Thể thao rất tốt với tim mạch (Ảnh: Getty).
Đột quỵ xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị gián đoạn, gây tổn thương các mô não.
Thể thao giúp giảm huyết áp
Cao huyết áp là một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ. Theo một nghiên cứu được đăng trên Hypertension, việc tham gia các hoạt động thể thao như: đi bộ, chạy bộ, bơi lội và đạp xe có thể giúp hạ huyết áp tâm thu và tâm trương.
Các nghiên cứu này cho thấy rằng những người thường xuyên tập thể dục có huyết áp ổn định hơn so với những người ít hoạt động.
Một nghiên cứu khác của American Heart Associationcho biết, chỉ cần 30 phút tập thể dục cường độ vừa phải mỗi ngày có thể giảm nguy cơ đột quỵ lên đến 27%.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Các hoạt động thể chất có lợi cho sức khỏe tim mạch thông qua việc tăng cường tuần hoàn máu và giảm sự hình thành cục máu đông. Vốn là yếu tố trực tiếp gây ra đột quỵ.
Một nghiên cứu tại Anh cho thấy, những người tham gia các môn thể thao đều đặn có hệ thống tuần hoàn mạnh mẽ hơn, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.
Giảm béo phì và cholesterol
Béo phì và mức cholesterol cao là hai yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ. Thể thao giúp đốt cháy calo, giảm mỡ và tăng cường sức mạnh cơ bắp, từ đó giúp kiểm soát cân nặng.
Nghiên cứu từ Viện Y học Quốc gia Hoa Kỳcho thấy rằng, tập luyện thể dục đều đặn giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL) và tăng mức cholesterol tốt (HDL), từ đó giúp ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu.
Môn thể thao hiệu quả trong việc phòng ngừa đột quỵ
Chạy bộ là một trong những môn thể thao ngừa đột quỵ tốt nhất (Ảnh: Getty).
Không phải tất cả các loại hình thể thao đều có hiệu quả tương đương trong việc giảm nguy cơ đột quỵ. Các môn thể thao aerobic được chứng minh là có tác động tích cực nhất.
Đi bộ nhanh và chạy bộ
Đi bộ nhanh và chạy bộ là hai hình thức tập luyện dễ tiếp cận nhưng mang lại hiệu quả cao. Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Thể dục và Y học Hoa Kỳcho thấy rằng, những người đi bộ hoặc chạy bộ ít nhất 5 lần mỗi tuần có nguy cơ đột quỵ thấp hơn đến 40% so với những người ít vận động.
Đạp xe
Đạp xe là một bài tập aerobic tuyệt vời cho tim mạch. Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Y học Thể thao châu Âu, những người thường xuyên đạp xe có hệ tuần hoàn khỏe mạnh hơn, từ đó giảm thiểu đáng kể nguy cơ hình thành cục máu đông trong động mạch, giảm nguy cơ đột quỵ.
Bơi lội
Bơi lội cũng là một môn thể thao lý tưởng giúp rèn luyện toàn diện cơ thể. Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Y học Thể thao Hoa Kỳ, bơi lội không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, mà còn giúp cải thiện khả năng thở và tuần hoàn máu, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ.
Yoga và thể dục nhẹ
Ngoài các môn thể thao aerobic, yoga và các hình thức thể dục nhẹ nhàng cũng mang lại nhiều lợi ích. Một nghiên cứu trên Tạp chí Y học Quốc tếcho thấy rằng, yoga giúp giảm căng thẳng, kiểm soát huyết áp và cải thiện giấc ngủ, tất cả đều là những yếu tố quan trọng giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
Tần suất và thời lượng tập luyện
Mặc dù thể thao mang lại nhiều lợi ích, nhưng cần tuân thủ một lịch trình tập luyện phù hợp.
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người trưởng thành nên tham gia ít nhất 150 phút hoạt động thể chất cường độ trung bình hoặc 75 phút hoạt động cường độ cao mỗi tuần. Lượng vận động này có thể chia nhỏ thành 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần.
Ngoài ra, việc kết hợp giữa các bài tập aerobic và bài tập sức mạnh cơ bắp là rất quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ đột quỵ.
Tập luyện sức mạnh cơ bắp giúp cải thiện sự lưu thông máu và khả năng vận động, từ đó hỗ trợ việc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
" alt=""/>Môn thể thao nào giúp ngừa đột quỵ tốt nhất?Theo Medical News Today, 3 đột biến gen thường liên quan đến ung thư biểu mô tuyến phổi là:
- Đột biến EGFR, biến đổi gen phổ biến nhất ở những người bị ung thư biểu mô tuyến phổi.
- Sự sắp xếp lại gen ROS1, được tìm thấy ở 1% đến 2% những người bị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ như ung thư biểu mô tuyến.
- Sự sắp xếp lại gen ALK, một trong những đột biến phổ biến hơn được thấy ở những người không bao giờ hút thuốc, được tìm thấy ở từ 3% đến 13% những người bị ung thư phổi.
Có tới 59% thanh niên mắc bệnh ung thư phổi sẽ có những đột biến gen này và các đột biến gen khác. Đột biến ROS1 và sắp xếp lại gen ALK phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi mắc bệnh ung thư phổi.
Các đột biến khác ít phổ biến hơn bao gồm HER2 và BRAF2, cũng có liên quan đến ung thư vú.
Tiền sử gia đình được cho là một yếu tố nguy cơ chính gây ung thư phổi ở người trẻ tuổi. Một đánh giá năm 2017 trên tạp chí Oncology Letters kết luận rằng việc có cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị ung thư phổi làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 50% so với những người không có tiền sử gia đình.
Tuy nhiên, những phát hiện vẫn chưa có kết luận chính xác. Trên thực tế, một số nghiên cứu không thể tìm thấy bằng chứng về mối liên hệ gia đình ở những người trẻ tuổi mắc bệnh ung thư phổi. Điều đó cho thấy các yếu tố nguy cơ khác (chẳng hạn như khói thuốc, phơi nhiễm radon trong nhà hoặc ô nhiễm không khí) góp phần vào làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai tiếp nhận khoảng 4.000 lượt khám chữa bệnh/ngày (Ảnh: Hoàng Lê).
Với hơn 1.600 nhân viên làm việc, mỗi năm Bệnh viện tỉnh Đồng Nai đạt doanh thu trên dưới 1.100 tỷ đồng. Về thành tựu chuyên môn, đơn vị đã 3 lần liên tục đạt được chất lượng kim cương về điều trị đột quỵ. Bệnh viện cũng thực hiện tốt một số kỹ thuật, như phẫu thuật chỉnh hình, cột sống, mạch máu…
Dự kiến năm 2025, Bệnh viện tỉnh Đồng Nai sẽ tiến tới thực hiện kỹ thuật ghép tạng.
"Vừa rồi, chúng tôi đã mổ được một khối u rất lớn (10kg) ở ngực cho người phụ nữ 35 tuổi, trước đó cũng cứu ngoạn mục một em bé đã ngưng tim 15 phút. Sắp tới đây, Bệnh viện sẽ thành lập các câu lạc bộ chuyên ngành như Tim mạch, Nội tiết, về truyền thông y tế ở cơ sở, vùng đông dân cư…", bác sĩ Tuấn chia sẻ.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện tỉnh Đồng Nai (Ảnh: Hoàng Lê).
Ở góc độ quản lý nhân sự, bác sĩ Tuấn chia sẻ, thời gian qua, Bệnh viện đã tiến hành tăng lương, duy trì cuộc sống ổn định của anh em y bác sĩ. Ngoài ra, Bệnh viện cũng tìm các giải pháp để bổ sung, tăng cường bổ sung đội ngũ điều dưỡng, vốn là lực lượng rất quan trọng trong hệ thống điều trị.
Bác sĩ Lê Quang Trung, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai cho biết, ngoại trừ TPHCM, Bệnh viện tỉnh Đồng Nai là cơ sở tuyến tỉnh duy nhất ở miền Đông Nam Bộ có khoa Ung thư riêng biệt và nằm trong mạng lưới ung thư vùng.
Cụ thể, Bệnh viện tỉnh Đồng Nai có hai khoa Ung bướu và Ung bướu y học hạt nhân, có thể thực hiện đầy đủ các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, nhắm trúng đích, can thiệp giảm nhẹ… cho nhiều loại ung thư như phổi, vú, tuyến giáp, dạ dày…
Điều trị ung thư bằng đồng vị phóng xạ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai (Ảnh: BV).
Các chuyên khoa điều trị ung thư tại bệnh viện có tổng cộng khoảng 150 giường bệnh nội trú. Đây là điều kiện để bệnh nhân được chăm sóc, điều trị thuận lợi ngay tại địa phương, giảm vất vả và tốn kém.
Bác sĩ Trung cho biết thêm, thời điểm năm 2022 (sau dịch Covid-19), toàn tỉnh có khoảng 1.200 nhân viên y tế nghỉ việc hàng loạt. Để giải quyết vấn đề này, địa phương đã xây dựng được nghị quyết để hỗ trợ, giữ chân nhân viên y tế.
Cụ thể, các bác sĩ, điều dưỡng làm việc tại cơ sở y tế công sẽ được hỗ trợ 3-4 triệu đồng/tháng tùy khu vực làm việc. Kinh phí cho chính sách này rơi vào khoảng 350 tỷ đồng/năm (kéo dài đến năm 2025). Nhờ vậy, hệ thống y tế công của tỉnh không "vỡ trận".
Kios đăng ký khám bệnh bằng căn cước công dân tại Bệnh viện tỉnh Đồng Nai (Ảnh: Hoàng Lê).
Để giải quyết vấn đề quá tải tại Bệnh viện tỉnh Đồng Nai, bác sĩ Tuấn chia sẻ, đơn vị đã tìm cách tăng cường công suất làm việc, động viên tinh thần y bác sĩ phải làm sớm, làm thêm giờ, điều phối bệnh nhân sang các phòng khám theo yêu cầu…
Bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên ở Đồng Nai ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh, triển khai kios đăng ký khám bệnh bằng căn cước công dân (sắp tới sẽ đăng ký bằng sinh trắc học).
Cần đẩy mạnh truyền thông để tạo niềm tin cho bệnh nhân
Tại Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai), bác sĩ Nguyễn Đức Phước, Giám đốc cơ sở cho biết, đơn vị có chức năng vừa điều trị lẫn dự phòng. Hiện nay, Trung tâm có 250 giường bệnh trong khối điều trị, 2 cơ sở thuộc khối dự phòng, mỗi ngày tiếp nhận 500-700 lượt khám chữa bệnh.
Trung tâm được trang bị nhiều máy móc hiện đại như máy CT, máy lọc thận nhân tạo, máy nội soi, siêu âm, X-quang… Về nhân sự, Trung tâm luôn quan tâm vấn đề tuyển dụng, đào tạo nên không thiếu bác sĩ.
Tuy nhiên thời gian qua, một số bác sĩ Sản, Ngoại khoa của đơn vị đã nghỉ việc để ra ngoài làm, vì thu nhập cao hơn. Do đó, Trung tâm sẽ tăng cường công tác đào tạo, tuyển dụng thời gian tới.
Về dự phòng, Trung tâm làm tốt công tác phòng chống Covid-19, các dịch khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng đều giảm so với các năm trước, xử trí kịp thời các dịch sởi và dại…
Nhân viên y tế tại khoa Sản, Trung tâm y tế huyện Trảng Bom chăm sóc mẹ con bệnh nhân (Ảnh: TD).
Về khó khăn, bác Phước chia sẻ, Trung tâm cũng vướng một số nội dung liên quan đến quy định về yêu cầu bằng cấp ở các vị trí làm việc, hay chế độ đãi ngộ về trực gác còn thấp chưa đáp ứng được xứng đáng so với công sức của nhân viên y tế.
Do đó, lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom kiến nghị có sự điều chỉnh của Bộ Y tế, để các nhân viên y tế đều được hưởng chế độ phụ cấp dựa trên thực tế công việc, không phụ thuộc vào chức danh, bằng cấp.
Phản hồi các ý kiến trên, đại diện đoàn công tác cho biết, Bộ Y tế đang triển khai xây dựng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề thay thế Nghị định số 56/2011/NĐ-CP và Quyết định 73/2011/QĐ-TTg của Chính phủ. Các quy định mới khi đi vào thực hiện sẽ giúp nhân viên y tế có sự hỗ trợ tốt nhất.
Đoàn công tác cũng đề nghị các đơn vị y tế đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông các kết quả đã đạt, để người dân có sự tin tưởng, lựa chọn là nơi khám chữa bệnh.
" alt=""/>BV nào là cơ sở tuyến tỉnh duy nhất ở Đông Nam Bộ có chuyên khoa ung thư?