Như vậy, từ “nhân” đến “quả” có một quá trình chuyển biến. Và, nếu trong quá trình chuyển biến ấy có sự tham gia nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, sẽ làm thay đổi kết quả. Với quan điểm này, từ “nhân” có thể chưa được thiện lành, nhưng nó có khả năng tiến đến một kết quả khác.
Thường người ta cho rằng, tạo ra “nhân” nào thì sẽ gặt “quả” nấy. Thực ra, khi lỡ gieo nhân chưa được tốt lành, nhưng trong quá trình diễn biến cho đến lúc gần có kết quả thì chúng ta có thể giảm thiểu những duyên bất thiện.
Đức Phật dạy rằng, nếu một ý niệm, một suy nghĩ mang tính thiện lành, thanh tịnh, thì sẽ đưa đến sự an lạc và hạnh phúc sau đó. Ngược lại, những ý niệm bất thiện, những ác bất thiện pháp sinh khởi từ trong ý, sẽ dẫn dắt đến hành vi của chúng ta. Và, một khi đã biểu hiện ra hành vi, chắc chắn sẽ đưa đến những khó khăn, khổ não, phiền muộn đến với chúng ta.
Vì thế cho nên, thường bắt đầu cho một ý niệm, hoặc khởi phát cho một giai đoạn đầu của mọi sự, như đầu năm chẳng hạn, chúng ta hãy nguyện sẽ làm các phước thiện, phải suy nghĩ đến các ý niệm thiện lành, để từ đó ý niệm dẫn dắt hành vi, việc làm của chúng ta được thuận lợi. Từ đó hướng đến sự an lạc, giảm thiểu khổ đau. Như thế chúng ta có thể hiểu rằng, sự “giải hạn” là một quá trình tu tập để gieo các pháp thiện lành, những ý niệm thiện lành, những hành vi thiện lành, góp phần đưa đến một kết quả thiện lành.
Khi chúng ta gieo những ý niệm thiện lành, hành vi thiện lành, có những suy nghĩ thiện lành ấy thì dẫu việc chúng ta đã làm, đã tạo tác “có nhỡ” bất thiện, trong nhân - duyên lộ trình đang hướng đến kết quả, nó sẽ có sự thay đổi. Bởi, nhân ác ấy không đủ duyên để phát triển, sẽ đưa đến kết quả không như ban đầu, đó là chúng ta đang “giải” được kết quả nghiệp ác vốn sẽ theo tiến trình diễn ra ban đầu.
Ví dụ, chúng ta thấy điều đó là bất thiện thì chúng ta sẽ “giải” nó bằng cách làm những việc thiện lành, không tạo thêm duyên ác để nhân bất thiện đó có cơ hội trổ quả như mong muốn của nó. Nghĩa là, chúng ta đã làm giảm đi sự phát triển của các ác bất thiện pháp.
Đó cũng chính là cách mà nhà Phật “giải hạn”, chuyển hóa những pháp bất thiện ấy như một cách tu tập, bằng cách tạo phước, tạo những điều thiện lành. Và, phương diện này thể hiện hai khía cạnh đi đến kết quả, đến “hạn” hay “kỳ hạn”. Thứ nhất, như vừa nói trên, nếu chúng ta làm những điều thiện lành thì sẽ không hỗ trợ cho pháp bất thiện đưa đến kỳ hạn khổ đau. Thứ hai, chúng ta tạo pháp thiện lành là chúng ta tiếp tục hỗ trợ cho pháp thiện lành phát triển thì kỳ hạn đến sẽ mang theo kết quả an lạc, hạnh phúc.
Như Đức Phật dạy, với những ý niệm và suy nghĩ thiện dẫn đến hành vi thiện thì kết quả sẽ luôn an lạc; với ý niệm và hành vi bất thiện, sẽ đưa đến những khổ đau. Trong việc “lỡ lầm” sinh khởi những ác bất thiện pháp, những ý niệm không tốt lành, mà chúng ta vẫn để mặc sự phát triển một cách tự nhiên của “nhân” ấy thì chắc chắn kết quả sẽ khổ.
Còn bây giờ chúng ta cần phải “giải”, tức giải tỏa, chuyển hóa cũng như thay đổi kết quả đó đi, thì ta gọi đó là “giải”. Có nghĩa rằng tham gia bằng những ý niệm thiện lành, thay thế bằng những hành vi thiện lành, thì kết quả và kỳ hạn sẽ được thay đổi, hoặc nó sẽ trổ quả nhưng là quả tốt lành, không như ban đầu là quả của nhân bất thiện, đau khổ ấy không đáng để khởi phát trong đời sống của mình.
Bất kể sự đầu tư nào nhiều hơn ngay từ ban đầu thì kết quả gặt hái cũng sẽ nhiều hơn mong đợi. Ví như mong muốn sự bình yên, an lạc thì chúng ta đầu tư nhiều hơn bằng những ý niệm, hành vi thiện lành… Nhờ đó sẽ làm giảm đi khổ đau và thành tựu hạnh phúc. Đó chính là sự chuyển hóa để mang lại kết quả tốt hơn khi đến kỳ hạn, hay nói cách khác chính là “giải hạn”.
Do vậy, theo tôi, không cần cúng sao để giải hạn mà là hãy sống tốt để chuyển nghiệp!
Ngoài thịt gà thì thịt bò là món ăn được lựa chọn rất nhiều vào dịp Tết vì có thể chế biến thành các món như thịt bò rim, thịt bò kho, thịt bò sốt vang, thịt bò ngâm mắm...
Trong mấy ngày Tết, dù gia đình khá giả hay kinh tế eo hẹp đều luôn cố gắng để có được một ít thịt bò để có mâm cơm sung túc hơn ngày thường. Tuy nhiên, hiện nay việc chọn thịt bò không hề dễ dàng do tiểu thương vẫn thường trà trộn thịt bò giả. Nếu không tinh mắt có thể sập bẫy loại bò già, thớ to không ngon về chất lượng.
Trao đổi với chúng tôi chuyên gia ẩm thực Nguyễn Thị Liên cho rằng, khi chọn thịt bò nên để ý tới màu sắc bên ngoài. Thịt bò ngon có màu đỏ tươi, thớ thịt nhỏ mịn, mỡ có màu vàng nhạt.
Khác với thịt lợn, thịt bò có mùi thơm riêng biệt. Chỉ cần đưa thịt bò lên mũi có thể nhận ra mùi bò này. Với loại thịt bò trà trộn sẽ không có mùi thơm như vậy.
![]() |
Ảnh minh họa |
"Với từng loại thịt đều phải dùng đôi mắt để quan sát kỹ. Thịt màu đỏ sậm, mỡ trắng, mùi tanh có thể là thịt trâu, còn thịt bò già có thể nhận ra bằng mắt với biểu hiện thớ to, đỏ sậm, mỡ có màu vàng đậm hơn thịt bò thường. Ngoài ra, đừng quên nhận ra nang sán nếu có trên thớ thịt. Nang sán đó có hình như hạt gạo", chuyên gia này nói.
Theo chuyên gia Nguyễn Thị Liên, dùng tay ấn vào miếng thịt bò tươi sẽ thấy thịt có độ đàn hồi tốt, vết nhấn không bị lõm. Còn thịt bò ôi sẽ có mùi hôi, khi nhấn trên bề mặt sẽ có vết lõm sâu, kém đàn hồi, sờ lên thịt không có độ cứng mà nhão hơn bình thường.
Quan sát bề mặt thịt tươi khô mịn, không có xơ vụn. Với thịt bò ôi, trên bề mặt sẽ có nước, nhớt, ẩm và dính tay. Chị em cũng có thể quan sát nhận biết thịt bò tươi bằng cách để ý khi thái, miếng thịt thường dính dao. Kể cả trường hợp nhờ người bán thái hộ thì dấu hiệu này cũng nhìn khá rõ.
Thịt bò bị một số bệnh có dấu hiệu mềm nhũn, bầm đen. Khi mổ bò, bên trong tim có nhiều máu không đông, dưới da có dịch vàng, lách bò to gấp nhiều lần so với bình thường. Nếu dùng tay miết vào bề mặt thịt có màu đỏ lạ dính ở trên ngón tay có thể bị nhuộm màu hoặc "phù phép" từ hóa chất. Cho nên không nên dùng những loại thịt như vậy.
Thời điểm chọn thịt bò vào buổi sáng hoặc trước 10 giờ sáng. Không nên chọn mua vào cuối giờ chiều, bởi thời điểm đó rất dễ bị trà trộn loại thịt bò chưa bán hết buổi sáng, có thể có mùi ôi, khó chịu, khi chế biến sẽ không ngon và có nguy cơ gây bệnh.
Chế biến thế nào để thịt ngon, mềm?
Chuyên gia Nguyễn Thị Liên cho rằng, vào dịp Tết, món xào và nhúng lẩu được các gia đình lựa chọn nhiều nhất. Bà nội trợ cần chú ý chọn thịt bò ở phần thăn và đùi để xào hay nhúng lẩu. Thịt thăn nội tức là phần phi lê rất hợp để nấu phở, nhúng giấm. Thăn nội trong mỗi con bò chỉ có khoảng 2-3kg, còn lại là thăn ngoại.
Còn với thịt bò hầm, nên chọn loại thịt vừa có nạc, có mỡ, có gân như nạc vai, nạc mông, nạm hay bắp. Bởi những phần thịt này cần hầm lâu, thời gian dài để ngấm gia vị và các loại rau củ.
Để khử bớt mùi hôi của thịt bò, bạn có thể nướng chín một củ gừng, sau đó cạo lớp vỏ cháy bên ngoài đem giã nhuyễn và xát lên bề mặt bên ngoài thịt. Sau đó, xả sạch bằng nước lạnh.
Nhiều người thắc mắc làm thế nào để có thể làm mềm thịt bò, cách đơn giản nhất là cho một ít muối vào nồi. Thịt bò già có thể luộc trước, sau đó vớt lớp váng nổi lên. Tiếp theo cho rượu trắng với lượng 1 kg thịt khoảng 1 thìa cà phê, đun thêm 10-15 phút để thịt mềm.
Còn để xào thịt mềm, trước khi xào có thể dùng lá đu đủ sạch, đập giập gói thịt lại để gần bếp lửa. Còn thịt bò gân, bắp đùi cần ăn liền thì bạn có thể cho một miếng dứa vào nồi.
(Theo Công luận)
" alt=""/>Cách chọn thịt bò ngon, phát hiện bò 'dởm' cho cả nhà ăn Tết