- Phụ nữ trung niên rất cần có một mái tóc tươi trẻ nhưng không kém phần sang trọng. Và 5 kiểu tóc xoăn cho phụ nữ tuổi trung niên đẹp nhất 2018 sau đây sẽ đáp ứng nhu cầu làm đẹp của quý cô.
- Phụ nữ trung niên rất cần có một mái tóc tươi trẻ nhưng không kém phần sang trọng. Và 5 kiểu tóc xoăn cho phụ nữ tuổi trung niên đẹp nhất 2018 sau đây sẽ đáp ứng nhu cầu làm đẹp của quý cô.
1. Sản phẩm tẩy rửa
![]() |
Các hóa chất trong chất tẩy rửa có thể gây ung thư vú và tuyến tiền liệt. Ảnh minh họa |
Ví dụ như chất khử trùng và chất tẩy rửa được sử dụng hằng ngày trong nhà chứa những hóa chất như alkyl phenols, triclosan và tetrachloroethylene. Các hóa chất này thường có liên hệ với nhiều loại ung thư như ung thư vú và tuyến tiền liệt.
2. Thức ăn đóng hộp
![]() |
Ảnh minh họa. |
Các loại hộp đựng thức ăn này thường dùng BisPheno A, một lớp màng nhựa mỏng. BPA gây mất cân bằng hormone và có thể kích thích những rối loạn liên quan đến hormone như ung thư vú và tuyến tiền liệt, cũng như vô sinh ở cả nam và nữ…
3. Trái cây, rau quả
![]() |
Dư lượng thuốc sâu, chất bảo quản trong trái cây, rau quả có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Ảnh minh họa. |
Chúng ta thường không biết rau quả mình ăn được trồng như thế nào, những loại thuốc trừ sâu, phân bón, chất hóa học được sử dụng để nuôi trồng, bảo quản chúng. Những hóa chất như DD và nitrate, phosphate fertilisers có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
4. Đồ nấu nướng
![]() |
Lớp chống dính trên đồ chống dính có thể chuyển hóa thành khói độc. Ảnh minh họa. |
Chảo và đồ dùng không dính vốn rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, chúng có tráng một lớp Poly Tetra Fluoro Ethylene (PTFE) có thể chuyển hóa thành khói độc khi đun nóng đến nhiệt độ cao. Khi lớp phủ bị xói mòn này được hấp thu vào cơ thể, rất khó để đào thải chúng. Lớp phủ này có thể gây ung thư và khói độc rất nguy hiểm cho phụ nữ có thai, người bị chứng miễn dịch kém.
5. Đồ trang điểm
![]() |
Ảnh minh họa. |
Những món bạn dùng hằng ngày như phấn, lotion dưỡng thể, son, chất khử mùi… đều có thể chứa các hóa chất như phthalates, triclosan, parabens… có thể gây ung thư.
6. Lò vi sóng
![]() |
Ảnh minh họa. |
Lò vi ba dùng vi sóng để làm nóng, nấu thức ăn. Nhiều người tin rằng riếp xúc lâu dài với các tia vi sóng có thể gây ung thư. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho rằng cường độ bức xạ của các tia vi sóng không đủ cao để gây ung thư. Dù vậy vẫn nên cẩn thận, sử dụng có mức độ.
(Theo Thehealthsite/PLO)
'Yêu' bằng miệng dễ rước ung thư" alt=""/>6 nguy cơ gây ung thư ngay trong nhà bạnNgày 20/4, những chiếc máy thở đầu tiên đã được công ty Metran của ông Trần Ngọc Phúc (Việt kiều ở Nhật) là một trong những nhà khoa học hàng đầu thế giới về lĩnh vực nghiên cứu và chế tạo máy thở bàn giao cho Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.
Trên cơ sở đề nghị của Bộ Y tế về kế hoạch, phương án sản xuất máy thở phục vụ phòng, chống dịch Covid-19, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Y tế căn cứ nhu cầu máy thở cho các kịch bản, đề xuất số lượng máy thở cần phải bổ sung thêm, làm việc với các đơn vị tài trợ và các đơn vị sản xuất để quyết định số lượng đặt hàng, mua theo đúng quy định.
Trước đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chỉ đạo trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới, việc đáp ứng đủ nhu cầu máy thở cho hoạt động khám chữa bệnh nhân là đặc biệt quan trọng và cần thiết, liên quan trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Khi dịch bệnh bùng phát mạnh, nhu cầu sử dụng máy thở tăng cao, khả năng đáp ứng máy thở sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, khả năng sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài cũng không đủ cung ứng nhu cầu các nước trên thế giới, gây khó khăn cho việc đặt mua máy thở của Việt Nam từ nước ngoài.
Trước tình hình đó, việc đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất máy thở trong nước có ảnh hưởng sống còn đến quá trình kiểm soát dịch bệnh ở nước ta.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao một số doanh nghiệp trong nước đã tích cực, khẩn trương nghiên cứu, sản xuất các trang thiết bị y tế phòng chống dịch như camera đo thân nhiệt từ xa, máy thở. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, cần nhanh chóng chuẩn bị đủ các trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh, đặc biệt là máy thở, sẵn sàng các phương án ứng phó, kể cả với tình huống xấu nhất.
Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế rà soát lại toàn bộ số lượng các loại máy thở hiện đang sử dụng và dự trữ, đồng thời đánh giá đầy đủ nhu cầu máy thở cho các kịch bản và xây dựng kế hoạch huy động, đặt hàng sản xuất mới. Bộ Y tế chủ động phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất máy thở trong nước để chủ động trong nghiên cứu và sản xuất. Đồng thời cần nghiên cứu kiến nghị của các doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ sản xuất máy thở trong nước như ban hành tiêu chuẩn về máy thở, hỗ trợ thiết bị đo lường, thực hiện thủ tục thông quan và miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu để sản xuất máy thở.
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức kiểm định, đánh giá thử nghiệm máy thở sản xuất trong nước để có thể đưa ra sử dụng kịp thời, góp phần vào việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh đó, Bộ Y tế sẵn sàng đào tạo, tập huấn cho đội ngũ nhân lực sử dụng, vận hành máy thở; chủ động phương án cung ứng các nguyên liệu, phụ tùng thay thế trong quá trình sử dụng máy thở đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Mới đây, Tập đoàn Vingroup công bố quyết định triển khai việc sản xuất máy thở các loại (xâm nhập và không xâm nhập) và máy đo thân nhiệt nhằm cung ứng cho thị trường Việt Nam theo lời kêu gọi của Chính phủ. Ông Nguyễn Việt Quang, Tổng giám đốc Vingroup cho biết; “Chúng tôi dự kiến sẽ cung cấp các thiết bị này cho Bộ Y Tế Việt Nam với đúng giá thành linh kiện, và không tính tất cả các chi phí vận chuyển, thuế các loại, chi phí nhân công, sản xuất… vào giá thành. Trước mắt, chúng tôi sẽ tặng cho Bộ Y tế 5.000 máy thở Không xâm nhập để kịp thời phục vụ chống dịch. Ngoài ra với công suất của các nhà máy VinFast, VinSmart có thể sản xuất tới 45.000 máy thở không xâm nhập và 10.000 máy thở âm nhập mỗi tháng, chúng tôi có thể hỗ trợ các nhà sản xuất khác trên Thế giới để gia công thiết bị cho họ, hoặc cung cấp một phần nhu cầu - số lượng cụ thể phụ thuộc vào khả năng cung ứng linh kiện của các đối tác”.
Cùng với Vingroup, CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng cũng cho biết Bkav cũng sẽ sản xuất máy thở cho y tế. Vào giữa tháng 5/2020, Bkav sẽ sản xuất xong máy mẫu đầu tiên, để có thể xin cấp phép sản xuất hàng loạt từ Bộ Y tế.
Ngày 20/4, những chiếc máy thở đầu tiên đã được công ty Metran của ông Trần Ngọc Phúc (Việt kiều ở Nhật) là một trong những nhà khoa học hàng đầu thế giới về lĩnh vực nghiên cứu và chế tạo máy thở bàn giao cho Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhằm hỗ trợ công tác điều trị Covid-19. Hồi cuối tháng 3, ông Phúc tuyên bố sẽ giúp Việt Nam sản xuất 2.000 máy thở với giá thấp nhất để phục vụ công tác điều trị dịch Covid-19. Sản phẩm được lựa chọn để triển khai tại Việt Nam là một mẫu máy thở đơn giản với giá thành thấp, dễ sử dụng, có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn tuổi.
NT
" alt=""/>Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ sản xuất máy thở trong nướcBrendan Ryan là một giáo viên dạy tiếng Anh tại TP.HCM.
Covid-19 đã trở thành một phần trong cuộc sống của tôi kể từ cuối tháng 1. Tôi đến từ Diamondhead, Mississippi, nhưng cho đến một tháng trước, tôi vẫn còn đang sinh sống và làm việc ở TP.HCM.
Vào tháng 1, tôi đến thăm một người bạn ở Đồng bằng sông Cửu Long để nghỉ Tết Nguyên đán thì hay tin Covid-19 đang ngày càng gia tăng ở Trung Quốc.
Tại Việt Nam, các trường học bắt đầu thông báo sẽ không mở cửa sau Tết, ít nhất là trong một thời gian ngắn nữa. Tôi mua khẩu trang ở một hiệu thuốc địa phương và đeo chúng trong suốt chuyến đi kéo dài 6 tiếng khi trở về TP.HCM.
Tôi thấy các trường hợp đầu tiên mắc Covid-19 tại Việt Nam diễn ra sớm hơn ở Mỹ. Ban đầu chúng tôi không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng rồi các sự kiện lớn lần lượt bị hủy bỏ. Tôi nhắn tin với những người bạn của tôi ở Trung Quốc để chắc chắn họ vẫn ổn.
Một thời gian không lâu sau đó, Chính phủ Việt Nam đã đóng cửa các quán bar và yêu cầu mọi người đeo khẩu trang khi ra ngoài đường. Đây là một yêu cầu bắt buộc. Tại các trung tâm thương mại, bảo vệ đều đứng trước cửa với một chiếc nhiệt kế, sẵn sàng kiểm tra thân nhiệt của mọi khách hàng khi bước vào.
Mặc dù có chung đường biên giới và quan hệ kinh tế mạnh mẽ với Trung Quốc, nhưng Việt Nam có số lượng bệnh nhân nhiễm Covid-19 cực kỳ thấp. Tại thời điểm tôi đang viết bài này, có 268 ca được xác nhận nhiễm Covid-19 tại đây, chưa có trường hợp tử vong nào.
Đây là một quốc gia có diện tích bằng California nhưng với dân số nhiều hơn gấp 2 lần. Điều này thật kinh ngạc và sẽ có ích nếu đất nước chúng ta học hỏi kinh nghiệm chống dịch từ Việt Nam.
Kể từ cuối tháng 3, bất kỳ ai nhập cảnh vào Việt Nam đều được gửi vào các khu cách ly trong vòng 2 tuần. Họ được xét nghiệm và khi một ai đó trên chuyến bay có kết quả dương tính với Covid-19, toàn bộ hành khách trên chuyên bay đó sẽ được thông báo kịp thời.
Những biện pháp này nghe có vẻ hà khắc, nhưng chúng ta đang sống trong thời kỳ đại dịch mà dường như không phải của TK XXI. Vì vậy, có lẽ đây là những biện pháp hiệu quả nhất mà chúng ta có thể làm.
Tôi đã có ý định ở lại Việt Nam để chờ qua giai đoạn này. Một tuần trước khi rời đi, tôi vẫn dự trữ thức ăn trong căn hộ của mình để không phải đi ra ngoài.
Cảm giác giống như đang chuẩn bị đón một cơn bão, và đó là cách mà tôi hình dung về đại dịch này. Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng cơn bão này sẽ đổ bộ và tấn công tới Mississippi. Điều đó đang khiến tôi cảm thấy sợ hãi lúc này.
Thành thật mà nói, tôi không muốn trở về nhà. Tôi cảm thấy an toàn khi ở Việt Nam, giống như tôi đang sống ở một đất nước có chính phủ và người dân cực kỳ nghiêm túc đối mặt với đại dịch này. Tôi lo lắng về việc di chuyển của mình có khả năng lây lan bệnh. Nhưng tôi vẫn chọn trở về nhà vì cha mẹ tôi, những người luôn lo lắng vì sợ tôi cô độc ở một đất nước xa lạ trong đại dịch này.
Tại sân bay ở Việt Nam, chúng tôi được yêu cầu đeo khẩu trang và mọi người chủ động giãn cách xã hội. Trên chuyến bay của tôi từ Sài Gòn đến Nhật Bản, không ai tháo khẩu trang trừ lúc ăn và việc đó cũng diễn ra hết sức nhanh chóng.
Tuy nhiên, khi tôi đến Houston và đi qua hải quan, không ai hỏi tôi có đến từ các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch hay không, và cũng không có ai nói với tôi rằng tôi cần phải tự cách ly tại nhà trong 2 tuần tới. Chúng tôi đều là những hành khách trên chuyến bay kéo dài 13 tiếng và được bao quanh bởi những người có tiềm năng mang virus gây bệnh.
Khi đi qua cổng an ninh, nhân viên an ninh đeo găng tay nhưng không thay chúng sau khi kiểm tra xong mỗi túi hành lý.
Một hành khách đã yêu cầu họ thay găng tay mới khi kiểm tra túi của anh ta, nhưng những nhân viên này tỏ ra khó chịu. Cuối cùng, chỉ đến khi hành khách này yêu cầu quá nhiều lần, các nhân viên mới chịu thay găng tay khác.
Trên chuyến bay gần như không người từ Houston đến Gulfport, tôi là người duy nhất đeo khẩu trang. Tiếp viên hàng không trên máy bay nói rằng chúng tôi có thể ngồi giãn ra nếu muốn, nhưng không một người nào làm như thế.
Khi trở về nhà, tôi đã tự cách ly trong hai tuần, tránh tất cả những nơi công cộng và cố gắng hết sức để không tiếp xúc trực tiếp với bất kỳ ai.
Bây giờ tôi có thể đi đến các cửa hàng, nhưng tôi thấy mọi người ngang nhiên bỏ qua biện pháp giãn cách xã hội. Tôi thấy các bãi đậu xe của Lowe’s và Home Depot vẫn chật cứng ô tô.
Đây không phải là một kỳ nghỉ, càng không phải là khoảng thời gian để thực hiện ước mơ cải tạo, sửa chữa nhà. Những hành vi này là ích kỷ và mang đến nhiều rủi ro cho mọi người.
Tôi không biết câu trả lời cho Mississippi là gì. Tôi cũng không nghĩ rằng các phương án phòng dịch của Việt Nam nhất thiết phải được thực thi tại đây. Tôi biết rằng nếu chính phủ buộc người dân phải cách ly tại nhà, mọi người sẽ gây náo loạn.
Có một khẩu hiệu đang lan truyền trên khắp các phương tiện truyền thông của Việt Nam là “Ở nhà là yêu nước”. Điều đó có nghĩa, nếu bạn yêu Mississippi và muốn bảo vệ nó thì hãy ở nhà.
Trong thời gian này, đó là cách tốt nhất để thể hiện tinh thần yêu nước của bạn.
" alt=""/>Thầy giáo tiếng Anh ở TP.HCM kể trải nghiệm chống dịch tại VN và Mỹ