
 |
Khi được tự do khám phá và thể hiện bản thân, năng lực sáng tạo của trẻ, đặc biệt ở lứa tuổi mầm non, sẽ phát triển không ngừng |
Độ tuổi mầm non (từ 6 tháng đến 3 tuổi) là giai đoạn phát triển khả năng sáng tạo vì ở thời điểm này, trẻ đã bắt đầu biết bò, học đi và học nói. Những sự phát triển về thể chất đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự phát triển về tư duy và năng lực biểu hiện của trẻ. Đây là khoảng thời gian mà quá trình gồm các hoạt động: quan sát, khám phá thế giới xung quanh, ghi nhớ và thể hiện lại ra bên ngoài (hay còn gọi là quá trình sáng tạo) của trẻ diễn ra tích cực và bản năng nhất.
Với niềm tin rằng mỗi trẻ em đều chứa đựng một năng lực sáng tạo rất lớn, phương pháp giáo dục Reggio Emilia tập trung sử dụng các biện pháp nhằm kích thích trí tò mò, đồng hành trên hành trình khám phá thế giới xung quanh và tôn trọng những cách riêng trong suy nghĩ và giải quyết tình huống của trẻ.
Khởi nguồn từ sự sáng tạo
Phương pháp giáo dục Reggio Emilia được đặt tên không phải dựa theo một chuyên gia giáo dục, một nhà tâm lý học nổi tiếng hay một nhà khoa học, mà đó là tên của một thành phố nằm ở phía Bắc nước Ý. Nơi đây từng hứng chịu những hậu quả nặng nề sau thế chiến thứ hai cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, bằng tình yêu thương và niềm hy vọng vào thế hệ tiếp theo, dù không có trường học hay giáo án, các bậc ông bà, bố mẹ đã luôn đồng hành cùng con trẻ trong quá trình khám phá, tự đặt ra câu hỏi, tự tìm hiểu đáp án và học tập từ những tình huống thực tế.
Khi Loris Malaguzzi đặt chân đến nơi này, ông vô cùng ngạc nhiên trước sự hiệu quả của phương pháp giáo dục ấy. Trẻ em thành phố Reggio Emilia đã học được nhiều kiến thức đa dạng, trưởng thành với nhiều kinh nghiệm phong phú và cảm nhận sâu sắc về cuộc sống. Ông đã nghiên cứu và đề ra phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, cho chúng sự tự do khám phá, tìm tòi tuyệt đối và lấy tên chính thành phố này để đặt tên cho phương pháp đó.
 |
Loris Malaguzzi quan sát khả năng sáng tạo của trẻ trong một lớp học theo phương pháp tiếp cận Reggio Emilia |
“Phương pháp Reggio Emilia được sáng lập bởi nhà tâm lý học Loris Malaguzzi trong quá trình tái thiết xã hội Ý. Mục tiêu lớn nhất của phương pháp này là giáo dục toàn diện trẻ em với các kỹ năng mềm, định hướng trẻ phát triển và trở thành những công dân toàn cầu. Do vậy, khả năng sáng tạo là giá trị cốt lõi mà mỗi người học Reggio Emilia đều được nuôi dưỡng.” – bà Claudia Giudici, Chủ tịch tổ chức giáo dục Reggio Children khẳng định.
“Công thức” của sự sáng tạo
Để có thể nuôi dưỡng khả năng sáng tạo cho trẻ nhỏ, chúng ta cần hiểu rằng sự sáng tạo không phải do ý chí mà có được, càng không phải một khả năng thiên bẩm chỉ xuất hiện ở vài người. Sự sáng tạo cần một nền tảng vững chắc được tạo thành từ “tự do” và “trí tuệ”.
Trong quá trình quan sát và khám phá thế giới xung quanh, trẻ tự động thu nạp một nguồn tri thức khổng lồ và đa dạng, cùng với sự khích lệ và định hướng đúng đắn của bố mẹ, thầy cô, trẻ cảm thấy thoải mái biểu lộ những suy nghĩ của bản thân theo hướng tự nhiên nhất, mà trong số đó sẽ có những ý tưởng và thành quả tượng trưng cho sự sáng tạo. Tiến sĩ giáo dục học Nguyễn Thị Bích Hồng cho biết, “muốn kích thích tư duy sáng tạo, cần cho trẻ thể hiện suy nghĩ của mình, lắng nghe và tôn trọng những phát hiện của trẻ”.
Với nguyên tắc “lấy người học làm trung tâm”, phương pháp Reggio Emilia cho trẻ không gian được tự chủ khám phá, tìm tòi đặt câu hỏi và tự đề xuất phương án giải quyết. Trong khi thực hiện công việc của mình, trẻ sẽ có hàng trăm cách suy nghĩ và ngôn ngữ biểu hiện khác nhau, do đó “quyền tự do chọn lựa” chủ đề học tập, cách biểu đạt và ý kiến cá nhân của trẻ cần được tôn trọng và khai phá tối đa.
 |
Sự sáng tạo của trẻ được thể hiện qua trí tưởng tượng phong phú với thế giới xung quanh |
Trong bối cảnh đó, giáo viên Reggio Emilia (hay bất kỳ người lớn nào) không trực tiếp đưa ra chỉ dẫn hay câu trả lời đúng – sai, mà “khơi dậy sự tò mò” trong trẻ để từ đó trẻ tự tìm kiếm kiến thức và xây dựng các mối quan hệ.
Chẳng hạn khi trẻ muốn làm một con diều, giáo viên sẽ chỉ cung cấp những nguyên vật liệu cần thiết, rồi để học sinh tự do tư duy, tìm ra cách thích hợp để hoàn thành tác phẩm của riêng mình.
Khi bước vào một lớp học theo phương pháp tiếp cận Reggio Emilia, phụ huynh sẽ ngạc nhiên bởi nó giống như một phòng triển lãm với nhiều tác phẩm nghệ thuật do chính trẻ tạo nên từ những vật liệu khác nhau. Do vậy, rất ít khi có một đồ chơi nào chỉ có một tính năng duy nhất xuất hiện trong các lớp Reggio, thay vào đó sẽ là những nguyên liệu đa dạng như: gỗ, đá, vỏ sò, vỏ ốc, hạt, lá, màu vẽ, vải, giấy… “Môi trường học tập chính là người thầy” cho trẻ điều kiện, cơ hội thể hiện khả năng bản thân mà không bị giới hạn.
 |
Các nguyên vật liệu thường thấy trong lớp học Reggio Emilia |
Đặc biệt, các tác phẩm “ngẫu hứng” này sẽ được trưng bày, dùng để trang trí lớp học như một sự thôi thúc trẻ sáng tạo ra những sản phẩm mới. Các tác phẩm không chỉ mang nét tính cách cá nhân, đôi khi là kết quả của “sự tương tác giữa trẻ và bạn bè”. Những đứa trẻ Reggio sẽ tự truyền đạt kiến thức và khơi nguồn cảm hứng lẫn nhau, khiến cho việc học trở nên đa chiều và đầy màu sắc.
Giáo dục tư duy sáng tạo cho trẻ là một quá trình “khó mà không khó”, tuy nhiên đòi hỏi sự nỗ lực và kiên nhẫn của người lớn trong quá trình đồng hành cùng trẻ, tựa như cách thế hệ trước ở thành Reggio Emilia đã trao cho con trẻ sự tự do thể hiện bản thân và phát huy những giá trị tốt đẹp nhất.
Phương Nhung
" alt=""/>Trẻ học tư duy sáng tạo với phương pháp Reggio Emilia

- Là thí sinh duy nhất trong danh sách được tuyển thẳng vào Học viện Hậu cần khi đoạt giải Ba kỳ thi học sinh giỏi Toán quốc gia, nhưng Lê Minh Tuấn (xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) không chọn cơ hội này. |
Lê Minh Tuấn
|
Thay vào đó, Tuấn lựa chọn vào khoa Tự động hóa của Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Quyết định của Tuấn khiến nhiều người bất ngờ, nhất là bố mẹ em.
“Em biết việc trúng tuyển vào một trường quân đội là mơ ước của rất nhiều bạn. Bởi không chỉ gia đình sẽ phần nào giảm được gánh nặng học phí so với các trường khác mà khi ra trường sẽ không phải lo chuyện tìm kiếm việc làm. Thậm chí, bố mẹ ban đầu cũng khuyên nên nhập học, nhưng khi nghe nguyện vọng cũng đã tôn trọng quyết định cuối cùng mà em đưa ra”.
Sau khi suy nghĩ và cân nhắc kỹ về sở thích của bản thân, Tuấn muốn theo đuổi ngành khoa học ứng dụng hơn.
 |
Minh Tuấn (ngoài cùng bên phải) và bạn bè. |
Tuy vậy, để đi đến quyết định này thực sự Tuấn cũng đã phải cân nhắc rất nhiều lần và trằn trọc trong nhiều đêm.
“Em biết mình đã bỏ qua một cơ hội “vàng”, nhưng niềm đam mê Toán học cho em thấy những kiến thức ứng dụng từ Toán học rất hay và thiết thực với cuộc sống hằng ngày. Em cũng muốn thử thách bản thân mình và vì còn trẻ nên em muốn sống hết mình với đam mê. Vì vậy em muốn chọn Trường ĐH Bách khoa Hà Nội để theo học”, Tuấn nói.
Tuấn đặc biệt mê môn Toán. Trước những bài Toán khó, em luôn cố gắng tìm mọi cách có thể để giải cho kỳ được và luôn tự dặn mình không được dễ dàng từ bỏ hay nản chí.
Bởi theo Tuấn, gặp khó, từ bỏ 1 lần rồi sẽ tạo cho bản thân sức ì và lối mòn suy nghĩ và có thêm những lần sau.
“Cứ khó là chúng ta nản chí và không làm nữa thì dần dần sẽ càng thụt lùi và không thể tiến bộ được. Mỗi khi có những bài Toán không giải được, trước khi đi ngủ em luôn suy nghĩ về nó. Thậm chí có nhiều hôm gặp bài khó quá, trong giấc mơ em cũng nghĩ là mình đã giải được nó. Và khi tỉnh giấc, có một cảm giác phải tìm bằng được lời giải cho bài Toán đó”, Minh Tuấn chia sẻ.
Với những bài khó, sau khi giải được, Tuấn thường ghi lại trong một cuốn sổ nhỏ để nhớ lâu. Số ít không thể giải được, Tuấn tìm cách hỏi bạn bè, thầy cô của mình để hỗ trợ, gợi ý.
 |
Lê Minh Tuấn cùng các thành viên của lớp 12 Toán Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh. |
Tuấn cho rằng việc tự học quyết định lớn đến kết quả học tập của mỗi người. Cũng vì vậy mà ngoài những buổi học ở lớp, hầu như Tuấn tự học ở nhà hoặc học nhóm với bạn bè.
Chia sẻ về dự định, Tuấn cho biết với giải Ba học sinh giỏi quốc gia môn Toán em cũng nằm trong danh sách trúng tuyển vào Khoa Tự động hóa của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Thời gian tới em sẽ chuẩn bị thật tốt để theo học và xa hơn nuôi cơ hội tìm kiếm những suất học bổng du học liên quan đến lĩnh vực này.
Thanh Hùng
" alt=""/>Thí sinh duy nhất được Học viện Hậu cần tuyển thẳng nhưng từ chối nhập học