể đáp ứng nhu cầu quá cao của chồng, càng không thể “tới bến” với chồng khi cả ngày đã rã rời với công việc, con cái. Hơn nữa, dường như tôi bị “chai lì” cảm xúc và sợ gần gũi chồng do cách làm “chuyện ấy” quá cục mịch và thô thiển của anh.Tôi phải làm gì để tìm lại con người lãng mạn của chồng ngày xưa đây?. Mọi người có cách gì không?
(Theo Eva.vn)" alt=""/>Sau ngày cưới, chồng hết lãng mạn