Chia sẻ với VietNamNet, hiệu trưởng một trường THPT ở Hải Phòng thẳng thắn: “Phải chăng đó chỉ là cách xoa dịu dư luận hoặc phân quyền đầu việc, bớt trách nhiệm cho hiệu trưởng (để tránh bị chỉ trích, nghi ngờ)… chứ liệu có bao nhiêu hoạt động không cần đến kinh phí?”.
Vị hiệu trưởng cho rằng, về bản chất, để hoạt động, kinh phí không gom về quỹ lớp, quỹ trường cũng phải “chuyển thể” thành hình thức khác.
Vị này dẫn chứng: “Mỗi lần photo tài liệu học tập của học sinh, nếu không có quỹ chung, với những trường không có kinh phí hỗ trợ hoặc giáo viên chủ nhiệm không bỏ tiền túi ra, sẽ làm thế nào? Không lẽ cứ mỗi lần photo tài liệu lại chia tiền để đóng góp?
Hơn nữa, việc 'không quỹ' thực hiện được hay không còn tùy nơi, tùy miền, tùy ngân sách địa phương dành cho giáo dục. Nếu địa phương lo hoặc với khối các trường ngoài công lập (tất cả khoản đã thu thông qua học phí) hoàn toàn làm được. Tuy nhiên, ở khối trường công lập, địa phương không hỗ trợ sẽ rất khó khăn”, vị này nói.
Theo vị hiệu trưởng, việc có quỹ chung của lớp, trường trong nhiều trường hợp sẽ tiện lợi hơn, quan trọng là sử dụng quỹ minh bạch và chỉ phục vụ học sinh.
Ông Hồ Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Phương (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) cho rằng đã sinh ra một tổ chức, muốn hoạt động hiệu quả phải có kinh phí.
“Để duy trì vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh như quy định, hiệu trưởng phải thêm việc, thêm trách nhiệm nhưng nếu vì sợ trách nhiệm mà 'nói không' với quỹ lớp, quỹ hội coi như vô hiệu hóa vai trò của Ban này.
Thử hình dung một Ban đại diện cha mẹ không có quỹ sẽ hoạt động ra sao? Theo các quy định hiện hành, hội cha mẹ học sinh có vai trò quan trọng. Có điều, khi đi vào hoạt động cụ thể thì những quy định đó lại xa rời thực tế. Theo tôi, quan trọng hơn cả là thực hiện, giám sát quỹ lớp, trường đúng quy định và phù hợp”, ông Tuấn Anh nêu quan điểm.
Ông Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT M.V.Lô-mô-nô-xốp (Hà Nội) cho rằng, vẫn nên có Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp và trường.
“Bản chất Ban đại diện cha mẹ học sinh đại diện cho phụ huynh có trách nhiệm giám sát các chương trình giáo dục, hình thức tổ chức dạy học của nhà trường và đại diện đảm bảo quyền lợi của học sinh; đồng thời kịp thời phản biện những điều chưa phù hợp của nhà trường hoặc có ý kiến với cơ quan quản lý các cấp nếu trường không thực hiện đúng quy định hoặc vi phạm pháp luật”, ông Tùng nói.
Theo ông Tùng, bất kỳ một hội, nhóm, đoàn thể nào cũng có quyền lập quỹ và sử dụng quỹ theo quy chế chi tiêu của hội, nhóm, đoàn thể đó. Ban đại diện cha mẹ cũng vậy và việc thành lập quỹ hay không do các thành viên thống nhất với nhau. “Nếu quỹ chỉ dành chi tiêu cho học sinh, không chi cho bất kỳ hạng mục nào của nhà trường, giáo viên và công khai việc chi tiêu thì chắc chắn sẽ được ủng hộ cao”, ông Tùng nêu quan điểm.
Ông Tùng cho rằng, mô hình “không có quỹ” phù hợp với một số trường quốc tế hoặc vùng thực sự khó khăn. “Trước đây, khi nước ta còn khó khăn, đâu có quỹ của Ban đại diện cha mẹ, song giáo dục vẫn tốt, vẫn có những thế hệ học sinh thành công trên nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, hiện nay, ở một số nơi có điều kiện, tôi cho rằng vẫn nên có quỹ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Quỹ không cần nhiều, chỉ vừa đủ để dành khen thưởng khi học sinh tiến bộ, động viên các em có thành tích hoặc khi ốm đau, liên hoan tổng kết... Không nên vì những 'lùm xùm' về tiền nong quỹ Ban đại diện cha mẹ học sinh mà dừng các hoạt động nên có này cho các em”, ông Tùng nói.
Theo vị hiệu trưởng, tùy từng nơi, việc tổ chức hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh sẽ nhiều hay ít và mức quỹ cũng khác nhau. “Điều quan trọng, mỗi phụ huynh cần thể hiện sự chính trực, dám có ý kiến phản biện ngay nếu việc chi tiêu quỹ không công khai, minh bạch hoặc sai mục đích, sai quy chế chi tiêu”, ông Tùng nói.
Suốt thập niên 1990, Thanh Lam "làm mưa làm gió" với loạt hit của các nhạc sĩ nổi tiếng như Dương Thụ, Thanh Tùng, Quốc Trung… Tên tuổi chị gắn liền với nhiều ca khúc được yêu thích như: Cho em một ngày, Giọt nắng bên thềm, Đánh thức tầm xuân,…
Thanh Lam - nữ diva nhạc Việt có giọng ca nội lực, kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện.
Nữ diva cũng thể hiện rất thành công các ca khúc do cha ruột - nhạc sĩ Thuận Yến – sáng tác như: Chia tay hoàng hôn, Tự sự, Em tôi… giúp sáng tác của ông đến gần hơn với người yêu nhạc.
Với bề dày thành tích và kinh nghiệm, đặc biệt là những đóng góp cho nền nhạc nhẹ Việt Nam, diva Thanh Lam vinh dự được phong tặng danh hiệu NSƯT vào năm 2007. Chị lập kỷ lục là nữ ca sĩ tự do đầu tiên được nhận danh hiệu này.
Kể từ đó, diva Thanh Lam vẫn không ngừng phấn đấu và cống hiến cho sự nghiệp. Sản phẩm mới nhất của chị là album Nơi gặp gỡ tình yêu phát hành năm 2020. Album gồm các ca khúc trữ tình cách mạng nổi tiếng một thời như: Điệp khúc tình yêu , Mùa xuân đầu tiên, Mẹ yêu con, Mùa xuân nho nhỏ… được phối với phong cách mới mẻ, trẻ trung.
Diva Thanh Lam khi nhận danh hiệu NSND.
Năm 2021, Thanh Lam được đề cử giải Cống hiến ở hạng mục Ca sĩ của năm. Và đầu năm nay, Thanh Lam nhận danh hiệu cao quý NSND. Danh hiệu NSND một lần nữa khẳng định vị thế của diva Thanh Lam, cũng như những đóng góp to lớn của chị với dòng nhạc nhẹ Việt Nam đương đại.
Thanh Lam từng chia sẻ với Gia đình và Xã hội rằng thời điểm hiện tại, chị cảm thấy hạnh phúc và bình yên nhất. Sau những lận đận về tình cảm, khi các con đã lớn, Thanh Lam tìm được hạnh phúc mới. Chồng của diva nhạc Việt hiện tại là bác sĩ Bùi Tiến Hùng. Cả hai quen nhau khi nữ ca sĩ tới bệnh viện để mổ mắt. Sau lần tái khám, vị bác sĩ này đã tình nguyện chở chị về nhà. Cả hai bắt đầu nảy sinh tình cảm sau nhiều lần trò chuyện hợp gu.
Thanh Lam và chồng - bác sĩ Bùi Tiến Hùng.
Trên trang cá nhân, chị khoe cảm xúc tươi mới trong tình yêu: "Chỉ tình yêu mới giúp nảy sinh tình yêu. Vì thế nếu chúng ta càng thể hiện ra ngoài sự yêu quý và trân trọng những người xung quanh ta như bạn bè, người yêu, đồng nghiệp, và thậm chí là cả đối thủ… thì năng lượng tiết ra càng mạnh mẽ. Chúng ta sẽ nhận lại được sự yêu mến và tôn trọng của những người xung quanh. Tình yêu và thiện tâm là hai loại cảm xúc có trường năng lượng lớn mạnh nhất trong vũ trụ. Hãy yêu nhau đi".
Khi nói về tình yêu chị chia sẻ rằng đây đang là giai đoạn tuyệt vời trên cuộc đời mỗi con người. Vì nó đã đầy đủ những chín chắn, những thăng trầm của cuộc sống, đã biết trân quý hơn những được mất. Chị cho biết giai đoạn này cũng đã làm tốt nhất bổn phận và cuộc sống với gia đình. Đây là một thời điểm tuyệt vời với Thanh Lam.
Diva Thanh Lam bên con chung và con riêng.
Ngoài quan hệ tốt đẹp với chồng bác sĩ, chị còn được lòng con chồng. Tâm sự với Gia đình và Xã hội, chị chia sẻ: "Trong cuộc sống, điều đơn giản nhất là bạn nên đối xử với mọi người một cách chân thành, mọi thứ đều đến từ trái tim của mình. Khi bạn dám sống đúng là mình với tất cả sự chân thành thì đó là sức mạnh lớn nhất để làm cho người khác gần gũi, yêu thương.
Tôi cũng có sự chia sẻ với Hà - con gái anh Hùng (chồng ca sĩ Thanh Lam) về nghệ thuật vì hiện bạn ấy đang học Piano tại Mỹ. Đăng Quang và Hà cùng học chuyên ngành với nhau, vậy nên chúng tôi có nhiều điều để nói hơn".
Đại gia đình hạnh phúc của diva Thanh Lam.
Nhờ mọi thứ đều thuận lợi nên cuộc sống của diva nhạc Việt một thời rất thong dong tự tại. Chị sống trọn vẹn khoảnh khắc của cuộc đời. Thanh Lam vẫn ca hát và được yêu mến. Ngoài ra, mỗi show diễn chị luôn có bạn đồng hành ủng hộ hết mực là người chồng hiện tại.
(Theo GĐXH)
" alt=""/>Chuyện mẹ kế con chồng: Diva Thanh Lam dùng tình cảm chân thành để ứng xử