Gần đây, mạng xã hội chia sẻ những trang nhật ký của người bà viết cho đứa cháu gái của mình từ lúc cô mới chào đời. Câu chuyện cảm động khiến nhiều người rơi nước mắt.
Thông qua những dòng nhật ký, bà muốn cháu gái biết khoảng thời gian cô sinh ra, gia đình đã trải qua những thời khắc vô cùng khó khăn. Tuy vậy, bà vẫn vượt qua tất cả, dành hết tình yêu thương cho cô. Bà cũng muốn cô biết rằng, sự có mặt của cô là niềm hạnh phúc vô bờ của gia đình.
Nhật ký có đoạn: “26/10/2004. BC (Bảo Châu-PV) của ngoại - viên ngọc gia bảo của ngoại - ngoại viết những dòng chữ này lúc con tròn 1 tuổi. Ngoại viết để lại cho con. Khi con lớn lên đọc lại, con sẽ cảm nhận được khi con ra đời là hạnh phúc thế nào đối với gia đình. Con đúng là viên ngọc quý của ngoại…”.
Cháu gái trong những trang nhật ký đã ố màu nói trên là Lê Bảo Châu (SN 2003, TP.HCM). Ít ngày trước, trong lúc dọn nhà, Bảo Châu lại lấy cuốn nhật ký của bà ngoại ra đọc. Đây là kỷ vật bà để lại cho Bảo Châu trước lúc ra đi mãi mãi vì căn bệnh ung thư.
![]() |
Những trang nhật ký của bà ngoại Bảo Châu viết về đứa cháu gái yêu quý của mình. |
“Năm tôi học lớp 4 thì ngoại mất. Trước đó 2 năm, ngoại đã kiên cường chống chọi với căn bệnh ung thư. Lúc ngoại mất, mẹ đưa cho tôi một cuốn nhật ký và nói rằng đó là nhật ký của ngoại viết về tôi. Dù chỉ vài trang ngắn ngủi nhưng mỗi khi đọc những dòng chữ của ngoại, tôi lại rơi nước mắt”, Bảo Châu chia sẻ.
Bảo Châu khóc vì nhớ người bà quá cố của mình. Với Châu, bà ngoại không khác gì người mẹ thứ hai của cô. Bà đã dành cho Châu một tình thương yêu vô bờ bến, không gì đong đếm được.
Ngày Bảo Châu ra đời, cuộc hôn nhân của cha mẹ cô đổ vỡ. Châu vừa tròn 1 tháng tuổi, bố cô đòi ly dị vợ rồi dứt áo ra đi. Mẹ Châu đau đớn, một mình tần tảo nuôi con. Không còn trụ cột gia đình để dựa dẫm, bà bươn chải kiếm sống và gửi lại đứa con gái độc nhất cho mẹ ruột chăm nom.
Thế nên, ngay từ khi còn rất nhỏ, Bảo Châu đã ở cạnh bà ngoại. Bảo Châu kể: “Khi tôi còn nhỏ, mẹ bận đi làm cả ngày. Ngoại ở nhà vừa may đồ vừa chăm nom tôi. Lúc đó, nhà chỉ có hai bà cháu thủ thỉ với nhau suốt ngày”.
“Lúc còn nhỏ, tôi ốm nhom, yếu ớt lại dễ bị bệnh nên ngoại chăm rất kỹ. Ngoại đút cho tôi từng muỗng cơm. Ngoại luôn nhường cho tôi đồ ăn ngon. Lời nói dối đau lòng nhất mà tôi từng tin là: 'Ngoại chỉ thích ăn xương thôi. Con ăn thịt đi'”, cô gái chia sẻ thêm.
“Ngoại mong sống đến lúc tôi lập gia đình”
Gần gũi, thân thuộc với bà ngoại nên ngay từ khi còn rất nhỏ, Bảo Châu đã cảm nhận được tình yêu thương của bà dành cho mình. Những ký ức về tuổi thơ của Châu luôn gắn với hình ảnh bà ngoại.
“Ký ức của tôi tồn tại mãi những hình ảnh: bà mót từng sợi len đủ màu từ công xưởng về bện lại đan áo ấm cho tôi. Rồi lúc ngoại may đồ, tôi ngồi bên cắt chỉ. Lúc tôi 5 tuổi, ngoại dạy tôi học. Tôi thuộc bảng cửu chương từ đó. Đi chợ, ngoại cũng để tôi ngồi yên sau xe đạp. Bà cũng là người dạy tôi đạp xe đạp…”, Châu nhớ lại.
![]() |
Bà ngoại bế Bảo Châu lúc cô gái còn nhỏ. |
Ngày phát hiện bà ngoại mắc bệnh ung thư, Châu buồn bã nhưng chưa bao giờ nghĩ bà sẽ ra đi nhanh đến vậy. Khi biết tin bà ngoại sẽ không qua khỏi, Bảo Châu đau đớn tột cùng. Ba ngày đám tang bà ngoại là 3 ngày Châu chìm đắm trong nước mắt.
Khi gia đình tổ chức đám tang cho bà ngoại xong cũng là lúc Bảo Châu ngã quỵ, ốm liệt giường. Đi khám, bác sĩ cho biết Bảo Châu bị sốc tâm lý trước sự ra đi đột ngột của người cô yêu thương như mẹ ruột.
Bảo Châu nhớ lại: “Ngoại mất vào một chiều thứ Sáu. Tôi may mắn được gặp mặt ngoại lần cuối. Lúc đó, tôi cầm tay ngoại và không nói được gì, chỉ có khóc và khóc. Trước khi ra đi, ngoại không còn nói chuyện được nữa. Ngoại chỉ nằm đó, nắm chặt tay tôi như một lời từ biệt”.
“Trước đó, ngoại dặn mọi người không được cho tôi đeo khăn tang vì "sợ nặng đầu con bé". Khoảng thời gian trước khi mất, ngoại cũng không cho tôi ở gần. Sau này, tôi mới hiểu rằng, trước khi một người ra đi, họ sẽ tỏ ra chán ghét người mà họ yêu thương nhất để họ có thể thanh thản lúc nhắm mắt”, cô gái tâm sự.
Được mẹ trao lại cuốn nhật ký của bà ngoại, Bảo Châu luôn cất giữ như bảo vật của riêng mình. Cô cũng viết thêm những sự kiện quan trọng của mình vào cuốn nhật ký như một cách thay bà ngoại tiếp nối câu chuyện về cuộc đời mình.
Đến bây giờ, mỗi khi nhớ đến bà ngoại, Bảo Châu vẫn rưng rưng nước mắt. Ngoài thương nhớ người bà đáng kính, tâm trí cô gái trẻ gợn lên những niềm hối tiếc. Bảo Châu tiếc nuối khi chưa thể nói lời cám ơn, báo hiếu cho bà.
“Tôi nuối tiếc vì thời gian bên ngoại quá ngắn. Tôi chưa kịp làm gì cho ngoại, chưa kịp báo hiếu cho bà. Ngoại từng nói với tôi rằng, ngoại mong sống đến ngày tôi lập gia đình. Thế mà... Con nhớ ngoại lắm. Nếu thật sự có kiếp sau, con mong rằng mình vẫn là một gia đình!”, Bảo Châu nói trong niềm xúc động dâng trào.
Bài: Nguyễn Sơn
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tranh thủ thời gian rảnh rỗi lúc chăm cháu, bà Thịnh cùng hai người bạn khác quyết định cải tạo bãi đất bỏ hoang phía sau chung cư để làm vườn trồng đủ loại rau sạch, yên tâm sử dụng suốt mùa dịch.
" alt=""/>Đọc nhật ký bà ngoại để lại trước lúc lâm chung, cô gái khóc nức nở“Tôi muốn cho mọi người thấy rằng tôi đang sống một cuộc sống hạnh phúc dù độc thân” - Min, 37 tuổi chia sẻ.
“Người Hàn Quốc thường xem những người độc thân là đáng thương, cô đơn hoặc thiếu thốn về kinh tế, tinh thần, thậm chí là thể chất.
Nhưng tôi không cần phải ở cùng người khác mới có thể thưởng thức một bữa ăn ngon”.
Chọn tham gia các hoạt động một mình đang là xu hướng ngày càng phổ biến ở Hàn Quốc. Nó thậm chí còn có một tên gọi riêng là “honjok” - sự kết hợp của từ “một mình” và “nhóm”. Những người đi theo lối sống “honjok” hoàn toàn tự nguyện và tự tin, không quan tâm tới đánh giá của người khác.
Min là một trong số nhiều người trẻ Hàn Quốc chọn cuộc sống độc thân.
Năm 2020, tỷ lệ hộ gia đình chỉ có 1 người ở Hàn Quốc tăng lên mức cao nhất trong lịch sử - chiếm 31,7%. Những người ở độ tuổi 20-30 là nhóm chiếm tỷ lệ lớn nhất. Tỷ lệ kết hôn và sinh đẻ của nước này vẫn đang ở mức thấp kỷ lục khi những người trẻ đưa ra lý do chi phí sinh hoạt và giá nhà cao khiến họ ngại lập gia đình.
Ở Hàn Quốc, sở hữu một ngôi nhà, theo truyền thống, được coi là điều kiện tiên quyết để kết hôn. Trong 4 năm qua, giá trung bình một căn hộ ở thủ đô Seoul đã tăng gấp đôi.
Ngoài ra, việc nuôi dạy con cái cũng trở nên đắt đỏ. Đặc biệt là chi phí cho trường học tư, các khoá học ngoại khoá - được nhiều người Hàn Quốc coi là điều cần thiết - cũng khiến người dân nản lòng với ý tưởng lập gia đình.
Joongseek Lee, giáo sư tại ĐH Quốc gia Seoul, chuyên gia nghiên cứu về các hộ gia đình độc thân, cho biết, mặc dù Hàn Quốc vẫn là một xã hội đề cao tính tập thể và gia trưởng, song xu hướng “ở một mình hoặc độc lập khi có cơ hội” ngày càng gia tăng.
Trong khi quan niệm đang thay đổi thì các thành kiến truyền thống vẫn còn tồn tại. Với phụ nữ, người Hàn Quốc kỳ vọng sẽ kết hôn trước tuổi 30, sau đó nghỉ việc để làm mẹ và nội trợ toàn thời gian. Với đàn ông, họ nên là trụ cột và là người mua nhà.
Min cho biết, các quan niệm truyền thống đã ngăn cản anh trở thành chính mình.
“Trong xã hội Hàn Quốc, bạn cảm thấy như thể mình liên tục được giao các nhiệm vụ, từ việc đi học ở một trường tốt cho tới vào đại học tốt, xin việc, kết hôn, sinh con. Khi bạn không hoàn thành các nhiệm vụ đã được định trước, bạn sẽ bị đánh giá và bị hỏi tại sao”.
Nền kinh tế phục vụ xu hướng độc thân
Với nữ sinh viên Lee Ye-eun ở Seoul, tình trạng bất bình đẳng giới đã ảnh hưởng đến cách sống của cô. Lee thề sẽ không bao giờ kết hôn.
“Tôi sẽ không hẹn hò, không kết hôn và không sinh con, ngay cả khi bạn cho tôi tiền” - cô gái 25 tuổi tuyên bố.
“Tôi cam kết không kết hôn không phải vì không có đàn ông tốt, mà vì xã hội có thành kiến đặt phụ nữ vào vị trí bất lợi hơn khi họ bước vào một mối quan hệ”.
Các doanh nghiệp và dịch vụ mới đã xuất hiện ở Hàn Quốc để phục vụ cho xu hướng sống độc thân đang nở rộ.
Chính quyền thành phố Seoul đã thành lập một đặc nhiệm chuyên phát triển các dịch vụ cho người độc thân, chẳng hạn như camera an ninh giá rẻ, tổ chức hội thảo về sức khoẻ tâm thần, tổ chức các buổi làm món kim chi - món ăn phổ biến trong bất kỳ hộ gia đình nào.
Các khách sạn cũng đang cố thu hút khách hàng độc thân với gói lưu trú dành cho 1 người. Ăn một mình - hay còn gọi là “honbap” - được dự đoán sẽ phát triển như một xu hướng vào năm 2022, kể cả ở những nhà hàng sang trọng.
Các cửa hàng tiện lợi cũng đang cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn cho những người sống một mình. Nền kinh tế thú cưng dự kiến sẽ tăng trong những năm tới khi ngày càng nhiều người chọn nuôi thú cưng thay vì sinh con.
Mở rộng khái niệm 'gia đình'
![]() |
Những người độc thân cho rằng khái niệm "gia đình" ở Hàn Quốc cần mở rộng thêm nhiều đối tượng. |
Lee Ye-eun cho rằng việc sống độc thân sẽ giúp có thêm thời gian và không gian cho những thú vui khác.
Lee thành lập một nhóm bạn có cùng lối sống. Họ gặp nhau vài lần 1 tuần để cùng tham gia các hoạt động như leo núi, đá bóng.
Kang Ye-seul, 27 tuổi cũng quyết định sẽ không bao giờ kết hôn. Cô nói rằng, cuộc sống độc thân cho cô nhiều sự tự do hơn. Cô được theo đuổi các sở thích, đi chơi với những người bạn độc thân của mình.
“Tôi cảm thấy như mình đang ở trong một thế giới hoàn toàn khác” - Kang chia sẻ một cách tích cực về quyết định cuộc đời.
“Trước đây, tôi khao khát hạnh phúc, tự hỏi nó là gì, tiêu chí nào để đánh giá và tôi tò mò về tiêu chuẩn của người khác”.
“Cảm giác tự do và hạnh phúc xuất hiện sau khi tôi biết rằng mình có thể sống độc thân. Giờ đây, bất kể tôi làm gì, đó là lựa chọn chỉ dành cho tôi. Vì vậy, tôi không cảm thấy gánh nặng hay sợ hãi bất kỳ trách nhiệm nào đi kèm. Tôi không còn nghĩ rằng mình không hạnh phúc như trước nữa”.
Kang cho rằng, thái độ của Chính phủ và nhận thức của xã hội đối với người độc thân vẫn còn tụt hậu so với xu hướng mà xã hội đang vận động. Cô muốn thấy một xã hội thích ứng hơn với cấu trúc gia đình phi truyền thống, ví dụ như sống chung nhưng không kết hôn.
Năm ngoái, Chính phủ Hàn Quốc thông báo họ sẽ xem xét việc mở rộng phạm vụ của khái niệm “gia đình”, trong đó có thể bao gồm cả những cặp đôi sống thử và cha mẹ đơn thân.
Đăng Dương(Theo The Guardian)
Số lượng “người lao động chán nản” tại Hàn Quốc chạm mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2021. Nguyên nhân được đưa ra do thị trường lao động trở nên yếu kém trong bối cảnh đại dịch.
" alt=""/>Những người trẻ thề không kết hônCuốn sách dày 268 trang, phù hợp với mọi độ tuổi, là công cụ hỗ trợ cần thiết cho những người làm việc trong lĩnh vực giáo dục, phục hồi chức năng ngôn ngữ, giao tiếp, thuyết trình và tất cả những ai quan tâm đến việc cải thiện khả năng phát âm.
“Cuốn sách này không đơn thuần là tài liệu mang tính lý thuyết mà có nhiều bài học hướng dẫn thực hành chi tiết và thú vị. Tôi tin rằng qua những trang sách, độc giả sẽ tìm thấy nhiều kiến thức, sự động viên và khám phá về cách sửa giọng nói hiệu quả” - MC Thanh Mai nói.
Thanh Mai chia sẻ, thường ít ai làm MC lại chọn công việc dạy nói ngọng vì tiền lên lớp rất thấp, chỉ bằng 1/3 so với cát-sê dẫn chương trình. Trong quá trình dạy học viên giao tiếp và thuyết trình, cô thấy vấn đề nổi cộm là giọng nói phương ngữ (ngôn ngữ địa phương). Một phần khác là những học viên (cả lớn và nhỏ) bị ngọng vì nhiều lý do: bẩm sinh lưỡi ngắn, dài, môi hở hàm ếch, miệng méo.
Cô cho biết, mỗi địa phương, vùng miền có giọng nói khác nhau, mang yếu tố văn hóa đặc trưng của mảnh đất đó. Tuy nhiên, việc sử dụng phương ngữ có thể gây hạn chế trong công việc và giao tiếp nhất định, đặc biệt là phát âm sai chính tả, dễ gây hiểu nhầm hoặc không đạt được hiệu quả mong muốn trong giao tiếp.
Rất nhiều người cho rằng giọng nói hay là do năng khiếu, chứ không phải do luyện tập. Vì thế, họ không quan tâm đến việc khắc phục hay sửa giọng nói để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp và có được sự thuận lợi trong công việc.
Lựa chọn viết sách là bắt đầu hành trình MC Thanh Mai đưa tiếng nói, kinh nghiệm của mình tiệm cận với nhiều người mong chờ nó.
"Cảm giác từng nội dung tôi dạy được gọi tên thành đề mục, lên trang thật lạ và ấm nóng những tình cảm của tôi dành cho tiếng Việt. Tôi thấy mình như tỉnh thức, hạnh phúc trong sự biết ơn, cảm kích từ người học. Tôi đã giúp hàng trăm, và bây giờ là hàng nghìn học sinh tìm được tiếng nói chuẩn, giúp giáo viên có thêm một chuyên môn mới, nghề mới là chuyên gia chữa ngọng đầy tự hào", MC Thanh Mai bày tỏ.