Ngày 26/3, sau trận đấu giữa Việt Nam và Thái Lan kết thúc, vô số các vỏ chai, bao nilon, vỏ trái cây… vứt vương vãi khắp các ngả đường ở sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội), trông vô cùng phản cảm.Ngay lúc đó, hai cầu thủ Phan Văn Đức và Đỗ Hùng Dũng đã cùng các bạn trẻ xắn tay áo, xách bịch đi nhặt từng cọng rác, gom lại cho các cô chú công nhân vệ sinh chở đi tiêu hủy.
Công việc hoàn tất, Văn Đức đăng hình ảnh về việc làm của mình lên trang cá nhân, kèm câu nói: 'Hành động từ những việc nhỏ để thay đổi cả thế giới. Chúng tớ và các em nhỏ đã làm được. Còn các bạn… tại sao không?'.
Ngay lập tức, hình ảnh nhận được hàng ngàn lượt chia sẻ, bình luận thể hiện sự ngưỡng mộ, cảm phục.
 |
Văn Đức và Hùng Dũng đã dọn sạch rác ở sân Mỹ Đình trong đêm 26/3. Ảnh: Văn Đức. |
'Đức không ngại đi nhặt rác. Đức chỉ cần các bạn lên tiếng và cùng đồng hành”, Văn Đức nói.
Cùng với hai cầu thủ, những ngày qua nhiều nhóm tình nguyện, bạn trẻ đi đến các nơi có nhiều rác thải dọn dẹp sạch sẽ theo trào lưu ‘Challenge For Change’. Cụ thể, nhóm của chàng trai Võ Thành An, hiện 28 tuổi đã dọn sạch bãi rác ở bãi Đá Đen, bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng ngày 24/3 vừa qua.
An cho biết, không phải anh dọn rác để chạy theo trào lưu mà mỗi khi đi du lịch, hình ảnh mọi người vứt rác bừa bãi đã khiến anh trăn trở và hành động.
‘Trước đây, đi cắm trại hay đâu đó nhóm của mình đã có ý thức dọn sạch rác ở khu vực đó. ‘Ban đầu, bọn mình định dọn bãi nhỏ nhưng sau đó vô tình phát hiện ra một bãi rác lớn hơn. Nhóm về kêu gọi nhiều người hơn tham gia cùng’, An nói.
Trước đó, nhóm của An gồm 8 người đã dọn rác vào ngày 10/3. Sau đó, các hình ảnh được nhóm lan truyền trên mạng xã hội, kêu gọi mọi người tham gia cùng. Rất may mắn con số đăng ký tham gia lên tới khoảng 60 người vào đợt dọn rác lần thứ 2 ở bãi Đá Đen.
 |
Khối lượng rác khổng lồ làm ai chứng kiến cũng choáng ngợp. Ảnh: Võ Thành An. |
‘Tình trạng rác ở đây rất khủng khiếp, chỉ nhìn thì không biết bao giờ mới dọn xong. Lượng rác chủ yếu là rác sinh hoạt do người dân thải ra’ An nói.
Chàng trai quê Đà Nẵng cho biết, khu vực nhóm dọn rác rộng khoảng 300-400m2, địa hình hiểm trở, trời mưa dễ trơn trượt. Buổi dọn rác vào ngày 24/3 mới hoàn thành khoảng 30% công việc và nhóm dự kiến sẽ tiếp tục làm cho tới khi dọn sạch rác ở khu vực này.
‘Có một điều không được như dự kiến là có khoảng 60 bạn đăng ký tham gia nhưng buổi sáng hôm đó chỉ có 35 bạn tới. Một phần có lẽ do các bạn đăng ký cho vui, theo trào lưu. Điều đó gây khó khăn cho công tác hậu cần. Dụng cụ, đồ ăn thức uống đã chuẩn bị bị thừa ra. Thiếu người, những bạn được phân công làm công tác y tế, hậu cần cũng phải xắn tay vào làm cùng’.
Sau đó, khi hình ảnh được chia sẻ trên Facebook, một số bạn trẻ vãng lai cũng đến góp công sức. Tổng cộng ngày hôm đó có khoảng 40 người tham gia công việc.
 |
Nhóm anh An chụp hình kỷ niệm sau khi dọn rác xong. Ảnh: Võ Thành An. |
An cho biết, do thời tiết không thuận lợi nên đến 3 giờ chiều, nhóm phải dừng công việc.
‘Khu vực này là địa hình trên núi. Để đến được đây phải đi 3-4km từ dưới lên bằng xe máy, sau đó tập kết xe ở một điểm, rồi đi bộ xuống sát biển cách khoảng 100m, tiếp tục leo qua các vách đá khoảng 200-300m nữa. Trời mưa to khiến đường trở nên rất nguy hiểm, có bạn đã bị trầy xước chân tay, vì thế nhóm quyết định dừng sớm và rút xuống núi’.
Thành quả của ngày hôm đó là 50-60 bao tải rác loại lớn. Để kéo được lượng rác này đến nơi để xe máy, nhóm phải xếp hàng chuyền tay nhau.
‘Mưa lớn, bao tải nặng gấp 3 lần bình thường. Cả nhóm hôm ấy phải tắm mưa luôn’.
An cho biết, cả nhóm 40 người hầu như không ai quen biết ai, tất cả đều là thành viên trên cộng đồng Facebook.
Cậu cho rằng, mặc dù hoạt động này xuất phát từ một trào lưu nhưng với tâm huyết của một số anh em quan tâm đến môi trường như An, cậu tin những hoạt động như thế này có thể duy trì và tiếp tục phát triển.
‘Có thể những lần sau không phải là dọn rác nữa, mà là trồng cây, cải tạo một khu đất nào đó… Hoạt động của nhóm có thể không thường xuyên định kỳ, mà phần lớn tranh thủ thời gian rảnh vào cuối tuần’, An chia sẻ.
 |
Từ bãi rác khổng lồ, nhóm chị Cúc đã dọn sạch, trả lại môi trường sạch cho biển. Ảnh: Kim Cúc. |
Hành động của nhóm An sau đó đã được nhận thư khen ngợi của ông Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Đà Nẵng. Đây cũng là một nguồn động viên tinh thần cho các bạn trẻ trong nhóm.
An tin rằng, khi các bãi rác đã được nhóm dọn sạch thì những người có ý định xả rác bừa bãi cũng sẽ phải suy nghĩ lại.
Khi được hỏi về giải pháp, An cho rằng những khu vực như bãi Đá Đen của Sơn Trà nên đặt các thùng rác công cộng. ‘Hiện tại, mình không thấy thùng rác nào ở đây. Mọi người đi cắm trại, thường sẽ có ý thức gom vào túi nhưng lại vứt ở đó không đem về. Dần dần rác bị cuốn trôi ra biển, rồi lại tấp vào bờ’.
‘An chỉ mong, khi đi chơi, các bạn hãy có ý thức mang cái gì đi thì hãy mang theo cái đó về. Hãy góp một tay bằng những hành động rất nhỏ bé thôi, không cần phải làm điều gì to lớn cả’, chàng trai nói.
Từ tháng 9/2018 đến nay, hai chị em chị Giang Thị Kim Cúc, giám đốc một công ty bất động sản ở quận 2, TP.HCM cũng đã đi khắp nơi nhặt rác.
Trước khi dọn rác cho một địa điểm, nhóm của chị chụp hình trước và khi dọn xong. Sau đó, họ sẽ ghép hai hình ảnh lại so sánh rồi đăng lên trang cá nhân.
 |
Chị Cúc cho biết, mọi chi phí về việc đi dọn rác là do hai chị em tự bỏ ra. Ảnh: Kim Cúc. |
Đến nay, nhóm của chị Cúc đã dọn sạch rác ở các địa điểm: phố đi bộ Nguyễn Huệ, Bùi Viện, kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè, quận Thủ Đức (TP.HCM), bãi biển Vĩnh Lương (Nha Trang), các bãi biển ở Bình Thuận, Đà Lạt, Phú Quốc hay ở Lộc Ninh (Bình Phước)...
Chị Cúc cho biết, động lực để hai chị em chị bắt tay vào việc dọn rác là khi nhìn thấy anh Harrie Yelrek (người Hà Lan, thuộc Tổ chức phi lợi nhuận Scuba) đã đến 42 nước trên thế giới và các địa điểm ở Việt Nam dọn vệ sinh. Lúc đó, hai chị em chị đặt câu hỏi: ‘Tại sao, người nước ngoài lại đến Việt Nam nhặt rác, còn mình chỉ biết xả rác bừa bãi’.
Ngay sau đó, chị em chị Cúc đã xắn tay áo, mang ủng, găng tay, bịt khẩu trang đến các bãi rác dọn sạch.
'Mới đầu, nhiều người nói chúng tôi khùng điên vì nhặt rác xong người ta cũng xả lại. Nhưng hai chị em tôi tự bảo, kệ họ. Mình phải hành động để nhiều người thấy đó làm gương và thấy hổ thẹn với việc chỗ nào cũng xả rác', nữ giám đốc năm nay 36 tuổi nói.
Tính đến nay, nhóm của chị Cúc đã đi đến các địa điểm của 28 tỉnh để nhặt rác. Ở mỗi địa điểm, nhóm của chị sẽ đến từng trường học, công sở và các khách sạn để vận động người tham gia cùng. Sau khi làm xong, họ được chính quyền địa phương ở nơi sở tại hỗ trợ phân loại rác, chở đến nơi tiêu hủy.
Chị Cúc cho biết, hai chị em đặt ra mục tiêu đến cuối năm nay sẽ nhặt đủ 100 ngàn bao rác, vì thế, cứ rảnh hay các ngày lễ Tết là nhóm của chị sẽ mặc áo tình nguyện, áo có cờ đỏ sao vàng đến các nơi có nhiều người qua lại để nhặt rác.
'Bây giờ, ai yêu tôi thì hãy cứ đến các bãi rác', chị Cúc nói vui.

Lời kể của nam bác sĩ trong phòng học giải phẫu ở Mỹ
Hôm đầu tiên mổ xác, một bạn nữ đã ngất xỉu vì không chịu được mùi và thấy cảnh tử thi bị dốc ngược lên.
" alt=""/>Giữa bãi biển đông người, trai xinh gái đẹp bảo nhau dọn rác
Cặp vợ chồng người Mỹ, Paul Scharoun-DeForge (56 tuổi) và Kris Scharoun-DeForge (59 tuổi) đã có cuộc hôn nhân đầy hạnh phúc, kéo dài 25 năm. Điều đặc biệt, cặp vợ chồng này đều mắc hội chứng Down. |
Cặp vợ chồng người Mỹ có cuộc hôn nhân hạnh phúc suốt 25 năm |
Ông Paul Scharoun-DeForge và bà Kris Scharoun-DeForge đã chung sống với nhau tại một thị trấn nhỏ thuộc Liverpool, New York (Mỹ).
Họ tin rằng mình là người may mắn nhất thế giới khi tìm thấy nửa kia trong cuộc đời.
Chuyện tình của họ đã truyền cảm hứng cho cộng đồng người khuyết tật và những người kém may mắn.
Như một nhân duyên, cặp vợ chồng này đều sinh ra trong gia đình có 8 người con. Ngay khi vừa ra đời, bố mẹ của cả hai đều được các bác sĩ khuyên nên đưa con vào một trung tâm chăm sóc đặc biệt. Bởi với hội chứng Down, họ khó có thể có tương lai. Tuy nhiên, bố mẹ của cả hai từ chối lời khuyên đó, đưa con về nuôi dưỡng.
Tại một vũ hội dành cho người khuyết tật vào năm 1980, cặp đôi đã có cơ hội gặp gỡ nhau và trúng tiếng sét ái tình từ giây phút đầu gặp gỡ.
Gần 10 năm hẹn hò, bà Kris quyết định cầu hôn ông Paul. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với cuộc chiến pháp lý suốt 5 năm, để giành quyền kết hôn.
Cả hai phải trải qua các bài kiểm tra về kiến thức, cảm xúc và nhu cầu tình dục để chứng minh rằng họ có thể kết hôn.
Trả lời Washington Post, bà Kris nhớ lại khoảnh khắc đáng nhớ: ‘Ông ấy làm tôi cười. Tôi nhìn vào mắt Paul và thấy tương lai của tôi, tôi quyết định cầu hôn ông ấy. Khi ông ấy nói đồng ý, tôi đã vỡ òa vì xúc động. Paul có đôi mắt màu xanh tuyệt đẹp’.
Tháng 8/1993, cặp đôi hạnh phúc trao nhau lời nguyện ước trong đám cưới đơn giản, có sự chứng kiến của người thân và gia đình.
 |
Cặp đôi kết hôn vào năm 1993 |
Họ chung sống trong một căn hộ được nhà nước hỗ trợ cho người khuyết tật tại Liverpool, New York. Ở đó có một nhân viên y tế chăm sóc cho họ.
Hai vợ chồng bà Kris đều có công việc. Paul làm việc tại Arc of Onondaga - một tổ chức dành cho người khuyết tật, còn Kris từng làm ở Pizza Hut trước khi chuyến đến làm ở Ủy ban Người khuyết tật.
Bà Kris cho biết, bà thích nấu ăn và chồng bà thích ăn những món do vợ nấu. Ông Paul quan tâm vợ một cách tỉ mỉ. Từ khi bà Kris mắc bệnh tiểu đường, ông luôn lưu giữ bản ghi chép đo lượng đường trong máu của vợ. Mỗi lần bà Kris buồn, ông Paul thường động viên vợ bằng giọng nói ấm áp.
Cặp đôi thường đến dãy núi Adirondack nghỉ dưỡng trong các dịp kỷ niệm.
Chị gái của bà Kris - Susan Scharoun (63 tuổi) là giáo sư tâm lý học tại trường Đại học Le Moyne ở Syracuse nói, 'Gia đình chúng tôi rất vui mừng khi có thêm thành viên là Paul và gia đình Paul cũng rất vui mừng vì có thêm Kris.
Paul và Kris là minh chứng cho mối quan hệ lâu dài và bền chặt mà mọi người luôn hướng đến’.
Bà Susan Scharoun nhớ lại: ‘Trong bữa tiệc độc thân của Kris, có người bạn đã hỏi em gái tôi, điều gì khiến em yêu Paul. Kris chia sẻ, em yêu những gì thuộc về Paul, cả hội chứng Down của Paul’.
Khoảng một năm trước, Paul bắt đầu có các dấu hiệu của chứng sa sút trí tuệ (Alzheimer). Căn bệnh mà hơn một nửa số người mắc hội chứng Down đều mắc phải ở độ tuổi 50 - 60. Theo quy định, ông được chuyển sang khu vực chăm sóc chuyên sâu.
Gia đình hai bên đã cùng Kris yêu cầu chính phủ cho cặp đôi được ở cạnh nhau. Tuy nhiên, yêu cầu đó không được chấp nhận. Bà Kris đã suy sụp rất nhiều khi buộc phải rời xa chồng.
Nhưng cặp đôi vẫn giữ thói quen đến nhà chị gái bà Kris ở Onondaga Hill (ngoại ô Syracuse) ăn tối vào Chủ nhật hàng tuần.
Năm ngoái, khi bà Kris đang điều trị bệnh viêm phổi trong bệnh viện, ông Paul đã bất ngờ đến thăm vợ nhân dịp kỷ niệm ngày cưới của hai người.
Tại nhà cầu nguyện trong bệnh viện, cặp vợ chồng ngồi xe lăn, cùng trao nhau lời hẹn ước như cách đây hơn 20 năm.
 |
Năm tháng cuối đời, Kris và Paul vẫn dành cho nhau một tình yêu mãnh liệt |
Bà Kris luôn thích làm thiệp, vẽ tranh. Thời gian chồng nằm trên giường bệnh, bà vẽ một con bướm, treo lên giường bệnh tặng chồng với dòng chữ: ‘Anh là người đàn ông trong mơ của em’. ‘Ông ấy nói thích bức tranh tôi vẽ’, bà Kris nói.
Tháng 6/4/2019, ông Paul qua đời trong vòng tay của vợ và anh trai ruột.
Dự kiến vào ngày 13/8, kỷ niệm ngày cưới, bà Kris sẽ rải tro cốt của ông Paul ở địa điểm hai vợ chồng bà thường đến lúc ông còn sống.
‘Tôi luôn tưởng tượng ông ấy giống những con bướm, sống cuộc đời vui vẻ, tự do’, bà Kris xúc động chia sẻ.

Hôn nhân viên mãn của chàng trai xương thuỷ tinh và người vợ xinh đẹp
Cô thôn nữ vùng sơn cước Lô Thị Giang và chàng trai xương thuỷ tinh Trần Văn Hà hiện có cuộc sống hạnh phúc bên con gái nhỏ đáng yêu.
" alt=""/>Hôn nhân 25 năm của cặp vợ chồng mắc hội chứng Down