BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới TƯ cho biết, từ 15/1 đến nay, BV tiếp nhận đến 9 ca nhiễm liên cầu khuẩn. Tất cả đều trong tình trạng nặng do bị viêm màng não mủ và nhiễm khuẩn huyết (5 trường hợp), trong số này có trường hợp không qua khỏi, gia đình xin đưa về.
Tại khoa Cấp cứu hiện đang điều trị cho bệnh nhân Vũ Văn B. (60 tuổi, Nghĩa Hưng, Nam Định). Ông B. được chuyển từ BV Bạch Mai qua vào trưa 2/3 trong tình trạng nhiễm trùng máu, suy thận do nhiễm liên cầu lợn.
![]() |
Tay bệnh nhân 60 tuổi với nhiều vết hoại tử, nứt sâu, chảy máu. Ảnh: T.Hạnh |
Người nhà bệnh nhân cho biết, 10 ngày trước, ông B sang nhà hàng xóm mổ lợn để làm đám cưới. 6 ngày sau, bệnh nhân sốt cao 39-40 độ, da nổi ban hoại tử, không đại tiện, tiểu tiện được.
Bác sĩ đang nỗ lực lọc máu và điều trị kháng sinh đặc hiệu, song hiện tại tình trạng suy thận vẫn chưa được cải thiện. Bệnh nhân không có bảo hiểm y tế, trong khi chi phí điều trị rất tốn kém và phải điều trị ít nhất 3 tuần.
Bệnh nhân vẫn tỉnh nhưng không nói được, khắp tay, chân xuất hiện các vết hoại tử, nhiều vùng trên da bị nứt, chảy máu.
Gia đình quả quyết bệnh nhân không ăn tiết canh, không ăn nem chạo sống hay nem chua, nhưng chân tay có nhiều vết gãi xây xát do bị dị ứng xi măng khi đi làm công nhân xây dựng. Theo các bác sĩ, đây chính là nguyên nhân khiến vi khuẩn liên cầu xâm nhập.
Những bệnh nhân còn lại, qua khai thác bệnh sử, có tới 50% ăn tiết canh, thịt lợn sống, số còn lại người nhà không khai báo. Trong đó có bệnh nhân uống rượu lâu năm, phủ tạng yếu lại thêm tác nhân liên cầu lợn nên tình trạng suy đa phủ tạng hết sức nặng nề.
Theo BS Cấp, với những ca nhiễm liên cầu lợn thể viêm màng não mủ, phải nằm điều trị ít nhất 3 tuần, nếu bị nhiễm khuẩn huyết phải điều trị đến 2-3 tháng, chi phí lọc máu hàng trăm triệu đồng. Nếu chữa khỏi, 40% sẽ để lại di chứng nặng nề.
Theo thống kê, khoảng 70% bệnh nhân mắc liên cầu lợn là do ăn tiết canh. 30% còn lại do ăn nem chạo sống, do tiếp xúc, giết mổ lợn bệnh...
Luôn có một tỉ lệ lợn mang vi khuẩn liên cầu, lợn khoẻ cũng có thể nhiễm vi khuẩn liên cầu nên nhìn bằng mắt thường không thể phát hiện được.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu hôm qua tiếp nhận một bệnh nhân trong trạng thái hôn mê sâu, trên mặt xuất hiện những mảng tím và suy hô hấp.
" alt=""/>Món ăn ưa thích khiến 9 bệnh nhân nứt thịt, hoại tử daVăn phòng Chính phủ mới đây đã có công văn gửi Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng UBND 11 tỉnh, thành phố: Bình Định, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Long An, Hải Dương, Thái Nguyên, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Tây Ninh, TP.HCM về việc triển khai thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục về đất đai.
Theo đó, để triển khai thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục về đất đai trên Cổng dịch vụ công quốc gia đáp ứng đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ đề nghị các bộ, địa phương nêu trên quan tâm, tập trung thực hiện một số nội dung công việc.
Cụ thể, Bộ Tài chính được đề nghị trên cơ sở kết quả tái cấu trúc quy trình, hoàn thiện hệ thống thuế để kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với Cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai thông suốt, hiệu quả.
Đồng thời, hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan thuế ở địa phương thực hiện đáp ứng tiến độ, đảm bảo chất lượng cung cấp dịch vụ trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ đề nghị bộ này hướng dẫn các cơ quan quản lý đất đai ở địa phương tổ chức triển khai thanh toán nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai trên Cổng dịch vụ công quốc gia đảm bảo tiến độ, chất lượng.
UBND các địa phương gồm Bình Định, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Long An, Hải Dương, Thái Nguyên, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Tây Ninh, TP.HCM được đề nghị triển khai kết nối, tích hợp Hệ thống một cửa điện tử cấp tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia và tổ chức triển khai đến các cơ quan quản lý đất đai ở địa phương để thanh toán nghĩa vụ trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai trên Cổng dịch vụ công quốc gia, trước mắt đối với đối tượng là hộ gia đình, cá nhân để làm cơ sở trên khai toàn quốc từ quý I/2021.
Theo lộ trình được Văn phòng Chính phủ đưa ra, trong tháng 11/2020 thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Bình Định, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Long An sẽ kết nối, tích hợp và tổ chức triển khai thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục về đất đai trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Tiếp đó, sẽ thực hiện kết nối, tích hợp và tổ chức triển khai tại TP.HCM và các tỉnh: Hải Dương, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Tây Ninh trong tháng 12/2020.
Liên quan đến việc thanh toán trực tuyến phí, lệ phí, thuế, thu phạt xử lý vi phạm hành chính và các nghĩa vụ tài chính khác trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch công cấp bộ, cấp tỉnh, trong kết luận hội nghị sơ kết 3 tháng vận hành Cổng dịch vụ công quốc gia vào trung tuần tháng 3/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo việc này cần phải được đẩy mạnh nhằm góp phần thực hiện thành công giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.
Theo thống kê, kể từ thời điểm chính thức được khai trương vào ngày 9/12/2019 cho đến tháng 9/2020, Cổng dịch vụ công quốc gia đã tích hợp, cung cấp hơn 1.000 dịch vụ công trực tuyến; có khoảng 60 triệu lượt truy cập, trên 235.000 tài khoản đăng ký; hơn 15 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, trên 295.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến; tiếp nhận, hỗ trợ trên 24.000 cuộc gọi và 7.800 phản ánh, kiến nghị.
Đặc biệt, từ tháng 3/2020, hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng dịch vụ công quốc gia được đưa vào vận hành. Tính đến hết tháng 8/2020, tổng cộng đã có hơn 11.000 giao dịch thanh toán trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia với giá trị ước tính khoảng 5 tỷ đồng/tháng.
Chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia (tại thời điểm tích hợp, cung cấp dịch vụ công thứ 1.000) là khoảng 6.700 tỷ đồng/năm, con số này sẽ tiếp tục tăng theo số lượng dịch vụ công được tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
M.T
Theo Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), hệ thống KeyPay đã và đang hỗ trợ 27 đơn vị thuộc các bộ , ngành cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4.
" alt=""/>Người dân 5 địa phương sắp thanh toán online nghĩa vụ tài chính khi làm thủ tục đất đai