Khi được chẩn đoán xác định đái tháo đường, người bệnh cần xác định đây là bệnh mạn tính. Bác sĩ sẽ đánh giá giai đoạn bệnh và sự xuất hiện các biến chứng để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, hiệu quả nhất. Trong đó, thuốc tiêm insulin là một trong những loại thuốc cần thiết giúp kiểm soát đường huyết cho người bệnh đái tháo đường (đặc biệt ở người bệnh đái tháo đường type 1, 2).
Insulin thường được tiêm vào mô mỡ dưới da, từ đó chất này được hấp thu vào máu, giúp ổn định đường huyết. Tùy vào đặc điểm khác nhau của từng người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn và quyết định sử dụng loại insulin nào, tiêm bao nhiêu lần/ngày và liều lượng bao nhiêu để giúp kiểm soát đường huyết.
Hiện nay, người bệnh đái tháo đường thường được bác sĩ hướng dẫn tự tiêm insulin với các loại bút có nhiều ưu điểm như dễ dàng sử dụng, liều lượng chính xác, ít đau.
Khi sử dụng phương pháp này, bạn cần kiểm tra tên thuốc có đúng theo chỉ định của bác sĩ hay không và thực hiện đầy đủ các bước theo hướng dẫn.
Đặc biệt, người bệnh đang điều trị với insulin hằng ngày sẽ cần tự theo dõi đường huyết để giúp bác sĩ điều chỉnh liều thuốc hiệu quả và giúp phát hiện sớm tình trạng hạ đường huyết.
Dự án kỳ vọng sẽ tái định cư cho 165 hộ dân thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa lũ của 2 thôn Trung Thượng và Ấp Tiến, với tổng mức đầu tư 41 tỷ đồng. UBND huyện Hương Khê làm chủ đầu tư, gồm các hạng mục như xây dựng các tuyến đường, san nền, hệ thống thoát nước, điện, nhà văn hóa trung tâm. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2017 - 2019.
Đơn vị thi công là Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Hoàng Ngọc và Công ty CP Xây dựng Sông Ba (đều đóng tại thị trấn Hương Khê).
Theo lộ trình, ít nhất vào năm 2020 công trình phải hoàn thành để đưa người dân đến vùng tái định cư. Tuy nhiên, từ tháng 11/2020, dự án mới được triển khai do gặp phải một số vướng mắc như giải phóng mặt bằng, nguồn vốn...
Theo kế hoạch, mỗi hộ dân thuộc diện di dời sẽ được cấp 1 suất đất ở miễn phí để xây dựng nhà và các công trình phụ trợ với diện tích từ 360 - 390m2. Đến tháng 1/2023, dự án mới được bàn giao cho UBND xã Điền Mỹ, tuy nhiên chưa thực hiện việc cắm mốc, phân lô để giao đất cho các hộ dân.
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, nhiều hộ dân không "mặn mà" nhận đất tái định cư. Hiện chỉ có 15 hộ dân đủ điều kiện cấp đất và mới có 8 hộ dân nộp hồ sơ.
Không chấp nhận chuyển đổi đất
Ông Ngô Xuân Giáp (trú thôn Trung Tiến) cho biết, vào mùa lũ lớn, khu vực gia đình ông sinh sống bị ngập lụt rất sâu, buộc phải di dời tài sản và di tản lên khu vực cao hơn để đảm bảo an toàn.
"Gia đình tôi có 6 khẩu, gồm vợ chồng và 4 đứa con. Nếu lên vị trí mới thì không có vườn tược. Và việc buộc phải chuyển đổi mảnh đất rộng 1.000m2 đang ở sang đất trồng cây lâu năm thì tôi không đồng ý. Nhà nước chỉ cấp đất, còn chi phí di dời, xây dựng nhà ở dân phải tự bỏ tiền thì không đủ kinh phí", ông Giáp nói đồng thời mong muốn vẫn giữ lại mảnh vườn và ngôi nhà dưới này, cùng với cấp đất ở khu tái định cư để làm chòi tránh lũ nhưng không được chấp thuận.
Một người dân khác cho hay, vì ông đã xây nhà kiên cố trong khi khu vực trên đó chưa có nước, lại từng là vùng đất nghĩa trang nên gia đình chưa nộp đơn. Chưa kể, nếu lên đó, phải xây nhà theo phương án 3 cứng (mái cứng, khung cứng và nền cứng) thì lấy tiền đâu ra để xây dựng.
Ông Trần Tiến Chương, Chủ tịch UBND xã Điền Mỹ cho biết, trước khi xây dựng khu tái định cư, UBND huyện đã phối hợp với xã giải phóng mặt bằng, thực hiện di dời hàng chục ngôi mộ. Sau khi bàn giao mặt bằng cho xã, đơn vị đã nhiều lần họp dân nhưng hiện vẫn đang gặp khó khăn trong quá trình xét duyệt các hộ đủ điều kiện.
Theo ông Chương, hiện công tác phân lô cắm mốc để giao đất cho dân chưa triển khai được. Hơn nữa nhiều hộ đăng ký cấp đất nhưng thực chất mới có 15 hộ đủ điều kiện.
Dân đã xây nhà kiên cố vì dự án chậm triển khai
Trả lời câu hỏi trước khi thành lập dự án, chủ đầu tư có tham vấn ý kiến của người dân hay không, Chủ tịch UBND xã Điền Mỹ cho biết theo hồ sơ khi ông chuyển về công tác thì đã tham khảo ý kiến của dân.
Ông Chương thừa nhận, hiện đa số các hộ đã xây dựng nhà ở kiên cố vượt lũ từ 500-700 triệu đồng, nếu lên chỗ mới phải bỏ lại thì các hộ không đồng ý. Ngoài ra, dân cũng không đồng ý chuyển đất họ đang ở sang đất trồng cây lâu năm.
"Bà con mong muốn giữ lại ngôi nhà cũ, xin cấp thêm một hoặc hai suất đất để sau này tách hộ cho con cái nhưng như vậy trái với mục tiêu của dự án", ông Chương nói thêm.
Ông Phan Kỳ, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết, dự án được triển khai trên cơ sở đề xuất theo nhu cầu của người dân. Thời điểm thực hiện dự án rất nhiều hộ dân đủ điều kiện, song sau khi dự án triển khai xong thì người dân đã xây dựng nhà ở kiên cố trên đất cũ.
"Danh sách hộ dân đăng ký thường xuyên biến động, lúc đầu 67 hộ đủ điều kiện, giờ giảm xuống còn 15 hộ nhưng hiện mới chỉ có 8 hộ nộp hồ sơ lên, tuy nhiên hồ sơ lại thiếu rất nhiều. Quá trình chờ nguồn để thực hiện dự án khá lâu, đến lúc có nguồn xây dựng xong mặt bằng thì các hộ dân lại xây nhà kiên cố rồi, giờ để đập bỏ rất khó, trong khi dự án không hỗ trợ chi phí xây dựng, di dời nhà ở. Thời gian tới nếu không xét duyệt được các hộ đủ điều kiện như kế hoạch thì huyện sẽ xin chủ trương mở rộng đối tượng", ông Phan Kỳ nói.
Về vấn đề nước sinh hoạt và xuất hiện các vết sạt lở, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết, đã tìm được vị trí có nước, đường ống đã có sẵn, đợi dân di dời lên rồi mới khoan giếng tập trung.
"Trước đây huyện đã xử lý một số khu vực có dấu hiệu sạt lở. Còn sau này nếu sạt lở thì sẽ có phương án xử lý", ông Kỳ nói thêm.
Một số mô hình không thuốc lá có thể áp dụng hiệu quả tại bệnh viện được giới thiệu, đồng thời, các cán bộ, công đoàn viên cũng được phổ biến một số quy định cơ bản về quyền, nghĩa vụ công dân trong Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, quy định xử phạt vi phạm pháp luật trong phòng chống tác hại thuốc lá...
Bên cạnh việc tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề tìm hiểu về Luật phòng chống tác hại thuốc lá, Ban Chấp hành Công đoàn Bệnh viện Nhi Đồng 2 cũng triển khai nhiều hình thức tuyên truyền khác như: Phát hình, thông tin, các đoạn video clip về phòng chống tác hại thuốc lá trên các màn hình tại các khu vực chờ khám bệnh, hành lang các khoa lâm sàng, góc truyền thông của các khoa phòng, treo băng rôn, in tờ rơi, tài liệu về phòng chống tác hại thuốc lá phổ biến đến các khoa phòng,...
Ngoài việc tuyên truyền, vận động, công tác kiểm tra, giám sát cũng được tiến hành thường xuyên tại các khoa, phòng, khu vực căng tin bệnh viện, nhằm đảm bảo tuyệt đối không có tình trạng bán thuốc lá và hút thuốc trong khuôn viên bệnh viện.
" alt=""/>Cán bộ, nhân viên y tế được truyền thông phòng chống tác hại thuốc lá