Ngay từ sáng sớm nay, sân trường đã chật kín người với không khí sôi động. Nhiều thế hệ học sinh của trường đã có mặt để được gặp lại thầy cô, bạn bè.
 |
Bà Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nói chuyện cùng các thế hệ giảng viên trường. |
Ra đời trong những năm chiến tranh và đồng hành cùng sự phát triển của ngành ngoại thương Việt Nam, Trường ĐH Ngoại thương thuở ban đầu chỉ là 1 ngành học vào năm 1960, thuộc Khoa Quan hệ quốc tế của Trường Kinh tế tài chính do Bộ ngoại giao trực tiếp quản lý.
Đến nay, trường có trụ sở chính tại Hà Nội và có 2 cơ sở ở TP.HCM và Quảng Ninh... đào tạo và nghiên cứu trong các lĩnh vực Kinh tế, Kinh doanh, Quản trị, Tài chính – ngân hàng, Kế toán - Kiểm toán, Luật Kinh tế và Ngôn ngữ thương mại.
Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐH Ngoại thương luôn là một trong những trường đại học hàng đầu ở Việt Nam về đào tạo và nghiên cứu trong các lĩnh vực/ngành Kinh tế, kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán - kiểm toán, Luật thương mại quốc tế và Ngôn ngữ thương mại.
Trường ĐH Ngoại thương là cái nôi đào tạo ra nhiều cán bộ quản lý, quản trị, doanh nhân xuất sắc, những công dân toàn cầu đã gặt hái được nhiều thành công trên mọi lĩnh vực ở Việt Nam và trên trường quốc tế.
 |
Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT (thứ ba từ trái qua) qua từng là Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương. |
Những năm qua, Trường ĐH Ngoại thương luôn giữ vị trí các trường đại học top đầu cả nước, liên tục là trường thu hút nhiều nhất các thí sinh thuộc top 5% thí sinh xuất sắc nhất cả nước theo học.
 |
Các giảng viên hiện nay của trường. |
Hiện nay, bên cạnh các chương trình đào tạo chuẩn, nhà trường đã xây dựng và phát triển các chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao và chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động quốc tế và đào tạo ra những công dân toàn cầu. Hiện, Trường ĐH Ngoại thương đào tạo 12 ngành với 19 chuyên ngành ở bậc đại học, với 3 chương trình tiên tiến, 5 chương trình chất lượng cao, 3 chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế.
 |
Các cựu sinh viên lưu lại những khoảnh khắc ở dấu mốc 60 năm thành lập trường. |
 |
Một cựu sinh viên nay đã trở thành đội ngũ giảng viên trẻ của trường. |
Trong những năm gần đây, hoạt động đào tạo sau đại học cũng được phát triển mạnh. Hiện nay, Nhà trường đào tạo 6 chuyên ngành với 8 chương trình đào tạo thạc sĩ và 3 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, trong đó có các chương trình định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng (EMBA), chương trình đào tạo Thạc sĩ và tiến sĩ bằng tiếng Anh.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, trường đang triển khai xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo vệ tinh, thí điểm đưa một số môn học có tính kỹ thuật và công nghệ vào giảng dạy; triển khai mô hình Blended Learing cho đào tạo chính quy cũng như tăng cường hợp tác với một số trường đại học trong và ngoài nước xây dựng và phát triển một số mô hình đào tạo mới.
Nhà trường cũng đã, đang và sẽ triển khai nhiều chương trình nghiên cứu, trong đó đặc biệt chú trọng tới các nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, địa phương góp phần phục vụ sự phát triển của doanh nghiệp, địa phương.
Bên cạnh năng lực chuyên môn, Trường ĐH Ngoại thương cũng luôn chú trọng tạo lập một môi trường rèn luyện và học tập cho sinh viên nuôi dưỡng và phát triển tiềm năng, quan tâm phát triển các năng lực khác. Thông qua hoạt động của gần 70 câu lạc bộ sinh viên, các thế hệ sinh viên của trường luôn giữ được truyền thống năng động, sáng tạo, giỏi ngoại ngữ, có kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tổ chức tốt nên được thị trường lao động đánh giá cao.
PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương cho hay, với phương châm “Khác biệt để dẫn đầu” và sứ mạng đào tạo những công dân toàn cầu, trong tương lai, trường tiếp tục đặt ra nhiệm vụ chiến lược là trở thành ĐH đổi mới sáng tạo; đào tạo đa ngành đa lĩnh vực, trong đó kinh tế và kinh doanh là thế mạnh; với chất lượng đào tạo và nghiên cứu được công nhận quốc tế, nằm trong nhóm 300 trường hàng đầu châu Á.
Thanh Hùng

Công bố các vị trí lãnh đạo Trường ĐH Ngoại thương nhiệm kỳ mới
Ngày 22/9, Trường ĐH Ngoại thương tổ chức lễ công bố các quyết định công nhận hội đồng trường, chủ tịch Hội đồng trường và hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025.
" alt=""/>Hân hoan ngày trở về 60 năm Trường ĐH Ngoại thương

 |
Y tá Viveki Kapoor. Ảnh: BBC |
Tôi là y tá phụ trách phòng chăm sóc tích cực (ICU) của khoa Covid tại một bệnh viên tư nhân ở New Delhi và giám sát công việc của 25 y tá khác. Kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát, nhiều nhân viên đã nghỉ việc. Họ nói rằng lương của chúng tôi quá thấp và không đáng để mạo hiểm.
Đợt lây nhiễm thứ hai đã dẫn đến tình trạng tăng vọt số bệnh nhân. Giống như tất cả các bệnh viện khác ở New Delhi, bệnh viện của chúng tôi cũng phải từ chối tiếp nhận nhiều bệnh nhân sau khi đã kín chỗ.
Khối lượng công việc của chúng tôi đã tăng gấp 5 lần. Tất cả các y tá hiện đang phải làm thêm giờ. Chúng tôi luôn đến đúng giờ, nhưng chúng tôi chưa bao giờ có thể về đúng giờ.
Tôi đã làm y tá được 22 năm và từng làm việc trong các đợt thảm họa trước kia với lượng lớn bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu, nhưng chưa từng chứng kiến những gì khủng khiếp như đang xảy ra. Hiện, tôi rất mệt mỏi vào cuối ngày, đến mức tôi có thể ngủ ở bất kỳ đâu. Tôi thậm chí không cần một chiếc giường nữa.
Các bác sĩ vật lộn cứu bệnh nhân Covid-19 trong phòng cấp cứu tại một bệnh viện ở Ấn Độ. Nguồn: BBC
Điều dưỡng được mô tả là nghề cao quý nhất trên thế giới và chúng tôi được gọi là "chị" là có lý do. Các bệnh nhân coi chúng tôi như người trong gia đình.
Bất cứ khi nào một bệnh nhân mới nhập viện, y tá là người đầu tiên họ gặp và họ hình thành mối quan hệ đặc biệt với chúng tôi.
Những bệnh nhân đến viện sau khi mắc Covid rất sợ hãi, vì vậy chúng tôi luôn cố gắng động viên họ.
Tôi kể cho họ nghe câu chuyện về con sư tử và con nai. Tôi nói với họ rằng, một con nai chạy nhanh hơn, nhưng vẫn có thể bị con sư tử vồ được vì nó vấp ngã khi sợ hãi. Do đó, tôi khuyến các bệnh nhân của mình phải suy nghĩ tích cực vì nếu họ suy nghĩ tiêu cực, virus sẽ chiến thắng.
Trước đó, đôi khi bệnh nhân phàn nàn rằng, họ đã gọi y tá nhưng không ai đến gặp họ ngay lập tức. Song, bây giờ họ đang rất hợp tác. Họ có thể nhìn thấy chúng tôi đang làm việc rất vất vả. Đôi khi, họ thậm chí hỏi liệu chúng tôi đã được nghỉ dùng bữa trưa chưa hoặc mời chúng tôi uống chút nước hay trà.
Trong đợt bùng phát dịch đầu tiên, chúng tôi đã tiếp nhận rất nhiều người lớn tuổi, nhưng giờ thực sự rất buồn khi chứng kiến những người trẻ tuổi, thậm chí mới 15 hoặc 17 tuổi phải nhập viện vì nhiễm virus.
Chúng tôi luôn cố gắng hết sức, cố gắng cứu bệnh nhân cho đến hơi thở cuối cùng.
 |
Viveki Kapoor và các đồng nghiệp đang phải làm việc quá giờ vì bệnh viện quá tải bệnh nhân. Ảnh: BBC |
Tôi cảm thấy rất vui khi một bệnh nhân hồi phục. Tôi cảm thấy mình có thể giúp đỡ mọi người và tất cả những nỗ lực của tôi đã được đền đáp.
Tuy nhiên, khi một bệnh nhân tử vong, tôi cảm thấy như bị nghiền nát. Tôi đặc biệt day dứt về cái chết của những người trẻ tuổi, nó khiến trái tim tôi tan nát mỗi khi một trong số họ không qua khỏi.
Gần đây, cha của một người bạn con gái tôi thiệt mạng vì dịch. Anh ấy còn trẻ. Tôi cảm thấy đau lòng, nhưng tôi có thể làm gì ngoài việc an ủi gia đình anh ấy?
Tuần trước, 25 bệnh nhân đã qua đời tại bệnh viện của tôi sau khi giảm áp suất oxy. Tôi cảm thấy vô cùng bất lực và tức giận.
Tôi luôn tự hào mình là một người Ấn Độ, nhưng tôi đau lòng khi chứng kiến những gì đang xảy ra ở đất nước này và tôi quy lỗi đó do các lãnh đạo của chúng tôi. Tất cả những gì họ quan tâm là chiến thắng các cuộc bầu cử.
 |
Số bệnh nhân tử vong vì dịch tăng mạnh khiến các lò hỏa táng hoạt động suốt ngày đêm mà vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Ảnh: BBC |
Covid-19 không chỉ biến công việc của tôi trở thành khoảng thời gian căng thẳng không ngừng mà còn kéo căng cuộc sống tại gia đình tôi.
Chồng tôi, một bác sĩ làm việc ở bệnh viện công, đã bị ốm 2 tuần qua, nên tôi đang phải xoay sở vừa đi làm vừa hoàn thành việc nhà, chăm sóc cả 3 đứa con.
Ngoài ra, tôi rất lo lắng vì mẹ tôi 90 tuổi, đang sống ở thị trấn Mathura đã có kết quả xét nghiêm dương tính với Covid-19. Mẹ tôi nhập viện ở đó và đã phải thở máy.
Song, bà đã bình phục và hiện đã trở về nhà. Hãy tưởng tượng một cụ già 90 tuổi đánh bại virus chết người? Tôi coi đó là nhờ chúa trời đã ban thưởng cho tất cả những việc làm tốt đẹp của tôi cũng như phước lành của các bệnh nhân.
Chính tình yêu thương của gia đình và những người hàng xóm đã giúp tôi vững bước. Họ nói, họ lo lắng cho tôi nhưng họ cũng hiểu những gì chúng tôi đang làm là quan trọng. Họ chia sẻ rằng: "Chúng tôi sợ mắc virus corona đến mức chúng tôi đã ngừng bước ra khỏi nhà, nhưng các bạn đang phải ra ngoài mỗi ngày để đối diện với nó".
Một người hàng xóm gần đây kể với tôi, trước đây cô thường thắp một ngọn đèn đất sét mỗi ngày vào lúc chạng vạng để cầu cho gia đình mình được sống lâu. Kể từ khi dịch bùng phát, cô ấy đã thắp thêm một ngọn đèn nữa để cầu cho tôi bình an. Và điều đó làm cho công việc và cuộc sống của tôi trở nên đáng giá.
Tuấn Anh

Bức ảnh lột tả thảm cảnh gây sốc vì Covid-19 ở Ấn Độ
Bức ảnh chụp người mẹ ngồi bất động cạnh xác con trai vừa tử vong vì Covid-19 trên xe kéo điện, ở giữa con phố đông đúc tại thành phố Varanasi, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ đã gây chấn động dư luận.
" alt=""/>Tâm sự gan ruột của y tá ở tâm dịch Covid