Vũ Hoàng Việt từng công khai mối tình với nữ tỷ phú hơn 32 tuổi
Cuối năm 2017, Vũ Hoàng Việt bất ngờ chia sẻ trên trang cá nhân dòng trạng thái: "Tôi đang độc thân" ngầm khẳng định việc hai người đã đường ai nấy đi.
Tới đầu tháng 4/2018, Vũ Hoàng Việt lên tiếng xác nhận chuyện chia tay với người tình tỷ phú. Lý do được cựu người mẫu chia sẻ là do bà Yvonne Thúy Hoàng muốn anh lấy vợ và sinh con.
Tháng 6/2019, dư luận xôn xao khi thấy anh bất ngờ chia sẻ hình ảnh thân mật bên một cô gái trẻ đẹp. Trong một bài phỏng vấn gần đây, cựu người mẫu mới tiết lộ thêm thông tin về người bạn gái mới.
![]() |
Bạn gái mới của cựu người mẫu Hoàng Việt
Theo chia sẻ, Vũ Hoàng Việt và bạn gái hiện tại đã chính thức hẹn hò được 1 năm, nhưng không công khai hình ảnh. Lý do vì anh không muốn chuyện tình cảm bị ảnh hưởng bởi dư luận.
Nam ngôi sao cho hay anh và bạn gái mới hợp nhau trong tính cách, quan điểm cuộc sống và quan trọng là bạn gái không để tâm quá nhiều vào chuyện cũ của anh. Chính điều đó khiến anh cảm thấy mình may mắn trong tình yêu.
Anh cũng dành nhiều lời khen bạn gái là người thấu hiểu, cảm thông, chu đáo và luôn đồng hành, chia sẻ cùng anh trong mọi chuyện. Trước đó, nhiều tin đồn anh và bạn gái mới sắp kết hôn.
![]() |
Bạn gái mới của Vũ Hoàng Việt tuy được che mặt nhưng có thể thấy là một cô gái rất xinh xắn
![]() |
Cả hai cùng nhau ăn tiệc ở nhà hàng sang trọng
Vũ Hoàng Việt rút lui khỏi showbiz sau khi yêu tỷ phú Yvonne Thúy Hoàng. Hiện tại, anh chuyển sang kinh doanh bất động sản. Cựu người mẫu sở hữu 2 căn nhà riêng cùng xe hơi đắt tiền. Trong đó, một căn nhà của anh có trị giá khoảng 10 tỷ đồng. Anh tiết lộ mức thu nhập mỗi tháng có thể tới hàng trăm triệu đồng.
Khi nói về mối tình cũ với nữ đại gia, Vũ Hoàng Việt cho hay hai người chia tay vào giữa năm 2017 nhưng đến đầu 2018 mới quyết định công khai với báo chí. Sau khi chia tay doanh nhân Yvonne Thuý Hoàng gần 1 năm, cựu người mẫu mới có bạn gái mới.
![]() |
![]() |
Vũ Hoàng Việt hạnh phúc bên bạn gái hiện tại
Anh tiết lộ việc nữ tỷ phú Yvonne Thúy Hoàng biết tin anh có bạn gái mới và vui vẻ về điều này. Hai người vẫn hỏi thăm, trò chuyện với nhau. Việc trải qua 2 cuộc tình với 2 người phụ nữ có độ tuổi chênh lệch lớn, anh cho rằng mỗi thời điểm con người có những cảm xúc khác nhau về tình yêu và hiện tại mới là điều quan trọng khi anh thấy hạnh phúc với "một nửa" của mình.
Trong buổi gặp đầu tiên, Tiến Linh đã có những hành động khôn khéo khiến hot girl xinh đẹp, nóng bỏng phải xiêu lòng.
" alt=""/>Sau chia tay nữ tỷ phú hơn 32 tuổi, Vũ Hoàng Việt tiết lộ về bạn gái mớiTuân thủ quy định xét nghiệm hàng tuần, chúng tôi đã ký hợp đồng với Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh để họ đến công ty thực hiện phương pháp RT-PCR mẫu gộp cho 350 nhân viên.
Gần hai tháng qua, mỗi tuần chúng tôi mất hơn bốn giờ để lần lượt tập trung tất cả nhân viên từ các bộ phận cho việc lấy mẫu. Trung bình mỗi giờ, nhân viên xét nghiệm lấy mẫu được gần 100 người. Chi phí cho dịch vụ xét nghiệm hàng tuần là 60 triệu đồng. Mỗi tháng là 240 triệu đồng. Bên cạnh đó, tổng chi phí phát sinh cho việc thực hiện "ba tại chỗ" của công ty trong một tháng tăng gần 30% so với trước đây.
Bên cạnh công ty tôi là doanh nghiệp may có gần 5.000 lao động. Hoạt động theo phương thức "ba tại chỗ", doanh nghiệp này chỉ vận hành được một phân xưởng với 2.215 người, theo quy định về số người tối đa được cho phép.
Xét nghiệm RT-PCR cho tất cả lao động ít nhất mỗi tuần một lần, doanh nghiệp này phải dừng sản xuất ít nhất ba ca làm việc, mỗi ca 8 giờ, để tập trung nhân viên và hoàn tất lấy mẫu. Chi phí cho dịch vụ này khoảng 1,453 tỷ đồng mỗi tháng cộng thêm gần 30% tổng chi phí phát sinh khác để thực hiện "ba tại chỗ". Đây là rào cản lớn khiến họ khó có thể trở lại sản xuất toàn phần.
Trà Vinh có vài doanh nghiệp với hơn 5.000 công nhân và nhiều doanh nghiệp trên dưới 1.000 lao động, nhưng chỉ có hai đơn vị y tế được phép xét nghiệm virus Sars-CoV-2 phương pháp RT-PCR. Do đó, việc UBND tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp phải xét nghiệm hàng tuần khiến cả bệnh viện và doanh nghiệp đều cực. Rất khó để bệnh viện có thể xét nghiệm kịp thời khi các doanh nghiệp đồng loạt tái hoạt động tới đây.
Câu hỏi xuất hiện trong đầu tôi:
Tại sao mỗi tuần doanh nghiệp phải xét nghiệm RT-PCR tất cả nhân viên? Tỷ lệ phần trăm người phát hiện nhiễm Covid-19 bằng cách thức này tại các doanh nghiệp là bao nhiêu? Có cách nào khác để những doanh nghiệp đông lao động có thể thực hiện với chi phí vừa phải, không phải dừng sản xuất mà vẫn có thể phát hiện nhanh chóng người bị nhiễm?
Tôi gặp ba kỹ sư của công ty tốt nghiệp ngành Toán ứng dụng của Đại học Cần Thơ, đề nghị các cháu dùng kiến thức toán học giúp tôi trả lời.
Sáng hôm sau, ba kỹ sư gặp tôi và đưa ra số liệu được tính toán. Một cháu đại diện nói, phương pháp RT-PCR có độ nhạy và đặc hiệu cao, thường dùng để "chẩn đoán" người có dấu hiệu và triệu chứng nhiễm virus hoặc đã tiếp xúc trực tiếp bệnh nhân Covid-19. Còn nếu chỉ để "giám sát và phát hiện" nhanh người bị nhiễm tại môi trường làm việc đông người, chúng ta có thể thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên. Phương pháp này cho kết quả trong vòng 30 phút và chi phí thấp hơn nhiều lần so với RT-PCR. Bộ phận y tế của công ty tôi có thể thực hiện hàng ngày mà không phải dừng sản xuất.
Để áp dụng xét nghiệm nhanh kháng nguyên virus Sars-CoV-2 trong công ty, chúng tôi chia 350 nhân viên thành 13 phân tổ. Trong đó có 12 phân tổ với 28 người - là những người có mức độ lây nhiễm bình thường. Phân tổ còn lại chứa 14 người có mức độ lây nhiễm cao gồm bảo vệ và tài xế.
Mỗi ngày, chúng tôi chỉ cần xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho 13 người đại diện 13 phân tổ, cứ thế xoay vòng lần lượt từng người trong mỗi cụm. Chu kỳ tới lượt xét nghiệm tiếp theo cho những người tùy từng phân tổ là 14 đến 28 ngày. Chi phí cho xét nghiệm theo phương thức này là 72,8 triệu đồng mỗi tháng. Nếu thực hiện xét nghiệm dùng mẫu gộp hai - một kit test cho hai người - chi phí xét nghiệm mỗi tháng còn lại là 36,4 triệu đồng. Con số này thực sự giảm gánh nặng cho công ty so với con số 240 triệu đồng đang phải trả.
Với mục đích "giám sát và phát hiện", công ty chỉ cần dùng mẫu gộp hai để tăng tần suất và giảm chu kỳ xét nghiệm cho người trong các phân tổ. Theo cách này, mỗi ngày, chúng tôi chỉ cần xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho 26 người đại diện của 13 phân tổ.
Chúng tôi gọi phương thức lấy mẫu xét nghiệm dựa trên toán học xác suất thống kê này là CNOK. C là chính xác, N là nhanh chóng, O là ổn định tâm lý người lao động và K là kinh tế, giúp phát hiện nhanh chóng và tương đối chính xác người bị nhiễm Covid-19 trong nhà máy.
Nếu áp dụng CNOK cho doanh nghiệp may cạnh công ty tôi, mỗi ngày họ chỉ cần xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho từ 80 (mẫu gộp một) đến 160 (mẫu gộp hai) người đại diện của 80 phân tổ, thay vì phải xét nghiệm RT-PCR tới 2.215 người mỗi tuần. Bộ phận y tế của doanh nghiệp từ 4 đến 6 người, chia thành 2 đến 3 nhóm đến từng nơi làm việc của người được xét nghiệm để lấy mẫu, kèm theo đội giám sát của bệnh viện nếu cần. Họ có thể hoàn tất nhiệm vụ trong vòng một giờ mà không cần phải dừng sản xuất. Chi phí xét nghiệm chỉ còn khoảng 465,2 triệu đồng mỗi tháng.
Bên cạnh đó, RT-PCR vẫn có thể được dùng để tầm soát người nhiễm virus với phương thức lấy mẫu CNOK có độ nhạy và đặc hiệu rất cao. Tuy chi phí tuy cao hơn xét nghiệm nhanh kháng nguyên nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với xét nghiệm mỗi tuần một lần cho toàn thể lao động trong doanh nghiệp và bị dừng sản xuất.
Sẽ không có phương thức xét nghiệm chung nào phù hợp cho mọi doanh nghiệp rất khác nhau về số lao động, lĩnh vực sản xuất và môi trường làm việc. Tôi luôn hy vọng cách tiếp cận mới của chính phủ - sớm bình thường mới - được các địa phương, bộ ngành hiểu đúng để mở thêm cánh cửa "sống" cho doanh nghiệp. Cho họ có thể tự đề xuất, lựa chọn phương thức xét nghiệm virus Sars-CoV-2 hiệu quả nhất trong điều kiện của mình, và nhân viên y tế vẫn có thể giám sát.
Chúng ta cần những người tư duy độc lập, liên tục suy nghĩ, đổi mới để tìm ra phương thức chống dịch hiệu quả thay vì người chỉ biết làm theo quán tính.
Nguyễn Thanh Mỹ
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Chi phí xét nghiệmLo dịch bệnh, lại nghĩ đến cảnh có thể bị cách ly sắp tới, Đào phải tự trấn an bằng cách kiểm tra lượng thực phẩm trong nhà. Chớm nghĩ đến việc huỷ đặt món vì sợ tiếp xúc với bất kỳ ai thì tài xế đã gọi, cô đeo khẩu trang ra nhận bữa tối, dở khóc dở cười khi thấy anh GrabFood còn “rón rén" hơn cả mình - đeo khẩu trang, găng tay, treo túi đựng thức ăn trên ghi đông xe rồi thành thật bảo: “Chị thông cảm lấy giúp em, mùa dịch nên hạn chế tiếp xúc". Trở về phòng, Đào quyết định tắt thông báo trên điện thoại, tiếp tục nhịp sống rồi đi ngủ.
“Nhìn lại thì chính nỗi lo mơ hồ khiến mình mệt mỏi. Tôi nghĩ chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất là cần thiết. Nhưng không vì thế mà để sự lo sợ lấn át lý trí, đến cả dịch vụ mua hàng, đặt món online cũng không dám dùng” - Đào nói.
![]() |
Những khu phố có người nhiễm bệnh khiến người dân chất chồng nỗi lo |
Sau sự hoảng loạn là mùa “đóng băng”
Ngay khi dịch bùng phát hồi đầu tháng 3, khẩu trang, nước rửa tay tiếp tục được săn đón. Lần này, mì gói, dầu ăn, giấy vệ sinh… cũng nhập hội “cháy hàng”.
Một số người thì quyết định ngưng hoạt động kinh doanh, không mua sắm, không tiêu dùng,... Trong mắt họ, kể cả những người chỉ tương tác qua các túi, hộp thức ăn như tài xế giao món online cũng thuộc diện “không được tiếp xúc”.
Không chỉ các chuỗi lớn, nhiều hàng quán nhỏ lẻ cũng “thấm đòn đau đớn” khi từ đầu tháng 3, nguồn thu từ đặt hàng trực tuyến phần nào giảm sút. Buôn bán tại chỗ đã không khấm khá, giờ thì mảng giao hàng online cũng sắp thành cánh cửa hẹp.
“Dịch mới tạm lắng hồi cuối tháng 2, tôi tưởng buôn bán sẽ ổn định lại. Ai ngờ dịch diễn biến phức tạp; từ 150 đơn một ngày thì giờ quán nhận chỉ khoảng hơn 90 đơn hàng. Nhân viên nhiều thời điểm không có gì làm. Tôi cũng xót nhưng nếu tình hình cứ tiếp diễn thêm thì tôi sẽ phải thu hẹp quy mô, hoặc thậm chí ngưng hoạt động”, chị Thanh Hoa - chủ quán cơm ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết.
“Doanh thu online vẫn đủ vận hành quán, trả tiền mặt bằng, trả lương cho nhân viên. Giờ thêm tình trạng giới nghiêm cả thành phố, e là bán online cũng khó duy trì”, anh Tuấn Anh - quản lý chuỗi nhà hàng salad ở quận Cầu Giấy, Hà Nội tâm sự.
![]() |
Thành phố ảm đạm, nhưng doanh thu từ kinh doanh online phần nào giúp các doanh nghiệp F&B duy trì hoạt động mùa dịch |
Bước tiếp trên lối nhỏ
Trong bối cảnh phải "trường kỳ kháng chiến" với dịch bệnh, hoảng loạn không phải là cách xử lý thông minh. Quan trọng nhất là hạn chế ra ngoài, tuân thủ chặt chẽ các biện pháp an toàn, dù trong hoàn cảnh nào và vai trò gì.
![]() |
Quan trọng nhất trong mùa dịch vẫn là các hàng quán chú trọng vệ sinh, an toàn và mọi người bình tĩnh duy trì nhịp sống |
Chuỗi nhà hàng salad ở quận Cầu Giấy do anh Tuấn Anh quản lý giờ chỉ còn cho 1-2 bạn nhân viên đi làm mỗi ngày, ai cũng phải đo thân nhiệt trước khi vào quán. “Tôi cũng an tâm phần nào khi các tài xế từ các dịch vụ như GrabFood rất tuân thủ việc đeo khẩu trang, giữ sạch sẽ đôi tay nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong giai đoạn nhạy cảm này. Các bên cùng nhau hỗ trợ giúp tôi lạc quan hơn mỗi ngày, cố gắng duy trì công việc và mang những món ăn tươi ngon đến cho mọi người” - anh kể.
Cánh cửa dù hẹp nhưng vẫn đang mở. Dù là lĩnh vực nào, cần nhất vẫn là sự chung tay của các bên, từ Chính phủ, người dân, doanh nghiệp và các dịch vụ để giữ được nhịp sống ổn định giữa tâm dịch bệnh. Bình tĩnh duy trì các hoạt động, những niềm vui mua sắm, ăn uống qua dịch vụ online cũng phần nào mang đến tâm lý lạc quan, giúp cộng đồng đứng vững trong tình hình dịch bệnh hiện nay.
Châu Bút
" alt=""/>Hàng quán bước tiếp trên lối nhỏ mùa Covid