Dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng các phương án kỹ thuật và trước đó đã thử nghiệm thành công song để đảm bảo việc chuyển đổi diễn ra suôn sẻ, giảm thiểu ảnh hưởng tới khách hàng, VNPT đã huy động gần 300 cán bộ kỹ thuật tại 63 đơn vị tỉnh thành trên cả nước tham gia thực hiện, cùng với sự phối hợp của các đối tác cung cấp thiết bị, hệ thống như Ericsson, Huawei... Lãnh đạo của tất cả các Tổng công ty của VNPT cũng trực tiếp tới và chỉ đạo công việc.
![]() |
![]() |
Gần 300 cán bộ kỹ thuật của VNPT tại 63 tỉnh thành trên cả nước đã có mặt từ 19h ngày 14/9 để chuẩn bị cho công tác đổi số. |
Việc chuyển đổi được thực hiện bắt đầu từ 11h00 phút ngày 14/9 và kết thúc vào lúc 5h00 phút ngày 15/9. Đến 0h20p, các cuộc gọi nội mạng đã được thực hiện thành công. Hiện các thuê bao sử dụng đầu số 0124 đã có thể nhắn tin, gọi điện liên mạng, nội mạng hoặc đăng ký sử dụng các dịch vụ GTGT… một cách bình thường. Những thuê bao này cũng không cần thay SIM, không phải đăng ký lại thông tin thuê bao, số tiền trong tài khoản được giữ nguyên.
Việc chuyển đổi do nhà mạng thực hiện trên hệ thống nên khách hàng sẽ không phải thao tác gì. Tuy nhiên, nếu khách hàng đang dùng đầu số 0124 và đang dùng một số dòng điện thoại cũ nếu không sử dụng được dịch vụ, có thể khởi động lại máy và thử lại.
![]() |
Sau khi chuyển đổi khách hàng sẽ được thông báo và có thể quay số song song trong thời gian 60 ngày kể từ ngày chuyển đổi. Trong vòng 90 ngày sau khi chuyển đổi, VNPT sẽ tiếp tục duy trì âm báo hướng dẫn khách hàng quay số theo mã mạng mới.
Để đồng bộ danh bạ điện thoại một cách đơn giản nhất, VNPT khuyến nghị khách hàng chờ đến sau ngày 7/10/2017 - sau khi các nhà mạng hoàn thành chuyển đổi tất cả các đầu số - mới thực hiện cập nhật. VNPT hiện đã cung cấp ứng dụng My VNPT để giúp tất cả các thuê bao di động (cả thuê bao của các nhà mạng khác) thực hiện việc cập nhật. Toàn bộ danh bạ sẽ được đồng bộ chỉ sau vài thao tác đơn giản.
![]() |
Ngoài việc cung cấp ứng dụng My VNPT để hỗ trợ khách hàng đồng bộ danh bạ, VNPT còn có nhiều chính sách khác để hỗ trợ thuê bao VinaPhone trong việc thông báo số liên lạc mới. Ví dụ như: miễn phí tin nhắn SMS thông báo số điện thoại mới tới thuê bao nội mạng, cung cấp gói cước SMS giá rẻ cho thuê bao liên mạng…
Đối với khách hàng sử dụng điện thoại phổ thông, VNPT cũng đã lên các phương án hỗ trợ chuyển đổi bằng cáp, bằng phần mềm cài đặt trên máy tính.
![]() |
Trong quá trình diễn ra chuyển đổi mã mạng nếu gặp bất kỳ tình huống gì khó khăn, khách hàng có thể tới các điểm giao dịch của VNPT/VinaPhone, điểm hỗ trợ chuyển đổi lưu động hoặc tổng đài 18001091, 9191 để được hỗ trợ. VNPT hiện đã bổ sung nhân viên trực tại các điểm giao dịch, các tổng đài chăm sóc khách hàng, tổ chức các điểm lưu động tại các khu đông dân cư, khu thương mại vv...để hỗ trợ tối đa cho khách hàng. Ngày 18/9 tới đây, VNPT sẽ tiếp tục thực hiện chuyển đổi cho hơn 2 triệu số thuê bao VinaPhone đầu 0127 sang 081.
Minh Quyết
" alt=""/>VNPT đổi thành công đầu số 0124 về 084Thuế mới đánh vào doanh thu các dịch vụ kỹ thuật số
Tờ The Wall Street Journal cho biết Hàn Quốc, Ấn Độ và bảy nước khác ở châu Á - Thái Bình Dương đang cân nhắc áp dụng cách đánh thuế mới nhằm vào các ông lớn công nghệ như Google, Facebook...
Mexico, Chile và một số nước châu Mỹ - Latin khác cũng đang xem xét các dạng thuế mới tương tự nhằm vào các công ty công nghệ nước ngoài. Các nước này tìm cách đánh thuế vào các dịch vụ số hóa mà các công ty công nghệ nước ngoài bán tại nước của họ. Trong một số trường hợp, các loại thuế mới được đề xuất nhắm vào các dịch vụ thu thập dữ liệu về người dân địa phương để phục vụ hoạt động quảng cáo trực tuyến nhắm đến khách hàng mục tiêu.
![]() |
EU cùng nhiều nước châu Á và Mỹ Latin đang cân nhắc đánh thuế kỹ thuật số nhằm vào các tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ như Google, Amazon, Facebook và Apple. |
Các loại thuế mới này, riêng biệt với thuế thu nhập doanh nghiệp, còn được biết đến với tên gọi “thuế kỹ thuật số” (digital tax), có thể khiến các công ty công nghệ toàn cầu phải gánh thêm hàng tỉ đô la chi phí đóng thuế. Các động thái trên diễn ra sau khi Liên minh châu Âu (EU) đưa ra các đề xuất về việc đánh thuế dựa vào doanh thu các dịch vụ kỹ thuật số của các công ty công nghệ đa quốc gia thay vì dựa vào lợi nhuận của họ. “Nhiều nước trên khắp thế giới giờ đây hiểu rằng họ phải áp thuế kỹ thuật số. Đó là vấn đề công bằng”, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire, người đang vận động châu Âu ủng hộ “thuế kỹ thuật số” trước thềm hội nghị Bộ trưởng Tài chính EU vào tháng 11 tới.
Tại châu Âu, nơi các đề xuất về “thuế kỹ thuật số” vấp phải sự chống đối, một số nước đã bắn tiếng rằng họ sẵn sàng hành động đơn phương. Hồi đầu tháng 10, Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond cho biết Anh chuẩn bị “hành động đơn phương về thuế dịch vụ kỹ thuật số”. Châu Âu là thị trường nước ngoài lớn nhất đối với nhiều công ty công nghệ đa quốc gia. EU ước tính thuế dịch vụ kỹ thuật số sẽ giúp khu vực này thu về khoảng 5 tỉ euro mỗi năm. Song loại thuế mới này có thể tác động mạnh mẽ hơn đến lợi nhuận của các ông lớn công nghệ kinh doanh ở châu Á, nơi có mức tăng trưởng nhanh hơn và số người sử dụng Internet lớn hơn.
Malaysia đang cân nhắc bổ sung “thuế kỹ thuật số” vào dự thảo ngân sách năm 2019 sẽ được Bộ trưởng Bộ Tài chính Lim Guan Eng trình quốc hội vào ngày 2-11 tới. Thứ trưởng Bộ Tài chính Malaysia Datuk Amiruddin Hamzah nói: “Nếu chúng ta gác lại vấn đề này, tôi nghĩ đất nước chúng ta sẽ thất thu”.
Những bên phản đối “thuế kỹ thuật số”, bao gồm các nhà vận động hành lang cho các tập đoàn công nghệ đa quốc gia và các nước có nguồn thu xuất khẩu các dịch vụ kỹ thuật số lớn, cho rằng các quy định riêng rẽ của mỗi nước về “thuế kỹ thuật số” sẽ gây tổn thương cho các công ty nhỏ. Họ nói rằng các loại thuế mới có thể dẫn đến tình trạng đánh thuế hai lần vào lợi nhuận của các doanh nghiệp, gây bóp nghẹt thương mại quốc tế và cản trở đầu tư.
Hôm 26-10, Hội đồng ngành công nghiệp công nghệ thông tin, một tổ chức vận động hành lang ở Washington, đại diện cho các ông lớn công nghệ như Google và Facebook, cảnh báo rằng thuế kỹ thuật số “áp đặt mối đe dọa thực sự lớn đối với các công ty trong mọi lĩnh vực” vì nguy cơ đánh thuế hai lần.
Ngăn chặn chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
Tâm điểm của cuộc tranh cãi hiện nay là các ông lớn công nghệ phải đóng thuế ở đâu. Theo các nguyên tắc thuế quốc tế, thu nhập của các doanh nghiệp bị đánh thuế tại nơi mà giá trị thu nhập được tạo ra. Đối với các công ty công nghệ, điều này không phải lúc nào cũng rõ ràng. Các dịch vụ bao gồm quảng cáo trực tuyến và đặt chỗ taxi ở một nước giờ đây thường được cung cấp bởi các công ty công nghệ từ một nước khác, nơi mà họ được chế độ ưu đãi thuế.
Các công ty công nghệ Mỹ thường báo cáo lợi nhuận thấp ở những thị trường nước ngoài, nơi mà họ cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số, vì vậy, họ chỉ phải trả thuế rất ít. Họ thường vận hành hai đơn vị, trong đó, một đơn vị có nhiệm vụ tiếp thị và hỗ trợ các dịch vụ kỹ thuật số tại nước mà họ kinh doanh và một đơn vị cung cấp các dịch vụ này có trụ sở đặt tại một nước có chế độ ưu đãi thuế. Họ sẽ chuyển phần lớn lợi nhuận cho đơn vị ở nước có chế độ ưu đãi thuế, do vậy, họ chỉ phải đóng mức thuế rất thấp tại nước mà họ đang kinh doanh.
Chẳng hạn, Amazon bị EU cáo buộc chuyển phần lớn lợi nhuận kiếm được ở nhiều nước lớn châu Âu cho một công ty điều hành đặt tại Luxembourg để được hưởng mức thuế thấp. Tương tự, Apple cũng bị cáo buộc chuyển lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ở châu Âu sang một công ty của Apple tại Ireland, nơi có thỏa thuận ưu đãi thuế cho Apple.
Dưới sức ép chính trị ngày càng gia tăng, một số công ty công nghệ như Amazon, Google và Facebook gần đây bắt đầu báo cáo doanh thu cao hơn ở những nước mà họ kinh doanh. Tuy nhiên, họ cũng kê khai chi phí hoạt động tăng lên ở các nước này để giảm mức đóng thuế. EU dự định cho phép các nước thành viên đánh thuế khoảng 2-5% tổng doanh thu các dịch vụ kỹ thuật số của các công ty công nghệ đa quốc gia tại nước của họ, thay vì đánh thuế dựa trên lợi nhuận. Kế hoạch này sẽ nhắm vào các công ty có doanh thu hàng năm trên 750 triệu euro, bao gồm Google, Facebook, Apple, Amazon, Twitter, Airbnb, Uber.
Đề xuất của EU chỉ được thông qua khi có sự nhất trí từ các nước thành viên EU nhưng một vài nước EU đang phản đối bao gồm Ireland và Luxembourg, nơi nhiều ông lớn công nghệ đặt trụ sở của họ tại EU, một phần là để hưởng mức thuế ưu đãi của nước này.
Hôm 25-10, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin bày tỏ lo ngại với các đề xuất về thuế kỹ thuật số “đơn phương và bất công” nhằm vào các công ty công nghệ Mỹ. Ông hối thúc các đồng nghiệp nước ngoài làm việc trong khuôn khổ Tổ chức Phát triển và hợp tác kinh tế (OECD) về một kế hoạch toàn cầu cho thuế kỹ thuật số.
OECD, một diễn đàn của các nước giàu, đang dẫn đầu các cuộc đàm phán quốc tế với mục tiêu tìm kiếm sự đồng thuận về “thuế kỹ thuật số” vào năm 2020.
Tuy nhiên, tại Hàn Quốc, các nghị sĩ sẽ tổ chức các cuộc họp tại các ủy ban thuộc quốc hội trong tuần này để quyết định liệu có nên áp dụng “thuế kỹ thuật số” hay không. Các nghị sĩ Hàn Quốc ước tính các ông lớn công nghệ nước ngoài kiếm được 5.000 tỉ won (4,4 tỉ đô la) doanh thu tại Hàn Quốc vào năm ngoái nhưng chỉ nộp thuế chưa đến 100 triệu won, chưa đến 25% mức thuế phải nộp.
“Châu Âu trở thành điểm tham chiếu cho nhiều nước châu Á và chúng tôi có thể đi theo sự dẫn dắt của họ”, Pang Hyo-chang, Giáo sư ngành công nghệ thông tin, tác giả của bản báo cáo về “thuế kỹ thuật số” mà các nghị sĩ Hàn Quốc đang nghiên cứu.
Theo Thesaigontimes
Nếu không đòi được tiền chuộc (dao động từ 5 - 20 triệu, thậm chí là 30 triệu tuỳ vào độ hot của tài khoản), hacker sẽ rao bán Facebook cho giới chợ đen.
" alt=""/>Nhiều nước Châu Á muốn đánh thuế Facebook, GoogleNhững player người Đan Mạch đã áp đảo vòng bảng với hai trận toàn thắng khi lần lượt vượt qua Gale Force Esports (map Cobblestone 16-14) và Team Kinguin (map Mirage 16-11).
Bản hợp đồng mới nhất của North, Valdemar "valde" Bjørn Vangså, đã góp công lớn trong chiến thắng tại vòng bảng Montreal với lần lượt 28 và 22 kills sau mỗi trận đấu.
North đụng độ Cloud9 tại Bán kết và họ dễ dàng đè bẹp team Bắc Mỹ ở hai map Train và Cobblestone. Lần này, Kristian "k0nfig" Wienecke đã gánh North ở map Train với chiến thắng 16-6 khi đóng góp 27 kills cùng 131.3 damage/round. Sang map Cobblestone, René "cajunb" Borg đã thể hiện tầm ảnh hưởng trong đội hình North với 30 kills để tiễn C9 về nhà với thắng lợi 16-11.
Trận Chung kết Tổng giữa North vs Immortals cho thấy phần nào sự chênh lệch thực lựa giữa hai teams – khi IMT đã thất bại trong việc pick map đầu tiên vì quá giờ quy định. Để khép lại giải đấu, North đã giành chiến thắng map Cobblestone với tỉ số 16-9 nhờ vươn lên dẫn trước 11-4 khi ở bên Terrorist side và K0nfig tiếp tục vụt sáng với hệ số KD 26-15.
Danh hiệu DreamHack Montreal của North là chiến thắng đầu tiên của họ kể từ Epicenter 2016, diễn ra hồi tháng 10 năm ngoái, dưới danh nghĩa Team Dignitas. Sau khi cán đích ngôi Á quân ở 2/4 giải đấu gần đây nhất tham dự, North giờ đang tận hưởng niềm vui của người chiến thắng cùng số tiền thưởng 50.000 USD.
Gamer(Theo Dot Esports)
" alt=""/>[CS:GO] North chiến thắng DreamHack Montreal do IMT hết thời gian pick map