
- Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội Viettel nói các trường đại học cần cho sinh viên làm trước, trải nghiệm rồi dạy sau để việc học dễ vào hơn.Đó là chia sẻ tại hội nghị khoa học “Đào tạo nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0” do Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tổ chức ngày 26/2.
 |
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội Viettel. Ảnh: Thanh Hùng. |
Ông Hùng chỉ ra những quan điểm khác biệt căn bản của dạy và học thời kỳ 4.0 và cần thay đổi:
“Trước đây, chúng ta thường học trước, làm sau. Bây giờ làm trước, trải nghiệm trước sau đó mới học, thì cái việc học đó nó vào hơn. Cho nên, các trường đại học cần cho các sinh viên làm nhiều hơn, thậm chí cho các em làm trước rồi dạy sau.
Trước đây, người thầy giảng dạy 100%. Bây giờ có cả nnhững doanh nhân, chuyên gia tham gia vào giảng dạy.
Trước đây giáo viên là thầy, bây giờ người thầy có lẽ là huấn luyện viên. Điều này có điểm rất hay ở chỗ là trò bao giờ cũng giỏi hơn huấn luyện viên.
Trước đây, dạy học hay làm nghiên cứu trong thế giới thực là các phòng thí nghiệm rất tốn kém về vật tư, vật liệu và thời gian. Giờ đây đã có thể nhìn thế giới thực qua thế giới ảo, nên có thể thực hiện quá trình biến môi trường ảo thành môi trường mô phỏng, vừa nhanh vừa không tốn kém.
Trước đây, dạy sinh viên đào sâu từng chuyên ngành nhưng bây giờ thì lại theo hướng đa ngành, liên ngành.
Trước đây, sinh viên học trong trường là chính. Bây giờ việc học càng mở càng tốt.
Trước đây, chúng ta chỉ cần ngôn ngữ giữa người với người (biết tiếng Việt và học thêm tiếng Anh,...) nhưng bây giờ cần phải biết thêm ngôn ngữ giữa người với máy - do đó, cần biết lập trình, viết code.
Trước đây chúng ta dạy học sinh và coi kỹ năng giải quyết vấn đề là khâu chính, nhưng bây giờ có lẽ cần học cách tìm ra vấn đề mới là quan trọng nhất.
Trước đây, chúng ta học và làm về những cái thế giới đã làm, còn bây giờ chúng ta học để làm cái mà chưa ai làm được.
Trước đây, thực là quan trọng và dạy cái thực là chính, nhưng bây giờ mọi thứ được ảo hóa và chúng ta dạy về cách sống, làm việc và sáng tạo trong thế giới ảo.
Trước đây, nghe theo và học thuộc là quan trọng. Bây giờ chúng ta cần hơn tư duy phản biện.
Trước đây, chúng ta dạy sinh viên học "What?" (cái gì), "How?" (như thế nào). Bây giờ có lẽ học "Why?" là quan trọng vì nếu biết “tại sao” thì mới có thay đổi và sáng tạo.
Trước đây, tài sản quan trọng nhất của trường đại học là sách, thư viện và các giảng đường. Bây giờ, tài sản quan trọng nhất của trường đại học là phòng thí nghiệm, các công cụ mô phỏng, hạ tầng máy móc, thậm chí phải giống như một nhà máy. Chắc ít ai nghĩ đến việc trường đại học phải có hạ tầng như một nhà máy để sinh viên có thể thực hiện quá trình sáng tạo trong các “nhà máy” đó.
Trước đây, thước đo của đại học không rõ ràng, bây giờ thước đo là mức lương trung bình của một sinh viên có thể nhận được khi ra trường.
Trước đây, cạnh tranh là chúng ta làm giống người khác nhưng tốt hơn. Giờ đây, cạnh tranh là sự khác biệt.
Trước đây, chúng ta tìm giáo viên giỏi trong số những người giáo viên thì cơ hội là không lớn. Bây giờ chúng ta tìm giáo viên trong số tất cả những người có chuyên môn đại học và có đam mê dạy học.
Trước đây, chúng ta tìm người trong số 90 triệu người Việt Nam, giờ tìm người trong số 7 tỷ người trên thế giới thì cơ hội lớn hơn rất nhiều,...
Ông Hùng cho rằng, những tư duy nêu trên rất cần thiết trong dòng chảy đổi mới của thời đại. Vì vậy, các trường đại học phải luôn cần cố gắng để thích nghi, giúp tăng sự sinh trưởng, tăng sự thông minh.
 |
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Thanh Hùng. |
Tham dự hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh chia sẻ: “Chúng ta chứng kiến tâm điểm cuộc cách mạng này thể hiện trong thực tế rất nhanh chóng với việc hình thành nên nhiều nhà máy thông minh, nhà máy số… Vấn đề là khả năng của người lao động trong việc kết nối với hệ thống máy móc,… trí tuệ con người tương tác như thế nào với trí tuệ nhân tạo cũng là vấn đề được xem là nền tảng”.
Thanh Hùng
" alt=""/>“Các trường đại học cần cho sinh viên làm trước rồi hãy dạy sau”
- Cái chết của du khách Anh Aiden Shaw Webb ở khu vực Fansipan khi anh quyết định thám hiểm đỉnh núi hiểm trở nhất Việt Nam một mình khiến nhiều người thương xót. Chuyên gia đa dạng sinh học Phùng Mỹ Trung có bài phân tích lý do Aiden gặp nạn đồng thời chia sẻ những kỹ năng thoát hiểm khi bị lạc. Dưới đây là bài viết của tác giả.

|
Nhiều bạn trẻ có đam mê leo núi Fansipan
|
Tôi chắc chắn rằng có đến 95% người Việt Nam, đặc biệt là những bạn trẻ không thể có kỹ năng và được dạy kỹ năng sống, thoát hiểm bài bản như du khách người Anh Aiden Shaw Webb. Đây là một trong những kỹ năng hết sức cơ bản mà bất cứ một phượt thủ nước ngoài nào đi phượt cũng đều được học một cách cẩn thận kỹ càng. Nhưng tại sao bạn ấy vẫn gặp tai nạn một cách đáng tiếc? Các phượt thủ người Việt Nam hầu hết không được học căn bản thì phải làm gì?
Tại sao Aiden Shaw Webb gặp ở Fansipan?
Theo kinh nghiệm của tôi Aiden Shaw Webb gặp nạn vì quá chủ quan và bỏ qua những nguyên tắc cơ bản phượt nơi hoang dã. Bạn ấy đã tự tin thái quá khi một mình phượt vào một khu vực rừng núi được xem như khó khăn và hiểm trở nhất Việt Nam. Lỗi hoàn toàn thuộc về bạn ấy và hậu quả bạn ấy phải nhận là mạng sống quí báu của mình.
Bài này tôi sẽ chia sẻ về kinh nghiệm sống sót ở dãy núi Fansipan từ trường hợp không may của Aiden Shaw Webb.
1. Aiden đã "liều mạng" khi đi một mình với các thiết bị trên tay chỉ là một chiếc smartphone mà bạn ấy không hiểu rằng chiếc smartphone của bạn ấy sẽ vô dụng khi vào những hẻm núi hoàn toàn không có sóng 3G ở Fansipan.
Nếu bạn ấy có một thiết bị GPS loại tốt rất có thể bạn ấy đã thoát khỏi cái chết oan nghiệt.
Tại sao tôi lại chọn GPS mà không chọn la bàn hay thiết bị khác vì chiếc kim la bàn sẽ chạy loạn lên nếu trong khu vực bạn đang dùng có mỏ sắt hay mỏ kim loại nặng còn GPS dù bị cản bởi cây cối hay mây thì vẫn có những lỗ hổng hoặc mây tan để tìm ra tọa độ mình đang đứng.
2. Aiden Shaw Webb quá tự tinvào khả năng của mình khi không thuê một người dân bản địa hoặc đi cùng với một nhóm bạn. Nhóm bạn sẽ có thể cứu được anh ấy khi bị té gãy chân, tay, chảy máu, đập đầu vào đá khi đi qua các con suối ở vùng núi này nước rất lạnh và đầy rêu.
Loài rắn độc nhiều nhất ở Fansipan là loài Rắn lục (Jerdon Protobothrops jerdonii), Lục đầu trắng (Azemiops feae) và Lục núi (Ovophis monticola), Lục cườm (Protobothrops mucrosquamatus). Những loài này rất hay ăn đêm, nhưng cũng có bạn ăn cả ngày. Chuyên gia nghiên cứu về rắn như tôi khi gặp loài rắn này cũng 2 tay hai gậy mà vẫn còn hồi hộp vì chỉ một phát cắn thì chúng có thể giết chết một chú bò rừng.
3. Aiden Shaw Webb leo núi gần như không cóbất cứ một thiết bị gì cứu hộ, không lều, võng, không đồ ăn, áo ấm đủ để mặc khi gặp sự cố. Mùa này những cơn mưa thất thường ở Fansipan sẽ khiến bạn bị thấm lạnh rất nhanh và mất nhiệt dẫn đến cái chết nhanh. Bởi những lúc lâm vào hoàn cảnh như thế tay, chân, người bạn lẩy bẩy đến nỗi không còn có khả năng bật nổi chiếc hộp quẹt để hút thuốc, chứ chưa nói đến nhóm lửa (nếu có người bạn đi cùng thì chuyện đó sẽ dễ dàng hơn, nhất là người bản địa)
Tôi cũng không hiểu sao Aiden Shaw Webb không đốt lửa?
Rất có thể anh ấy không mang theo hộp quẹt? Nhưng dù có mang theo với độ ẩm lớn ở Fansipan mà để có một bếp lửa thì chỉ có cây tươi mới giúp bạn nhóm lửa nhanh nhất. Còn nhưng khúc củi khô thì còn lâu mới giúp bạn có một bếp lửa bập bùng kinh nghiệm này các bạn phải ghi nhớ nằm long. Vì sao ư ở một nơi độ ẩm cao như thế các cây khô mục đều ngậm nước rất khó bắt lửa. Trong khi cây tươi chẻ nhỏ có tinh dầu sẽ cháy rất nhanh.

|
Loài rắn lục Jerdon sống tại Fansipan. |
4. 99% Aiden Shaw Webb chết là do bị tại nạn, thiếu bình tĩnhvà hốt hoảng khiến anh ấy không có cơ hội sống. Khi bị lạc đường cách tốt nhất là bình tĩnh, bình tĩnh và bình tĩnh.
Nếu đi cùng đoàn bạn hãy đứng ngay ở nơi mà bạn cảm thấy bị lạc. Nhất là ban đêm bị lạc thì lại càng phải đứng ngay chỗ cảm thấy bị lạc (tắt đèn, giảm bớt ánh sáng để tiết kiệm pin, đốt lửa sưởi ấm và tránh thú dữ rắn rít, báo hiệu …). Người trong đoàn sẽ quay lại cứu bạn. Bạn sẽ chết khi hốt hoảng hoặc cố gắng tìm cách kiếm đường về, vì càng đi bạn càng mất phươnghướng và lạc rất sâu khiến cho đoàn không biết bạn đi đâu mà tìm…
Còn đi một mình bị lạc cách tốt nhất hãy đứng lại, bình tĩnh đốt lửa, nấu đồ ăn, kiếm thức ăn và nghỉ ngơi để quên đi rằng mình đang vị lạc. Những hoạt động này sẽ khiến cho đầu óc bạn minh mẫn hơn để vượt khó. Chính lúc này các dụng cụ, thiết bị mà bạn chuẩn bị kỹ lưỡng cho chuyến hành trình leo núi mới phát huy tác dụng và giá trị nhất để cứu bạn.
5. Bạn sẽ làm gì khi bị lạc đường ở vùng núi Fasipan?
Lời khuyên tốt nhất của tôi là bạn không nên ở dưới các thung lũng sâu (mặc dù nơi đó có nước, nhưng cũng là nơi nhiệt độ rất thấp về ban đêm và các loài rắn độc, thú dữ cũng thường thích kiếm ăn và trú ngụ ở những nơi vực sâu rậm rạp …)
Bạn cũng không nên dựng lều hay ngủ dưới một gốc cây lớn vì mưa to gió lớn sẽ làm nhữnh cành cây mục gãy đổ vô tình lấy đi mạng sống của bạn cũng như sét đánh.
Bạn nên kiếm cho mình một trảng trống, hay leo lên một đỉnh cao nào đó để định hướng và phát tín hiệu bằng cách chặt các cây gổ tươi, chẻ nhỏ, đốt một đống lửa để làm hiệu. Để có khói nhiều sau khi lửa cháy hay kiếm những cành lá tươi cho vào đống đốt, khói sẽ lên giày đặc và khó tan hơn khói của ngọn lửa để đội cứu hộ có thể nhìn thấy khỏi mà định hướng cứu bạn.
Biết đâu trong lúc leo lên một đỉnh núi nào đó bạn chẳng có cơ hội gặp một con đường mòn…
6. Nếu bạn đủ nghị lực và sức mạnh để cứu sống bản thâncách tốt nhất trở về nhà trong khu vực vùng núi Fansipan mà không tin vào những con đường mòn hay không kiếm ra những con đường mòn, hãy đi dọc theo các con suối nhỏ để tìm ra những con suối lớn và cứ thế đi xuống chắc chắn bạn sẽ tìm ra đường về (nhớ không áp dụng kiểu này với các con suối ở rừng miền Đông Nam bộ nhé). Trong lúc vượt suối, nếu đi trên bờ thì đôi giày sẽ hữu ích. Nhưng lội trên các tảng đá trơn trượt thì chiếc tất (vớ chân) sẽ giá trị hơn đôi giày rất nhiều.
7. Tôi thường dạy lũ trẻ ở thành phố mỗi khi chúng tham gia vào các chuyến đi rừng cùng cha mẹ cách vượt qua sợ hãi, cách thoát hiểm khi lạc rừng ban đêm và cách nhóm lửa để sưởi ấm cùng một số kỹ năng cơ bản nếu bạn cho các chau tham gia chương trình của chúng tôi hằng năm vào mỗi dịp hè.
Nhưng có 2 thứ mà bạn đi rừng đừng bao giờ quên không mang theo (nhất quyết không được quên) đó là một con dao thật tốt và một chiếc hộp quẹt còn mới. Hai vật bất ly thân này sẽ cứu bạn trong mọi hoàn cảnh khó khăn nhất mà bạn phải vượt qua.
Hy vọng với chút kinh nghiệm của mình (hoàn toàn không lý thuyết) sẽ hữu ích cho bạn, cũng như con cái các bạn trong những hoàn cảnh tưởng chừng như mạng sống của bạn ngàn cân treo sợi tóc và đừng để những điều đáng tiếc xảy ra với bạn như Aiden Shaw Webb.
" alt=""/>kỹ năng thoát hiểm khi leo núi Fansipan