Hơn nữa, tôi là nàng dâu hiền thảo, được lòng cả hai bên nội ngọai nhà chồng. Tôi được bố mẹ thương yêu nên khi nhắc đến ly dị, bố mẹ chồng cũng gạt đi, khuyên nhủ tôi nghĩ lại. 3 năm nay, mẹ chồng tôi bị tai biến nên sức khỏe yếu, chủ yếu chỉ nằm một chỗ. Còn bố chồng tôi bị bệnh tuổi già, lúc nhớ lúc quên. Tôi vừa lo dạy học, đến trưa lại về chăm lo cơm nước cho bố mẹ để chồng yên tâm công tác.
Hôm đó là ngày nghỉ, chồng tôi hẹn về thăm nhà nhưng lại nói có việc bận. Nhớ thương chồng nên tôi bắt xe lên tận chỗ chồng tôi thuê trọ để thăm anh. Nào ngờ, vừa đến nơi, tôi sốc rụng rời khi bắt gặp chồng tôi đang đưa một phụ nữ và một đứa trẻ đang lên xe taxi. Tôi định làm ầm mọi chuyện thì chồng ngăn lại, anh nói thằng bé đang bị sốt. Anh cùng mẹ đứa bé đưa nó đi bệnh viện rồi sẽ về nói chuyện với tôi sau.
Không bao biện, không chối cãi, chồng tôi thừa nhận rằng người phụ nữ và đứa bé đó là vợ hờ, con rơi của anh. Lời chồng nói ra khiến tôi tột cùng đau khổ. Tôi khóc rất nhiều và quyết định sẽ ly dị, trả tự do cho anh và người phụ nữ ấy. Tuy nhiên, khi đọc được lá đơn ly dị, chồng tôi xé phăng đi và nằng nặc xin tôi nghĩ lại.
Anh nói với tôi rằng thực ra, anh chẳng thương yêu gì người phụ nữ kia. Nhưng vì muốn làm tròn bổn phận của người con, không muốn bố mẹ nghĩ ngợi, lo lắng chuyện người nối dõi nên anh đành "cố gắng".
Nghe anh nói vậy, tôi không tin, tôi cương quyết đòi ly hôn chồng bằng được. Anh xuống nước cầu xin tôi bỏ qua mọi chuyện, cứ làm vợ, làm dâu nhà anh như bây giờ.
Đợi khi nào mẹ chồng tôi khuất núi, lúc đó tôi muốn gì anh cũng đồng ý. Hơn nữa, giờ cô bồ của anh đang bận con mọn, cô ấy cũng không thể cùng lúc vừa chăm con, vừa chăm sóc bố mẹ của anh.
Anh nói: "Mẹ yếu lắm rồi. Mẹ chỉ coi em là con dâu thôi. Giờ em bỏ đi rồi. Ai sẽ lo cho mẹ? Còn bố nữa chứ. Các chị thì ở xa. Em không thương bố mẹ sao?"
Nghe anh nói đến từ "thương", tôi cười mà nước mắt lăn dài. Anh muốn tôi thương bố mẹ anh. Còn tôi, ai thương thân tôi đây?
Mỗi người trước khi có ý định bước chân ra khỏi mái ấm của mình hãy thử hỏi lòng: Nếu đổi lại là chồng/vợ mình ngoại tình, mình có thể tha thứ hay không?
" alt=""/>Tâm sự người vợ có chồng ngoại tình, có con riêng nhưng không muốn ly dịĐó là nhiều câu chuyện đau lòng xảy ra khi hai vợ chồng ly thân trong thời gian qua mà tôi đã tiếp nhận tư vấn.
Khi hôn nhân có mâu thuẫn xảy ra thì vợ, chồng có quyền lựa chọn phương thức giải quyết mâu thuẫn một cách tốt nhất, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình. Đó là thông qua hòa giải để đoàn tụ, hoặc ly hôn.
Pháp luật nhiều nước đã quy định ly thân là quyền của vợ, chồng lựa chọn phương thức giải quyết mâu thuẫn trong hôn nhân. Điều đó tạo căn cứ pháp lý cho các quan hệ tài sản, nhân thân, con cái trong giai đoạn quan hệ hôn nhân nhạy cảm này.
Còn ở Việt Nam, mặc dù chưa được quy định trong luật nhưng trong thực tế tư vấn chúng tôi thường gặp vấn đề ly thân diễn ra nhiều khi khá phức tạp. Đặc biệt, với những cặp vợ chồng theo Công giáo, với giáo lý "những gì Chúa đã tác hợp thì người đời không có quyền sửa đổi" nên họ không ly hôn, mà khi mâu thuẫn xảy ra, thường chấp nhận ly thân, thậm chí là sống ly thân đến hết đời.
Phải chăng ta nên luật hóa chế định ly thân để có cơ sở pháp lý giải quyết những rắc rối trong thực tế?
Có khá nhiều lý do mà nhiều cặp vợ chồng tuy xác định không thể hàn gắn, nhưng vẫn không muốn ly hôn mà chọn cách ly thân vì họ ngại mang điều tiếng bị vợ bỏ, chồng bỏ, ảnh hưởng đến uy tín gia đình, ảnh hưởng đến công việc, ảnh hưởng việc kết hôn của con cái, khó khăn trong chia tài sản chung…
Đôi khi có trường hợp không thể cứu vãn quan hệ hôn nhân, nhưng khi biết người kia có hạnh phúc mới thì có tâm lý "phá đám, trả thù". Khi ra Tòa, những người này viện cớ tuy vợ chồng không sống cùng một nơi, nhưng quan hệ hôn nhân của họ vẫn đang bình thường, mâu thuẫn chưa trầm trọng và họ không đồng ý ly hôn để ngăn cản người kia không được phép kết hôn với người khác và kéo dài tình trạng này vô thời hạn.
Trong khi những cặp vợ chồng này chỉ tồn tại trên danh nghĩa pháp lý, còn cả về tình cảm, lẫn tài sản đều đã rạch ròi.
Thực ra ly thân được hiểu là vợ chồng không cùng chung sống, không có quan hệ tình cảm, không thiết lập khối tài sản chung với nhau nên khi xét xử, nhiều thẩm phán vẫn xem xét đến tình trạng ly thân như là một trong những cơ sở cho thấy mâu thuẫn vợ chồng đã kéo dài, không thể hàn gắn để cho họ ly hôn. Nhưng vì không được luật quy định nên ngay cả việc xác định một cặp vợ chồng đang trong tình trạng ly thân hay không cũng không dễ dàng.
Ly thân là khoảng thời gian cần thiết để các cặp vợ chồng đang mâu thuẫn nhìn nhận lại mối quan hệ từ đó cân nhắc có thể tiếp tục chung sống, hay quyết định ly hôn. Do đó, Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi cần bổ sung chế định ly thân với tư cách là một quyền của các cặp vợ chồng, chứ luật không khuyến khích cứ xảy ra mâu thuẫn vợ chồng là ly thân.
Tuy nhiên, luật cần quy định, kể từ thời điểm ly thân, hai bên có quyền xác lập tài sản riêng để hạn chế các tranh chấp phức tạp nảy sinh sau đó. Với những cặp vợ chồng xảy ra mâu thuẫn trầm trọng, một bên cố tình níu giữ quan hệ hôn nhân bằng cách ly thân để ngăn cản người kia tìm hạnh phúc mới thì đây cũng là một trong các căn cứ để Tòa án xem xét cho ly hôn dù không có sự thuận tình.
Người phụ nữ 62 tuổi, đã có 10 đứa cháu vừa kết hôn với một chàng trai kém mình tới 36 tuổi sau một thời gian quen nhau trên Facebook.
" alt=""/>Bi hài ly thân: chồng kinh doanh với bồ, lúc nợ nần lại đòi vợĐiều dễ dàng nhận thấy là những video này đều có nội dung nhảm nhí, độc hại, cổ súy cho những hành vi không đúng đắn như "dạy" trẻ nhỏ cách trộm cắp hay xúi giục hành động mất vệ sinh. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần rất nhỏ trong những nội dung tiêu cực được YouTuber này đăng tải. Nhiều kênh Vlog khác cũng có cách hoạt động tương tự với những video như "thả 100 cái dao trên cao xuống", "thử thách một ngày làm chó"...
Không cần phải có tầm tri thức cao rộng, một người bình thường cũng có thể nhận ra những nội dung không lành mạnh của những video dạng này. Nhưng số người xem vẫn lên tới con số vài triệu, thậm chí vài chục triệu views. Phần đông người theo dõi và xem những kênh YouTube này là các thanh thiếu niên độ tuổi từ nhỏ tới mới lớn, phần đa đều còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Đương nhiên, ở lứa tuổi này, trẻ thường có xu hương bắt chước và định hình tính cách theo những gì thường xuyên tiếp cận. Đây sẽ là mối nguy hại rất lớn cho nhận thức của cả một thế hệ trẻ Việt Nam.
Trước vấn nạn này, YouTube đã có tuyên bố ngăn chặn sự lan truyền của các video độc hại trên nền tảng của mình. Cụ thể, nội dung của các video đăng tải trên nền tảng YouTube phải tuân thủ theo chính sách Nguyên tắc cộng đồng hoặc các quy tắc ứng xử trên YouTube. Nguyên tắc này không cho phép xuất hiện các video với nội dung spam và có hành vi gian lận nhằm mục đích lừa đảo, gây hiểu lầm hoặc lừa gạt người dùng; các video có nội dung nhạy cảm, khiêu dâm, ảnh khỏa thân, hình ảnh không an toàn cho trẻ em và hành vi tự hủy hoại bản thân; video có nội dung bạo lực hoặc nguy hiểm, xuất hiện lời nói, hành vi căm thù, bạo lực, tấn công người xem bằng mã độc hoặc khuyến khích hành vi... Thế nhưng quá trình kiểm duyệt và mức xử phạt thực tế vẫn còn rất lỏng lẻo, bỏ sót nhiều.
>> Video nhảm 'câu view' lên ngôi vì người xem ngày càng dễ dãi
Tác động và ảnh hưởng lớn là vậy, nhưng mức phạt được đưa ra cho các chủ nhân những video này thật sự là một điều thất vọng. Con số tiền phạt khoảng 10 triệu đồng mỗi video dường như chẳng thấm tháp vào đâu so với những gì các YouTuber này nhận được từ những clip mà họ đăng tải. Theo ước tính, những vlogger tầm trung có thể thu nhập từ vài chục triệu đến vài trăm triệu một tháng. Con số đó còn lớn gấp nhiều lần đối với những người có tiếng, sở hữu những kênh YouTube có nút bạc, nút vàng. Với khoản lợi nhuận khổng lồ đó, chẳng có lý gì họ dừng lại hành vi tạo video nhảm, độc hại của mình sau vài vụ phạt hành chính như vừa qua.
Tuy nhiên, chế tài xử phạt cũng chỉ quyết định một phần đến sự tồn vong của các kênh YouTube nhảm. Người đóng vai trò quyết định trong vấn đề này chính là người xem, mà ở đây cụ thể là giới trẻ. Muốn video nhảm hết đất sống, chúng ta cần đồng lòng tẩy chay, không xem, không share, không cổ súy những sản phẩm độc hại này. Với đối tượng trẻ em dễ bị lôi kéo, các bậc cha mẹ cần giám sát chặt chẽ việc sử dụng mạng xã hội của con em mình, tránh buông lỏng quản lý, để mặc trẻ tự do trong môi trường internet đầy rẫy hiểm họa.
Có cầu thì ắt có cung. Muốn không còn các video nhảm, chúng ta cần phải giảm bớt nguồn cung. Chỉ khi nào người xem mạnh dạn rời đi, lợi nhuận từ sản xuất video giảm sút, chủ nhân những vlog tự khắc hết động lực và rời bỏ "con gà đẻ trứng vàng" này.
" alt=""/>Thỏa hiệp với video YouTube nhảm