Để tăng cường tiêm vắc xin cho học sinh, Sở Y tế yêu cầu các trạm y tế phối hợp với nhà trường rà soát lịch sử tiêm chủng của tất cả học sinh và sàng lọc trẻ đủ điều kiện tiêm. Với những học sinh có bệnh lý nền, trạm y tế tư vấn phụ huynh đưa con đến bệnh viện tiêm. Ngành y tế đã phối hợp với ngành giáo dục, yêu cầu phụ huynh nộp đầy đủ sổ tiêm chủng của trẻ. Cán bộ y tế tại trạm y tế và trường học kiểm tra trên hệ thống tiêm chủng để xác định các bé đã tiêm đủ mũi hay chưa.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM, tính đến hết ngày 14/9, toàn thành phố có 84 điểm tiêm, với tổng cộng 6.882 mũi tiêm được thực hiện. Trong đó, nhóm trẻ từ 1-5 tuổi đã được tiêm 560 mũi và nhóm 6-10 tuổi là 6.111 mũi. Đặc biệt, các trường hợp trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao và nhân viên y tế cũng đã được đảm bảo tiêm chủng an toàn.
Kiểm soát môi trường lớp học
Theo Phó giáo sư Lê Thị Anh Thư - nguyên trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM), tiêm ngừa là biện pháp nhanh chóng ngăn ngừa dịch sởi trong cộng đồng cũng như trường học.
Ngoài ra, các bệnh viện điều trị bệnh nhân sởi và cơ sở giáo dục cần tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn để ngăn ngừa dịch bệnh. Sởi lây qua đường không khí giống Covid-19 nên các biện pháp phòng ngừa bao gồm cách ly học sinh mắc bệnh, khử khuẩn làm sạch môi trường bằng các dung dịch vệ sinh sát khuẩn.
Nhà trường tổ chức vệ sinh trường lớp thường xuyên. Lớp học phải lau sàn, bàn ghế, nắm đấm cửa, vật dụng đồ chơi, khu vệ sinh chung. Phòng học, phòng ngủ tăng thông khí, đầy ánh sáng tự nhiên bằng cách mở cửa sổ, cửa ra vào. Phụ huynh và thầy cô cần hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng sau khi vui chơi, đi vệ sinh và trước khi ăn, thay quần áo sạch hằng ngày.
Trường hợp trẻ nhiễm sởi, gia đình thông báo ngay cho nhà trường, trạm y tế phường, xã, thị trấn để phối hợp xử lý.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia truyền nhiễm, tiêm đủ 2 mũi vắc xin có thể phòng 98% nguy cơ lây bệnh. Tại Việt Nam, vắc xin sởi được tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi phối hợp 3 trong 1 gồm sởi - quai bị - rubella.
Trước đó, ngày 6/9, Ủy ban nhân dân TPHCM đã ban hành văn bản gửi Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội, UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện về việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch sởi trên địa bàn TPHCM năm 2024.
Theo đó, các địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch sởi cho trẻ từ 1-10 tuổi đang sinh sống, học tập trên địa bàn.
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh hoạt động giám sát bệnh truyền nhiễm và hạn chế dịch bệnh xảy ra trong các cơ sở giáo dục, tại công văn số 2903 của Sở Y tế TPHCM vào 4/2023 hướng dẫn triển khai một số nội dung về kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong trường học. Trong đó tập trung công tác truyền thông phòng bệnh trong trường học về đặc điểm, các dấu hiệu nhận biết của các bệnh truyền nhiễm. Các cơ sở giáo dục thực hiện 3 sạch “ăn sạch, ở sạch, bàn tay sạch”, đảm bảo các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. |
PGS.TS.BS Trần Quang Bính, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, sự nỗ lực của toàn thể bác sĩ, nhân viên trong việc thấu hiểu và sẵn sàng cam kết hành động vì mục tiêu lấy người bệnh làm trung tâm; lấy sự an toàn, hiệu quả điều trị của người bệnh là yếu tố quan trọng hàng đầu chính là những điều để bệnh viện đạt được và duy trì top 10 bệnh viện chất lượng suốt 3 năm liền.
PGS.TS.BS Trần Quang Bính nhấn mạnh, “Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM được đầu tư lớn, đồng bộ, cao cấp và chuyên sâu cả về quy mô điều trị, kỹ thuật, chuyên môn. Sự thành công như hôm nay không phải tự nhiên đến, mà là nhờ phát triển sâu rộng từng chuyên khoa và kết nối thúc đẩy toàn diện, đồng bộ giữa các chuyên khoa, quy trình trong toàn thể hệ thống bệnh viện. Chúng tôi nỗ lực không chỉ là bệnh viện tư nhân tốt về dịch vụ mà phải là bệnh viện có chất lượng chuyên môn cao, kỳ vọng đạt chất lượng tuyến cuối ở nhiều lĩnh vực”.
Bên cạnh những tiêu chí khắt khe của Bộ Y tế, Sở Y tế thì Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cũng tự đặt ra những quy chuẩn riêng để phục vụ người bệnh tốt hơn. Bệnh viện đầu tư lớn về công nghệ, máy móc hiện đại, đời mới, nhập khẩu chính yếu từ các nước Âu Mỹ để đồng bộ hóa, toàn diện; nâng cấp các giải pháp về công nghệ thông tin, chuyển đổi số toàn diện trong khám chữa bệnh, quản lý và hoạt động chuyên môn như đăng ký khám bệnh online, trả kết quả, tư vấn online,… để người bệnh được rút ngắn thời gian chờ đợi, tăng thời gian được khám chuyên sâu với bác sĩ.
Song song đó, bệnh viện vẫn duy trì giá khám chữa bệnh hợp lý, thanh toán bảo hiểm y tế để nhiều người bệnh được tiếp cận với những kỹ thuật chuyên sâu, được khám với chuyên gia đầu ngành, đặc biệt ở lĩnh vực tim mạch, ung thư, thần kinh, hỗ trợ sinh sản, cơ xương khớp, sơ sinh, tiêu hóa, tiết niệu, thận học,... Ở lĩnh vực dinh dưỡng - tiết chế, bệnh viện xây dựng chế độ dinh dưỡng riêng cho từng người bệnh.
Không chỉ người bệnh trong nước, nhiều người nước ngoài, Việt kiều khi về Việt Nam du lịch, khám chữa bệnh cũng tìm đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
Bệnh viện liên tục cập nhật, đầu tư máy móc, phần mềm công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong khám, chữa bệnh toàn diện như: Ứng dụng Robot thế hệ mới Modus V Synaptive trong lĩnh vực mổ thần kinh sọ não; Công nghệ "mắt thần" (Navigation) Knee+ phẫu thuật thay khớp; Robot Artis Pheno trong phẫu thuật xương, thay khớp nhân tạo; Robot cầm tay cơ học vào phẫu thuật nội soi; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nuôi cấy phôi trong phòng Lab ISO-5; Công nghệ hiện đại chụp mạch vành và đặt stent tim mạch tối thiểu thuốc cản quang, giảm tái hẹp; Ứng dụng kỹ thuật gây tê ESP trong mổ tim không đau; Ứng dụng máy Interacoustics châu Âu tích hợp trí tuệ nhân tạo AI điều trị rối loạn tiền đình khỏi bệnh trên 90%,...
Trước đó, Sở Y tế TP.HCM tổ chức đoàn kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện; khảo sát hài lòng người bệnh, nhân viên y tế năm 2023 theo quy định của Bộ Y tế. Những nội dung chính trong hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2023 gồm có: Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện, tiêu chí an toàn phẫu thuật, tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm, khảo sát hài lòng người bệnh và nhân viên y tế. Ngoài ra, Sở Y tế TP.HCM còn phối hợp kiểm tra, đánh giá các chuyên đề về điều kiện hoạt động khám sức khỏe; thực hành tốt bảo quản thuốc; mức ứng dụng công nghệ thông tin theo Thông tư số 54/2017/TT-BYT và Thông tư số 46/2018/TT-BYT; hoạt động quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; hoạt động liên thông dữ liệu giấy chứng sinh, giấy báo tử phục vụ Đề án 06.
Bên cạnh những cải tiến chất lượng rõ rệt và ưu điểm của các bệnh viện qua đợt kiểm tra trên, Sở Y tế TP.HCM ghi nhận một số vấn đề cần các bệnh viện đầu tư, quan tâm phát triển như hoạt động dinh dưỡng - tiết chế tại các bệnh viện chuyên khoa; hoạt động nghiên cứu khoa học ở một số bệnh viện chuyên khoa tư nhân và các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động chuyên môn.
Ngọc Thảo
" alt=""/>TP.HCM công bố xếp hạng chất lượng bệnh việnTa khuyên các ngươi:
Làm học sinh trường này mà học kém thì phải biết tức, nghe các bạn được khen thì phải biết đua. Đừng lấy việc đánh bài làm tiêu khiển, hoặc lấy việc khích nhau làm chuyện vui đùa. Hoặc vui thú kẹo cao su, hoặc quyến luyến bỏng ngô, hoặc thích ô mai, hoặc mê bánh rán…, lo ăn quà mà quên giải toán, ham đánh bóng mà trốn vẽ bản đồ.
Nếu ngày mai đi thi thì mẹo đánh bài không giải được bài Lý, trò khích nhau không dịch nổi Anh văn. Kẹo cao su không thể an ủi mẹ cha, bỏng ngô ngon không thể vui lòng cô giáo. Nước mắt chảy dài, miệng kêu ân hận, phỏng có kịp không?
Ta khuyên các ngươi:
Hãy lấy câu “Học càng nhiều càng ít” để tự răn mình. Lấy câu “Biển học vô bờ” làm điều nhắc nhủ. Phải dùi mài Toán, Văn, Lý, Sử… để lớp ta, trường ta, người người đều giỏi, ai cũng lấy được bằng son. Tình bạn càng thêm thắm thiết. Lưu bút có nhiều điều để ghi.
Thuở ấy, vật chất tuy không dồi dào nhưng tình người thì giàu vô tận. Tình thầy trò, tình bạn bè, tình cảm của phụ huynh với nhà trường… đong đầy, ngất ngây. Các thế hệ học sinh Marie Curie nối tiếp nhau trưởng thành, đi đâu cũng tự hào về ngôi trường tuổi thơ thân thương.
Xã hội phát triển, cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn; thầy trò Marie Curie có điều kiện thuận lợi để giúp đỡ những hoàn cảnh đang thiếu thốn, khó khăn.
Những năm 1996, 2010 và 2020, bão lụt đã cuốn đi và nhấn chìm hàng vạn ngôi nhà, hàng trăm trường học ở miền Trung. Đồng bào miền Trung gian lao mà anh dũng. Những chuyến xe đầy ắp áo quần, sách vở, bút mực, gạo, tiền… của thầy trò Marie Curie đã kịp đến với đồng bào Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Thầy trò miền Trung gặp thầy trò Hà Nội mừng mừng, tủi tủi. Bão lũ có thể cuốn đi nhiều thứ nhưng tình người thì còn mãi với non sông!
Nối vòng tay lớn đến tận miền Tây Nam Bộ. Thầy trò Marie Curie chủ động góp tiền xây hai cây cầu: “Cầu 7 Khao” và “Cầu Kinh Ông Huyện” ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Trẻ con đi học, người lớn đi làm trên những cây cầu xi măng, cốt thép rộng rãi và vững chắc, thay cho những cây “cầu khỉ” ọp ẹp, chênh vênh…
Năm 2021, hưởng ứng đề án “Một tỷ cây xanh” do Thủ tướng Chính phủ phát động, thầy trò trường Marie Curie đã chung tay với bà con xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang trồng được 2 vạn cây Sa Mộc. Năm tới sẽ tiếp tục trồng 2-3 vạn cây nữa để có “Khu rừng Marie Curie” ở biên cương Tổ quốc, góp phần giữ đất, giữ nước.
Tháng 8 vừa qua, hàng trăm bộ sách giáo khoa, hàng vạn cuốn sách truyện đã đến với học sinh Mèo Vạc trước thềm năm học mới. Chương trình “Sách cho em” của học sinh Marie Curie sẽ giúp các bạn học sinh miền núi không còn “đói con chữ”…
Hai năm vừa qua, các cô bé, cậu bé trường này từng bớt từ vài chục nghìn ăn sáng cho đến đập lợn đất để có ba, bốn mươi triệu đồng gửi tới các bác sỹ, các cô chú bộ đội, công an trên tuyến đầu chống dịch, góp phần đẩy lùi đại dịch Covid-19. Phụ huynh cùng con chế biến bánh mỳ, cùng con mua gạo, mua trứng… ủng hộ bà con gặp khó khăn khỏi việc đứt bữa.
Những bài học về tình người của thầy cô, những lời căn dặn về lòng nhân ái của bố mẹ đã lớn lên cùng chúng tôi, các thế hệ học sinh Marie Curie. “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”.
NHÂN ÁI!
Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm một ngày mới để yêu thương.
Xin trân trọng cảm ơn!