
TIN BÀI KHÁC
Yêu anh: chỉ có tiền và nước mắt
Quan tâm đến “vợ” nhưng không muốn chi tiền
Em đã dâng hiến, sao còn bỏ tôi?
Tình yêu chồng dành cho vợ để ở dưới chân...
Gia đình tôi hạnh phúc dù người kiếm tiền là mẹ
Các chuyên gia tại tọa đàm
Trẻ em dễ lâm vào trải nghiệm đau buồn khi sử dụng mạng xã hội
Trao đổi tại tọa đàm về bảo vệ thanh thiếu nhi trên môi trường mạng do TikTok Việt Nam, Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông và Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững tổ chức ngày 28/2, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nhận định với tỷ lệ sử dụng Internet tăng trưởng nhanh hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đang đối mặt với nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với vấn đề an toàn của trẻ em trên môi trường mạng.
“Hiện nay tỷ lệ người dùng Internet là trẻ em rất lớn, là những đối tượng chưa thành niên không có đủ hiểu biết về những rủi ro và tiêu cực của môi trường mạng, làm dấy lên nỗi lo về nguy cơ nhóm này trở thành mục tiêu xâm hại”, ông Nam nói.
Còn theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững, trẻ em là một trong những đối tượng dễ bị tác động trong xã hội, đặc biệt trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Bà Linh dẫn thông tin từ một số nghiên cứu cho thấy, hơn 1/3 trong số người sử dụng Internet ở Việt Nam là người chưa thành niên và thanh niên, trong độ tuổi 15-24.
Phần lớn trẻ em tự học cách dùng Internet (68%) hoặc học từ bạn bè (17%), rất ít học từ cha mẹ mình (2%) hoặc nhà trường (11%).
Đáng lo ngại, cứ 1 trong 4 trẻ đã từng có trải nghiệm đau buồn khi sử dụng mạng xã hội và ước tính cứ 1 trong 3 trẻ là nạn nhân của bắt nạt trên mạng.
Cùng đó mỗi ngày có hàng trăm nghìn hình ảnh về xâm hại trẻ em được tung lên mạng.
“Đối với khu vực Đông Nam Á và Việt Nam, hiện không tìm thấy số liệu chính thức, sẵn có về mức độ phổ biến và quy mô của xâm hại trẻ em trên mạng nhưng tại Việt Nam cũng rất đáng lo ngại”, bà Linh bày tỏ.
" alt=""/>Báo động vấn nạn trẻ bị xâm hại trên mạng xã hộiỨng dụng có tên 学习强国 (tạm dịch: học tập để trở thành cường quốc), chơi chữ “学习” (xuexi - học tập) vì chữ "习" (xi) là họ của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping). Nó có nhiều tính năng như đọc báo chính thống, chat video với bạn bè, lên lịch cá nhân và gửi các phong bao lì xì cho mọi người. Nó cũng có tính năng nhắn tin tự hủy sau một thời gian như Snapchat. Tuy nhiên, có lẽ quan trọng nhất là nó giúp mọi người tích lũy kiến thức về Chủ tịch Tập Cận Bình.
Người dùng có thể thực hiện các câu đố theo tuần – trong đó có câu hỏi về Chủ tịch Tập Cận Bình – để kiếm điểm và giải thưởng hoặc xem phim tài liệu về “lịch sử cách mạng vĩ đại” của Trung Quốc. Ứng dụng thiết kế mục riêng cho các tỉnh thành tại Trung Quốc, nơi người dùng xem được tin tức chuyến thăm của Chủ tịch. Một video quay tại Hồ Bắc cho thấy cảnh sinh viên, công nhân, người nghỉ hưu, cảnh sát và binh lính hô “Chỉ có học tập mới khiến Trung Quốc vững mạnh”.
Theo The Guardian, tuần này, ứng dụng đã vượt qua WeChat và TikTok để trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất trên App Store tại Trung Quốc. Điều đó có được một phần vì quan chức chính phủ yêu cầu Đảng viên của Đảng Cộng sản tải ứng dụng. Tại tỉnh Hà Nam, lãnh đạo chỉ thị Đảng viên nhanh chóng quảng bá ứng dụng và giới thiệu kế hoạch triển khai một nhóm cung cấp tài liệu cho ứng dụng.
" alt=""/>Trung Quốc: Ứng dụng về Tập Cận Bình “hot” hơn cả WeChat và TikTokSau khi lây nhiễm vào smartphone, Loapi sẽ tải về ứng dụng đào tiền số rồi khởi tạo token số có tên Monero. Ứng dụng đào tiền này sẽ lợi dụng sức mạnh của thiết bị để giải các phép toán phức tạp kiếm tiền cho kẻ chủ mưu.
Thực tế cũng có các hình thức tấn công tương tự khi ứng dụng đào tiền ẩn trong máy dùng sức mạnh của thiết bị kiếm thêm thu nhập cho kẻ tấn công. Hình thức “tầm gửi” này hay được gọi với cái tên “cryptojacking”.
Tuy nhiên, khác biệt giữa hình thức “cryptojacking” thông thường với Loapi là chỗ malware này sẽ vắt kiệt thiết bị Android cho tới khi chúng không thể hoạt động được nữa thì thôi.
Loapi khiến smartphone hoặc máy tính bảng Android hoạt động quá sức, gây nóng và phồng pin, đồng thời có thể làm thiết bị biến dạng và gây ra nhiều hỏng hóc khác.
Ngoài đào tiền cho ứng dụng Monero, Loapi còn cài cắm thêm quảng cáo độc hại vào trình duyệt web, mục thông báo hay thậm chí vào cả các ứng dụng khác.
Loapi có thể tải về ứng dụng khác mà không cần người dùng cho phép, đồng thời tự kết nối SMS để gửi tin nhắn tới các đầu số tính phí cao.
Malware này còn sử dụng thiết bị lây nhiễm như một “bot” có điều khiển để tấn công từ chối dịch vụ. Khi đó, hàng nghìn smartphone “bot” bị thao túng sẽ gia tăng truy cập vào một trang web hoặc tài nguyên mạng khiến nó nhanh chóng bị đánh sập.
Do tính chất linh hoạt của Loapi, Kaspersky ví phần mềm độc hại này như công cụ đa năng, vừa gây thiệt hại về tài chính, vừa khiến thiết bị lây nhiễm hỏng hóc vĩnh viễn.
Kaspersky cho biết Loapi mới chỉ xuất hiện trên các kho ứng dụng thứ ba chứ chưa có trên Google Play. Malware thường ẩn mình dưới dạng phần mềm dành cho người lớn hoặc phần mềm diệt virus cho thiết bị di động.
Khi cài đặt vào máy, Loapi bắt đầu gây ức chế bằng cách bật ra hàng loạt pop-up, hỏi nạn nhân có cho phép ứng dụng chạy trên thiết bị hay không. Chỉ khi nạn nhân nhấp vào nút đồng ý, các pop-up này mới thôi xuất hiện.
Sau khi được cấp quyền hệ thống, Loapi bắt đầu quy trình “tầm gửi”, lợi dụng thiết bị cho việc riêng. Malware này thậm chí còn khuyến cáo nạn nhân tháo cài đặt phần mềm diệt virus thật trên máy để thỏa sức tung hoành mà không bị phát hiện.
Với thiết bị chẳng may nhiễm Loapi, cách loại bỏ malware duy nhất là khởi động máy ở chế độ Safe Mode, rồi thay đổi thiết lập để loại bỏ quyền quản trị cao nhất và xóa ứng dụng lây nhiễm. Khi ở Safe Mode, các ứng dụng thứ ba sẽ không thể hoạt động được.
Theo Zing
" alt=""/>Xuất hiện phần mềm độc hại phá hỏng điện thoại Android