![]() |
Trong khuôn khổ chương trình Xuân Quê hương 2019, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và phu nhân cùng đông đảo bà con kiều bào thực hiện nghi thức thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo |
A.S.D, Việt kiều Pháp, Đại sứ du lịch Việt Nam tại Pháp, nhà hoạt động xã hội từ thiện, nhà kinh doanh trở về Việt Nam từ năm 1993. Năm 2015, bà được bổ nhiệm làm Đại sứ du lịch Việt Nam tại Pháp và là người có công xây dựng Ngôi nhà Việt Nam tại Pháp nhằm gìn giữ và quảng bá văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
Hơn 24 năm trở về, đến nay, bà vẫn chưa thể nhập quốc tịch Việt Nam dù rất mong muốn và có nguyện vọng gắn bó với quê hương và đóng góp cho sự phát triển quan hệ Việt – Pháp.
Trước những năm 1990, người Việt Nam ở Bungari và Séc từng phải thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch sở tại, do hai nước này chỉ công nhận một quốc tịch. Nhưng sau đó, Bungari và Séc áp dụng nguyên tắc song tịch, cho phép vào quốc tịch sở tại mà không phải thôi quốc tịch gốc.
Nhiều Việt kiều ở Bungari và ở Séc mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam mà vẫn giữ quốc tịch đang có. Tuy nhiên, nguyện vọng này của bà con chưa thể trở thành hiện thực do trở ngại từ các quy định trong Luật Quốc tịch.
Việt Nam nằm trong số các quốc gia thực hiện nguyên tắc một quốc tịch mềm dẻo. Về nguyên tắc, Nhà nước Việt Nam không cấm việc công dân có hai hoặc nhiều quốc tịch. Tuy nhiên, do các quy định hiện hành đối với việc nhập và trở lại quốc tịch (Khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch, Khoản 5 Điều 23), nên hầu hết những người muốn nhập và trở lại quốc tịch phải thôi quốc tịch nước ngoài hoặc phải là những “trường hợp đặc biệt”, được Chủ tịch nước cho phép.
Ngày nay, khi thế giới ngày càng “phẳng” và các đường biên giới “cứng” dần bị xóa nhòa theo một ý nghĩa nào đó, các quốc gia có xu hướng điều chỉnh chính sách quốc tịch theo hướng cởi mở hơn nhằm mục đích thu hút đầu tư, dòng tiền và chất xám phục vụ phát triển quốc gia.
Thậm chí, đối với các quốc gia vốn cởi mở về vấn đề quốc tịch như châu Âu, Mỹ thì nay còn coi hộ chiếu là một “mặt hàng xuất khẩu” đặc biệt. Thông qua những chương trình mời gọi đầu tư, người ta có thể “mua” được quy chế cư trú dài hạn hoặc được cấp quốc tịch của những nước này.
Với xu thế nới lỏng chính sách quốc tịch của các nước, số lượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài có nhu cầu xin nhập/ trở lại quốc tịch Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là thế hệ kiều bào trẻ, những người đã thôi quốc tịch, nay muốn trở lại quốc tịch Việt Nam.
Tuy nhiên, theo quy định, họ buộc phải thôi quốc tịch nước ngoài nếu muốn nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam, điều mà chỉ những người có dự định hồi hương hẳn mới sẵn sàng chấp nhận.
Đối với hầu hết người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), quốc tịch có ý nghĩa thiêng liêng, đó là sợi dây gắn kết bền vững giữa họ với đất nước, là di sản họ muốn giữ lại cho thế hệ con cháu.
Điều 7 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định: “Nhà nước CHXHCN Việt Nam có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước”, cũng như “tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam”.
Như vậy, ta chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho NVNONN được nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam, song qua hơn 10 năm thực hiện, các tiêu chí để được công nhận “trường hợp đặc biệt” chưa được quy định rõ ràng, dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết nhu cầu của kiều bào.
Trong cuộc tiếp xúc cử tri huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, khi nghe báo cáo về tình trạng còn hơn 400 trẻ lai trên địa bàn do hoàn cảnh phải theo mẹ về quê ngoại sinh sống nhưng không được đi học vì các cháu mang quốc tịch nước ngoài, lại không có bất kỳ giấy tờ tùy thân nào nên không thể cấp giấy khai sinh, đăng ký tạm trú, thường trú…, Chủ tịch Quốc hội đã khẳng định: “Trẻ không có tội gì, nhưng vì là con lai, giờ về không có giấy tờ tùy thân. Hiến pháp nêu rõ chúng ta được quyền tự do đi lại, học hành... Luật Quốc tịch cho hai quốc tịch mà”.
Thực ra, rất nhiều người Việt thuộc thế hệ thứ 2, 3 như M.J, A.S.D… đã trở về và đang ngày ngày đóng góp tâm huyết, trí tuệ, tài năng của họ cho đất nước, dù họ có quốc tịch Việt Nam hay không. Xuất phát từ tình yêu và bầu nhiệt huyết, họ đã vượt qua mọi rào cản, nhưng về lâu dài, họ sẽ buộc phải đứng trước lựa chọn về quốc tịch, nhất là khi đã định cư và lập gia đình tại Việt Nam.
Dịp về nước đón xuân Kỷ Hợi 2019 vừa qua, nhiều bà con kiều bào rất cảm động được nghe Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đối với đất nước và dân tộc Việt Nam, bà con kiều bào dù ở bất cứ nơi đâu, luôn luôn là một phần máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc”.
Với tinh thần đại đoàn kết toàn dân, bà con kiều bào một lần nữa bày tỏ nguyện vọng thiết tha mong Nhà nước ta nghiên cứu, sửa đổi, điều chỉnh chính sách, dành thêm những ưu đãi về quốc tịch cho người Việt Nam ở nước ngoài để duy trì sợi dây gắn kết giữa kiều bào các thế hệ khác nhau với quê cha, đất Tổ.
Bữa tiệc tất niên đón Tết nguyên đán Ất Mùi của kiều bào Việt Nam tại Canada được tổ chức ấm cúng, mang đậm bản sắc phương Đông.
" alt=""/>Kiều bào tha thiết được giữ quốc tịch Việt NamViệc này bắt nguồn từ công văn mới đây của Bộ GD-ĐT. Theo công văn này, Hà Nội có thể phải dừng tuyển sinh hệ không chuyên trong các trường chuyên, trong đó, có khối lớp 6 của Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam.
Theo nội dung công văn gửi tới Sở GD-ĐT Hà Nội, Bộ GD-ĐT cho biết, theo Luật Giáo dục năm 2019, trường chuyên được thành lập ở cấp THPT, vì vậy không có cấp THCS trong trường chuyên. Như vậy, nếu chiếu theo công văn này, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam có thể sẽ phải dừng tuyển sinh lớp 6 ở khối THCS. Tại TP.HCM Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa cũng phải dừng việc tuyển sinh lớp 6.
Hàng năm, Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa tuyển sinh lớp 6 thông qua bài khảo sát năng lực bằng tiếng Anh.
Khi bạn bè cùng trang lứa đã ổn định tại giảng đường đại học, Kiên mới bắt đầu vào lớp 10. Xuất phát điểm chậm hơn, nhưng cậu học trò này đã làm nên điều kỳ tích. Nói như cô Bùi Thị Miên – giáo viên chủ nhiệm lớp 12A1: “Lần này, Kiên đã ‘rũ bùn đứng dậy sáng lòa’”.
Nguyễn Văn Kiên (1999), cựu học sinh Trường THPT Phụ Dực (Quỳnh Phụ, Thái Bình)
Cậu học trò không thích đi học
Những năm cấp 2, Kiên vốn là cậu học trò thông minh, có thành tích học tập khá tốt. Đỗ vào một ngôi trường cấp 3 của huyện, việc phải đi học thường xuyên khiến cậu không cảm thấy hứng thú nữa. Kiên thích chơi game hơn. Vì thế, một tuần đi học 6 ngày, cậu bỏ học quá nửa.
“Em cảm thấy việc đi học không có tương lai nên đã quyết định bỏ dở”.
Quyết định này của Kiên khiến cả bố và mẹ đều sốc. “Mẹ em khóc suốt, còn bố em - những tưởng sẽ mắng rất nặng vì bố vốn là người nghiêm khắc – thì giờ lại im lặng không nói bất cứ điều gì. Trước đó, có những lần bắt được em đi chơi game, khi về nhà bố đã lôi hết sách vở ra đốt”.
Vài ngày sau khi đã trấn tĩnh lại, bố mẹ gọi Kiên ra khuyên nhủ. Nhưng dù bố mẹ có thuyết phục thế nào, cậu cũng nhất quyết không đi học nữa.
Nghỉ học, Kiên bỏ vào Nam làm đủ thứ nghề phổ thông như xin đi bán cà phê và làm thợ may. Mỗi ngày như thế, Kiên kiếm được 200.000 đồng.
“Ban đầu em thấy tự do lắm! Em thuê phòng trọ hết 1 triệu/ tháng, ăn hết 2 triệu/ tháng. Chi tiêu các khoản, em vẫn còn để dư ra một ít”.
Nhưng một thời gian sau, khi phải liên tục tăng ca, làm từ 7 giờ sáng đến 9 – 10 giờ tối mới về đến nhà, Kiên bắt đầu thấy hối hận: “Làm việc liên tục khiến em cảm thấy mệt mỏi. Giai đoạn đầu khi mới vào Nam, thi thoảng em cũng bị bắt nạt, thậm chí bị lừa. Em muốn quay lại để được đi học, nhưng vì đã bỏ học rồi, giờ quay lại em cũng cảm thấy rất ngại”.
Kiên và cô giáo chủ nhiệm Bùi Thị Miên
Những đêm nằm một mình trong phòng trọ, Kiên nhớ tới mẹ. “Mẹ em thường đi chợ bán hoa quả và mía. Ngày nào khá bán được 200.000 đồng, còn không cũng chỉ được vài chục nghìn. Có hôm trời mưa còn bị lỗ vốn vì hoa quả thối, không bán được nữa. Em bỗng thương mẹ và cảm thấy mình đang phụ lòng của bố mẹ”.
Kiên quyết định gọi điện về nhà. Lần này, bố mẹ cậu lại ra sức thuyết phục con: “Con cứ học đi, tốn bao nhiêu tiền bố mẹ cũng nuôi được. Kể cả không có tiền, bố mẹ cũng có thể đi vay, chỉ cần con học tốt”.
Câu nói này khiến Kiên như “tỉnh ngộ”. Cậu quyết định quay trở về học lại sau quãng thời gian 3 năm bỏ dở.
Nỗ lực gấp 10 lần bình thường
Bắt đầu lại cùng các em khóa dưới, Kiên vừa hồi hộp, vừa lo lắng không biết mình có theo kịp không.
“Nghỉ học 3 năm, em gần như quên hết mọi thứ căn bản”, Kiên nói.
Cậu bắt đầu học lại từ con số 0. Giai đoạn đó, theo Kiên, bản thân đã phải nỗ lực hơn gấp 10 lần bình thường. Nhờ sự thông minh và quyết tâm, chỉ sau 1 tháng liên tục, Kiên đã học lại được tất cả những kiến thức cơ bản.
“Em vốn là người rất yêu thích môn Hóa. Thế nhưng, khi quay lại học, em thậm chí phải bắt đầu lại từ kiến thức về nguyên tử khối”.
Những kiến thức vốn nằm trong chương trình lớp 8, lớp 9, Kiên tự lên mạng tìm tòi để học lại. Đến năm lớp 11, cậu đã đuổi kịp các bạn trong lớp.
Lúc này, Kiên thường xuyên tự học trước bài vở để lên lớp tiếp thu bài nhanh hơn. Ngoài ra, cậu cũng chăm chỉ luyện đề nhiều hơn để nhớ các dạng bài tập. Đến cuối kỳ 1 năm lớp 12, Kiên đã học xong hết chương trình và đầu tư thời gian cho việc luyện đề.
“Với các môn Tự nhiên, không có bí quyết học nào tốt hơn là việc phải luyện thật nhiều bài tập”, Kiên nói.
Kết quả, với số điểm 29,75, Kiên đã trở thành thủ khoa khối A của cả nước.
"Nếu không có kiến thức, mãi mãi không có tương lai"
Từng cảm thấy rất hối hận khi đã bỏ học, nhưng giờ đây, nhìn lại sau tất cả, Kiên nói rằng, nếu thời điểm đó không bỏ học, có lẽ em sẽ không có động lực để đạt được kết quả này.
“Khi đi làm, em thấy rất vất vả. Nếu không có kiến thức, mãi mãi mình vẫn chỉ là người làm việc tay chân không có tương lai. Em cũng từng chứng kiến những người lao động xung quanh mình và cảm thấy họ khổ nhọc vô cùng”.
Cậu cũng biết ơn các thầy cô tại ngôi trường cấp 3 của mình, đặc biệt là thầy hiệu trưởng và hai cô giáo chủ nhiệm đã tạo điện kiện cho bản thân được chuyển từ lớp cơ bản sang học tại lớp mũi nhọn của trường.
Nhắc đến cậu học trò đặc biệt, cô giáo Bùi Thị Miên cho rằng, “đó là một câu chuyện rất dài”. Nhận thấy Kiên có năng lực học tập tốt, cô Miên đã bàn với giáo viên chủ nhiệm của Kiên xin cho cậu được chuyển vào lớp 12A1 để học. Đây vốn là lớp xếp “đầu bảng” của trường.
Sau 2 năm, từ cậu học trò bắt đầu “bằng con số 0”, Kiên đã lọt vào đội tuyển dự thi học sinh giỏi tỉnh môn Hóa học và đoạt giải Nhất.
Với cô Miên, đây là kết quả ngoài mong đợi và bản thân Kiên đã phải nỗ lực rất nhiều.
Sau đó, Kiên đăng ký tuyển thẳng vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng không đạt được như nguyện vọng. Cô Miên lo học trò thất vọng, thi tốt nghiệp THPT sẽ không được như mong muốn.
“Cả đêm mình thao thức không dám mở điện thoại ra để tra điểm. Đến khi Kiên thông báo với cô đạt 29,75 điểm, mình thở phào nhẹ nhõm. Gắn bó với em mấy năm, cùng trải qua rất nhiều cung bậc, cho nên kết quả này khiến mình thấy xúc động”, cô Miên nói.
Mặc dù không được tuyển thẳng vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội như kỳ vọng, nhưng Kiên đã chắc chắn có một suất học tại ngôi trường này. Hiện tại, cậu đang tiếp tục ôn tập để dự thi vào Lớp Tài năng Khoa học máy tính của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Cô Miên cho biết, ngoài Kiên, lớp 12A1 của Trường THPT Phụ Dực cũng có 2 thí sinh khác lọt vào top 100 học sinh đạt điểm khối A cao nhất cả nước.
Thúy Nga
Làm bài thi dài 12 trang giấy, Đặng Thị Hồng Trang (lớp 12A1 Trường THPT Mỹ Tho, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) đã đạt được điểm 10 bài thi môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
" alt=""/>Nguyễn Văn Kiên