
5 năm liền, cậu bé xương thủy tinh Thanh Quang đều đạt học sinh xuất sắc, giành giải cao trong các cuộc thi cấp tỉnh, huyện. Đặc biệt, năm học vừa qua em đạt giải quốc gia thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh trên mạng internet.Đôi chân nhỏ với 17 lần gãy xương
Mấy ngày gần đây, ngôi nhà lụp xụp của chị Lại Thị Tuyết Ban, thôn Vạn Đò, xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà được nhiều người đến chia vui. Đó là vì Nguyễn Hữu Thanh Quang, con trai chị, được vinh danh tấm gương tiên tiến của tỉnh.
 |
Cậu bé nghị lực Nguyễn Hữu Thanh Quang |
Nói về con mình, chị Ban ứa nước mắt chia sẻ Thanh Quang (sinh năm 2006), không được may mắn như các bạn trang lứa. Vừa mới lọt lòng em đã bị gãy hai chân, rồi sau đó các bác sỹ thông báo em bị mắc chứng bệnh xương thủy tinh.
Năm nay, Thanh Quang 11 tuổi, là học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Thạch Sơn. Cơ thể yếu ớt, em không thể đi lại được, mọi sinh hoạt đều dựa vào mẹ cõng trên lưng và gắn chặt với chiếc xe lăn.
Chị Ban tâm sự chị không nhớ hết số lần đưa con đi viện để điều trị căn bệnh “xương bất toàn”. Chỉ tính riêng đôi chân yếu ớt của em đã 17 lần bị gãy, với vô số lần đau đớn hành hạ.
“Mỗi lần con bị gãy chân, chúng tôi đều đưa con đến bệnh viện để đóng đinh, bó bột. Cơ thể yếu ớt của con quá sức để chịu sự đau đớn, nên nhiều lần thấy ai mặc áo trắng con tưởng bác sỹ nên hét lên, ôm chặt lấy mẹ” - chị Ban mặt nhòe nước nói.
Ước mơ trở thành lập trình viên
Gia đình Thanh Quang thuộc diện khó khăn của thôn Vạn Đò, cha mẹ đều là nông dân, sống nhờ vào ít sào ruộng, trên Thanh Quang còn có hai anh chị đang theo học đại học. Chiếc xe lăn, tài sản đáng giá của Quang, là từ nhà hảo tâm thương cảm, tặng cho em để tiện đi lại.
 |
Việc đi lại, sinh hoạt của Quang đều do mẹ cõng, bồng |
Nhưng Quang còn có một thứ “tài sản” khác, đó là những tấm giấy khen chứng nhận thành tích cao trong học tập. Đó là sự nỗ lực xứng đáng của em với tinh thần ham học, không chùn bước trước số phận.
Chị Ban kể đủ tuổi đến trường, Quan nằng nặc đòi mẹ cho đi học như các bạn cùng tuổi, dù bố mẹ lo lắng thể trạng của con học không theo kịp các bạn. Song Thanh Quang quyết tâm học chữ, kể khi cả đau ốm em cũng cố gắng đến lớp.
Chị Ban nói thêm năm học lớp 5 vừa qua, em nằm trong đội tuyển ôn luyện đi dự thi môn Tiếng Anh cấp quốc gia, nhưng không may em bị bạn vô ý làm gãy chân. Mặc dù vậy, nằm ở bệnh viện điều trị nhưng em vẫn mượn máy tính của cô để luyện bài, với quyết tâm không bỏ cuộc thi.
“Em khuyết về đôi chân rồi nên không thể khuyết chữ được. Em phải cố gắng học tập thật tốt trở thành một lập trình viên giỏi, để không phụ lòng cha mẹ đã yêu thương và che chở cho em” – nghe mẹ kể chuyện mình, Quang cười hiền nói.
Quang chia sẻ, em học đều tất cả môn, yêu thích nhất môn Tiếng Anh. Gia đình không có tiền mua máy tính, nên em tận dụng tối đa thời gian học trên phòng máy của trường và những lúc cô giáo cho mượn máy về nhà học.
“Không thể hoạt động vui chơi như các bạn nên em lấy học tập là niềm vui. Ngoài học hết các môn, em ưu tiên thời gian học từ mới, luyện kỹ năng nói Tiếng Anh và làm bài tập nâng cao môn Tiếng Anh để giúp em đến gần hơn với ước mơ sau này trở thành lập trình viên”…
 |
Giấy khen chứng nhận thành tích học tập của Thanh Quang |
Thành tích học tập của cậu bé xương thủy tinh khiến mọi người khâm phục. Từ lớp 1 đến lớp 5, em đều là học sinh xuất sắc của trường. Thanh Quang đoạt giải nhất môn Toán, môn Tin qua mạng ở cấp huyện, giải nhất cấp tỉnh và giành giải khuyến khích cấp quốc gia môn Tiếng Anh trên mạng internet. Em cũng liên tục nhiều năm liền “ẵm” giải thưởng về vở sạch chữ đẹp.
Khi nói về cậu học trò xương thủy tinh, ông Hồng Vĩnh Thắng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Sơn, khen ngợi: “Quang là cậu bé bị thiệt thòi về số phận song em luôn lạc quan, có ý chí, ham học. Đặc biệt, em có năng khiếu học tốt môn Tiếng Anh. Thanh Quang là tấm gương tiêu biểu cho nghị lực vượt lên số phận”.
Năm học 2016 - 2017, Thanh Quang được UBND huyện Thạch Hà tặng giấy khen. Ngày 10/6 vừa qua, em là gương mặt nhỏ tuổi nhất được vinh danh tại “Điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” do BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh trao tặng.
Đậu Tình
" alt=""/>Cậu bé học tiếng Anh giỏi với đôi chân 17 lần bị gãy
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về công tác phòng chống dịch Covid-19 khi tổ chức dạy học trực tiếp, khi lớp học có học sinh F0, cán bộ y tế trường học và tổ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 của nhà trường, cán bộ y tế cấp xã tổ chức xét nghiệm kháng nguyên nhanh ngay cho toàn bộ học sinh của lớp đó.Trao đổi với VietNamNet, hiệu trưởng một số trường tại Hà Nội cho rằng quy định xét nghiệm toàn bộ học sinh trong cùng lớp khi lớp có học sinh F0 thực sự là bài toán kinh tế với các nhà trường.
Hiệu trưởng một trường THCS ở quận Nam Từ Liêm ví rằng đây là “một cuộc chơi tốn kém”.
Vị này tính toán: “Như trường tôi có 73 lớp, sĩ số trung bình mỗi lớp 36 học sinh. Nếu 1 ngày ở 60 lớp có F0, cứ tạm cho là mỗi lớp chỉ có 1 F0 thì nhân lên cũng đi tong 2.000 bộ test. Coi như giá mỗi bộ test rẻ 70.000 đồng, thì tổng số tiền nhà trường phải mất là 140 triệu đồng. Khả năng test gộp mẫu nhanh là khó với y tế của trường. Một tuần đi học dính 3 ngày như thế thì một tháng như vậy, tiền đâu cho đủ. Nhà trường nào và phụ huynh nào chịu cho thấu?”.
Vị hiệu trưởng phàn nàn thêm: “Bên tôi hiện nay mỗi ngày test khoảng 80 bộ, đó là chỉ mấy F1 ngồi cạnh F0 hoặc học sinh nghi ngờ mệt mỏi là test giúp phụ huynh. Chứ test cả lớp chắc nhà trường không đủ tiền mất”.
 |
|
Đồng quan điểm, hiệu trưởng một trường THCS ở huyện ngoại thành Hà Nội cũng băn khoăn.
“Kinh phí các trường ngoại thành còn khó khăn hơn các trường nội thành khi nguồn thu và điều kiện phụ huynh khó khăn hơn. Mỗi lớp khoảng 40 học sinh, mà giờ xác suất lớp nào cũng có F0, mỗi bộ test từ 70 đến 100 nghìn đồng, nói thực test đến các học sinh vào diện F1 cũng đã quá sức. Hôm trước, tôi cho test một lúc 16 cháu, y tế cứ kêu trời, bảo tôi làm thế thì tiền đâu ra. Chúng tôi bỏ kinh phí từ tiền của trường, không thu của phụ huynh, nên đúng nếu lâu dài và làm trên diện rộng thì cũng là vấn đề thật”.
Ông Nguyễn Cao Cường, Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội) cho hay, hướng dẫn mới của Bộ Y tế đã có nhiều điểm mới và thuận lợi hơn. Chẳng hạn quy định cách ly F1 đã tiêm 2 mũi trở lên chỉ còn 5 ngày. Bên cạnh đó cũng có hướng dẫn về việc xử lý tình huống khi phát hiện học sinh diện F0 tại nhà mà học sinh đó đã đi học trực tiếp.
Tuy nhiên, ông Cường cũng cho rằng, nếu lớp có F0 và phải xét nghiệm cả lớp thì thật sự tốn kém. “Việc này buộc phải làm để đảm bảo an toàn cho học sinh. Nhưng nếu phải thực hiện nhiều, cũng là một vấn đề về tài chính đối với các nhà trường”, ông Cường nói.
Ngoài ra, góp ý về hướng dẫn mới này, ông Cường cho rằng, việc định nghĩa F1 về việc tiếp xúc trong không gian hẹp, kín tối thiếu 15 phút như hiện nay vẫn chưa rõ.
“Nên chăng các cơ quan chức năng có quy định về việc hẹp là thế nào? Có thể là mật độ người/m2 chẳng hạn. Vậy sẽ rõ hơn cho việc xác định F1 khi học sinh học trong các lớp học”.
Hải Nguyên

Trường học căng mình dạy học 'on – off', áp lực vì nỗi lo F0
Kết thúc tuần học đầu tiên, do tâm lý lo lắng khi xuất hiện các ca F0 trong trường học, nhiều phụ huynh e ngại việc cho con em quay trở lại trường.
" alt=""/>Cuộc chơi tốn kém nếu một học sinh F0, xét nghiệm cả lớp